Loạt chi tiết 'zời ơi đất hỡi' biến phim 'Kiều' như một trò đùa!

Lùm xùm cảnh nóng, phá nát nội dung hay kịch bản non kém của phim "Kiều" đã nhiều, nhưng những chi tiết sau mới khiến tác phẩm này trở nên... rối não.

Thế rốt cuộc Đạm Tiên là Kiều kiếp trước hay gì?

Một câu thoại kinh điển của Đạm Tiên trong Kiều khiến khán giả giật mình “ta chính là em của trăm năm trước”. Khán giả lập tức đặt ra câu hỏi “ủa thế Kiều quá khứ không đi đầu thai thì sao mà có Kiều ngày nay?”.

Có thể đây chỉ là một dụng ý nghệ thuật trong câu nói của Đạm Tiên, ám chỉ rằng lòng tin vào đàn ông của Kiều hiện giờ thật non nớt, giống y chang Đạm Tiên 100 năm trước vậy. Thêm nữa, theo như phim tiết lộ thì Đạm Tiên bị phụ bạc và chết trẻ, tuy nhiên cái tạo hình như "bốn xịch gần năm" của nàng thì cái "trẻ" có vẻ hơi quá đà.

Loạt chi tiết zời ơi đất hỡi biến phim Kiều như một trò đùa!-1

Sự xuất hiện của Đạm Tiên có cần thiết? Ở đâu ra phép thuật xứng tầm vũ trụ của Đạm?

Việc Kiều viếng mộ Đạm Tiên theo nguyên tác chỉ dừng lại ở việc Kiều thương tiếc cho phận đàn bà, luyến tiếc cổ nhân. Nhưng với phim Kiều thì khác. Đạm Tiên vì được Kiều thắp hương mà muốn đi theo bảo vệ, “cả trăm năm thu nhỏ lại vừa bằng 3 nén hương”.

Tuy nhiên, vệ sĩ hồn ma này có chút can thiệp không phải lối, nhất là lại chen vào đời sống riêng tư của Kiều. Một mực nói Kiều sai, quá tin tưởng đàn ông, sẽ phải hối hận... không biết Đạm Tiên này kiếp trước bị phụ bạc ra sao mà hận cánh mày râu quá vậy. Sự can thiệp quá sâu, đất diễn lại hơi bị nhiều (thậm chí còn nhiều hơn Hoạn bà)... thật sự cần xem lại mức độ “nhiều chuyện” của nàng Đạm.

Bên cạnh đó, phép thuật mà Đạm Tiên sử dụng quá bá đạo: biến phép để ngăn khách làng chơi xâm hại Kiều, thả đèn lồng dọa Hiền Bá thậm chí là nổi gió, nổi sấm đùng đùng “khè” quan khách... Với bằng ấy phép thuật, Đạm Tiên đã thành tinh chứ hồn ma sao mà xứng...

Thúc Sinh giỏi võ, rơi xuống vực không chết, nói “chịu đủ rồi” mà không cứu Kiều

Sự tương đồng duy nhất cả trong nguyên tác lẫn Kiều ở nhân vật Thúc Sinh là... "chạn vương". Tuy nhiên khác với truyện, một Thúc Sinh yếu ớt, phong lưu, đổ đốn thì Thúc Sinh trong Kiều lại hết sức rắn rỏi, đa tình, học rộng, biết thưởng nghệ - đàm văn. Quan trọng nhất là giỏi võ.

Dù giỏi vậy, nhưng trong cảnh Thúc Sinh bị cướp hết tiền, đám thích khách đã đạp Sinh xuống vực. Chuyển cảnh ngay lập tức đến đám cưới của Kiều với Hiền Bá. Thúc Sinh không rõ sống chết bỗng xuất hiện cùng Kiều trèo tường trốn biệt. Không giải thích, không ẩn ý, không “tháo nút” biến cố, quá đáng sợ!

Cuối cùng, thái độ của Sinh khi bị Hoạn Thư xúc xiểm. Nàng Hoạn bắt Thúy Kiều vừa gảy Hồ cầm vừa nhìn hai vợ chồng “mây mưa”. Kiều khóc, Sinh cũng đau lòng, dồn nén quá mức Sinh thét lên "đủ rồi". Hét thế thôi nhưng hành động của chàng lại làm điều ngược lại, nghĩa là sau tiếng hét, Sinh tiếp tục màn "mây mưa" với Hoạn Thư cho đến khi Kiều chạy mất dạng.

Có thể chính Kiều cũng sốc vì cái "đủ rồi" này của Sinh. Đạm Tiên đã nói đúng, Kiều tin chưa?

Loạt chi tiết zời ơi đất hỡi biến phim Kiều như một trò đùa!-2

Hoạn Thư là phượt thủ? Trình độ thám tử thời đó quá cao siêu?

Một chi tiết khá khó hiểu nữa trong phim, đó là khi Hoạn Thư thuê thám tử điều tra về nơi Kiều và Sinh ở.

Vô lý ở chỗ, không có định vị, không có bản đồ, đường núi cheo leo hiểm trở, thám tử không hiểu truy dấu (track) kiểu gì mà tìm được Kiều đang ở thâm sơn cùng cốc với Sinh.

Rồi sau đó, nhức não hơn, Hoạn Thư cũng lò mò có mặt, mò mẫm từng cục đá để tìm đến nơi cả 2 sống, khiến khán giả phải ú ớ "đi gì mà nhanh dữ".

Thân gái một mình trèo đèo lội suối, dù mang tiếng lá ngọc cành vàng nhưng không có người hầu đi theo? Hoạn bà biết con đi tìm phu quân cực khổ không ngăn cản? Và đường xa cực nhọc thế mà ăn vận vẫn đẹp, make up đủ đầy, đúng nguyên bộ cánh mặc ở nhà mới sợ!

Loạt chi tiết zời ơi đất hỡi biến phim Kiều như một trò đùa!-3

Kiều “trà xanh” đòi đâm Hoạn Thư trong khi Sinh mới là kẻ lừa dối

Trong nguyên tác, Thúc Sinh chuộc Kiều một cách “đường đường chính chính”, Hoạn Thư do đó mới lửa ghen cào xé. Nhưng trong phim, Hoạn Thư không đánh ghen Kiều bằng vũ lực hay sự chua ngoa. Cái ghen của Hoạn Thư trong phim đay nghiến và sắc sảo hơn rất nhiều, làm người xem thỏa mãn.

Dàn dựng cảnh cứu người để chuộc Kiều về làm con “sen”, cho gặp ông chủ Thúc Sinh để hầu hạ, dựng lại “background” nơi Kiều và Sinh tình tứ, bắt Kiều phải đàn cho anh và ả lúc đang "hành sự"... thế mới biết lúc lên cơn ghen, đàn bà đáng sợ đến thế nào.

Loạt chi tiết zời ơi đất hỡi biến phim Kiều như một trò đùa!-4

Những đòn ghen của Hoạn Thư quả thực rất thấm, nhưng Kiều sau khi biết sự thật, nếu có trách chỉ dám trách Thúc Sinh đã lừa dối cô. Bất ngờ, Kiều lại đồng ý cho Đạm Tiên nhập vào, dùng dao đâm Hoạn Thư. May mà hoàn hồn kịp, nếu không Kiều sẽ ngồi tù thay vì đi gặp Từ Hải "nhanh còn kịp".

Moon
Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/loat-chi-tiet-roi-ram-trong-phim-kieu-n-258253.html

Phim Kiều mai thu huyền nàng Kiều

Tin tức mới nhất