Lạ lùng vùng đất có thể thấy tương lai và quá khứ cùng một lúc

Tại Cameron Corner ở Australia, du khách có thể nhìn thấy quá khứ, hiện tại và tương lai của họ.

Lạ lùng vùng đất có thể thấy tương lai và quá khứ cùng một lúc-1

Khi nhà toán học Quirico Filopanti đến từ Italia lần đầu tiên đưa ra ý tưởng múi giờ trong cuốn sách Miranda được xuất bản vào năm 1858, ông đề xuất rằng thế giới được phân chia thành 24 múi giờ bằng nhau nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Bị ảnh hưởng bởi những thay đổi chính trị, địa lý và xã hội, thế giới đã hình thành một hệ thống múi giờ phức tạp hơn nhiều và ngày nay có tới 40 múi giờ khác nhau.

Điều này khiến một số địa điểm trên thế giới tồn tại nhiều múi giờ khác nhau. Địa điểm kỳ lạ nhất trong số này nằm tại Cameron Corner, nơi gặp nhau của 3 bang Queensland, South Australia và New South Wales ở Australia.

Lạ lùng vùng đất có thể thấy tương lai và quá khứ cùng một lúc-2

Tại Cameron Corner, bạn sẽ có cơ hội đặt chân tới 3 điểm mà tại đó có 3 múi giờ, mỗi múi cách nhau 30 phút. Điều đó có nghĩa là nếu bạn đứng ở các điểm này, bạn có thể nhìn thấy quá khứ, hiện tại và tương lai của mình cùng một lúc, do sự phân chia múi giờ và vị trí địa lý đặc biệt.

Nhờ nằm ở vị trí độc đáo, điểm Cameron Corner đã thu hút hơn 1.000 người tới đây vào ngày 31/12/1999 để chào đón thiên niên kỳ mới ở 3 khoảng thời gian khác nhau.

Lạ lùng vùng đất có thể thấy tương lai và quá khứ cùng một lúc-3
Du khách chụp ảnh với cột mốc phân chia giữa 3 bang Queensland, South Australia và New South Wales ở Australia.

Một địa điểm thú vị khác nơi các múi giờ gặp nhau là Nam Cực. Nằm ở cực nam nơi tất cả các đường kinh tuyến gặp nhau, bạn có thể nghĩ rằng tất cả các múi giờ đều quy về một mối ở đây nhưng thực tế không giống như vậy.

Lạ lùng vùng đất có thể thấy tương lai và quá khứ cùng một lúc-4
Nam Cực cũng là nơi có nhiều múi giờ khác nhau.

Vì múi giờ không phụ thuộc vào sự phân chia địa lý cùng thời gian mùa hè dài ngắn khác nhau giữa mùa hè và mùa đông, nên các nhà khoa học làm việc tại nhiều trạm khác nhau ở Vòng Nam Cực lựa chọn múi giờ của quốc gia sở hữu tramk mà họ đang làm việc. Ví dụ, trạm McMurdo và Amundsen–Scott sử dụng múi giờ của New Zealand.

Theo Dân Việt


du lịch khám phá Du lịch

Tin tức mới nhất