Không nên đắp mặt nạ vào 5 thời điểm vừa tốn kém da lại xấu đi

Nghiêm trọng hơn còn có thể mắc phải các căn bệnh về da do nhiễm độc từ thành phần của những chiếc mặt nạ kém chất lượng.

Chưa làm sạch da

Việc làm sạch da là một điều cơ bản và quan trọng bởi sau 1 ngày da chứa rất nhiều bụi bẩn, mồ hôi, các hóa chất từ hóa mỹ phẩm.

Nếu không được làm sạch kỹ càng làn da sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu bạn đắp mặt nạ với một làn da chưa được làm sạch, các tạp chất bụi bẩn sẽ cùng với dưỡng chất trong mặt nạ thấm sâu hơn vào da. Việc này có thể khiến da bị nổi mụn, gặp các tình trạng dị ứng, mẩn đỏ...

Không nên đắp mặt nạ vào 5 thời điểm vừa tốn kém da lại xấu đi-1

Mặt nổi nhiều mụn trứng cá

Khi da đang bị nổi mụn nghiêm trọng, bạn không nên đắp mặt nạ vì lúc này làn da rất yếu ớt và nhạy cảm. Các dưỡng chất có trong mặt nạ có thể gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn gây mụn.

Tốt nhất trong khoảng thời gian này, bạn chỉ nên sử dụng các sản phẩm đặc trị mụn và dưỡng da đơn giản để da trở lại trạng thái cân bằng.

Trong phòng điều hòa

Khi trong phòng điều hòa, mặt nạ thường hút ẩm ngược lại độ ẩm từ da. Khiến làn da bị khô và mất đi độ ẩm tự nhiên. Hơn nữa, ở trong nhiệt độ thấp sẽ làm giảm hiệu quả các dưỡng chất có trong mặt nạ.

Không nên đắp mặt nạ vào 5 thời điểm vừa tốn kém da lại xấu đi-2

Trong lúc tắm

Để tiết kiệm tối đa thời gian, nhiều bạn thường tranh thủ vừa tắm vừa đắp mặt nạ. Tuy nhiên khi tắm mồ hôi, bụi bẩn và dưỡng chất tất cả hòa chung lại với nhau tạo thành tổng thể có thể có hại cho làn da, đặc biệt thẩm thấu xuống chân lông có thể hình thành mụn viêm.

Bạn hãy tắm rửa và vệ sinh da mặt sạch để làn da được cân bằng một chút sau khi vừa tắm xong, sau đó hãy đắp mặt nạ.

Sau 10h tối

Vào khoảng thời gian 10h tối trở đi là thời điểm làn da của chúng ta sản sinh ra lớp da mới, cơ thể thanh lọc độc tố và trao đổi chất. Và việc đắp mặt nạ vào thời điểm này vô tình ngăn cản làn da trao đổi chất và tái tạo da.

Ngoài ra khi đắp mặt nạ nên chú ý, đắp mặt nạ quá lâu không những không mang lại hiệu quả cao như chúng ta tưởng mà nó còn khiến da bị bưng bít, ngộp thở, thiếu oxy… thậm chí là gây kích ứng da. Da sẽ bị mất nước theo do mặt nạ khô đi và làm nước thấm ngược trở lại.

Nghiêm trọng hơn, đắp mặt nạ quá lâu còn khiến cho các vitamin và khoáng chất bị oxy hóa, nhiễm khuẩn và gây hại cho da. Thời gian đắp mặt nạ an toàn và hiệu quả nhất là từ 15 – 20 phút.

Không nên đắp mặt nạ vào 5 thời điểm vừa tốn kém da lại xấu đi-3

Đặc biệt nếu sử dụng mặt nạ dưỡng da không phù hợp với làn da có thể gây nên những hậu quả đáng tiếc do các chất trong mặt nạ có thể làm mỏng da, gây dị ứng, kích ứng hay khiến da tiết dầu nhiều hơn, dễ bắt bụi, nhiễm khuẩn…

Về lâu dài, nó không chỉ làm cho làn da xuống cấp mà còn gây ra những tổn thương nhất định đến sức khỏe của da. 

Khi sử dụng phải những chiếc mặt nạ không đảm bảo chất lượng sẽ khiến làn da không những không được cải thiện mà còn bị dị ứng, lên mụn, đau rát...

Nghiêm trọng hơn còn có thể mắc phải các căn bệnh về da do nhiễm độc từ thành phần của những chiếc mặt nạ kém chất lượng.

Theo Sài Gòn Thể Thao

Xem link gốc Ẩn link gốc https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/khong-nen-dap-mat-na-vao-5-thoi-diem-nay-vua-ton-kem-vua-khien-da-xau-di.html

dưỡng da chăm sóc da

Tin tức mới nhất