Lời cảm ơn người mẹ nông dân của cử nhân Bách khoa lay động triệu trái tim
Bố mất sớm, một mình mẹ bươn chải để nuôi các con ăn học, hai anh em Tiến Anh luôn nỗ lực cùng giành tấm bằng kỹ sư của ĐH Bách khoa Hà Nội.
Trong buổi lễ trao bằng tốt nghiệp của ĐH Bách khoa Hà Nội hôm 21/10, đứng trước hàng nghìn sinh viên, Ngô Công Tiến Anh, tân cử nhân tốt nghiệp Xuất sắc ngành Kỹ thuật Cơ điện tử, xúc động nói lời cảm ơn đến mẹ - bà mẹ nông dân nhưng đầy nghị lực, một mình nuôi hai con tốt nghiệp Bách khoa.
“Mẹ chính là người chúng con luôn tự hào gọi là 'người nông dân sở hữu hai bằng kỹ sư'. Gia đình là hậu phương vững chắc nhất của con. Có mọi người ở bên và động viên, con chưa bao giờ cảm thấy cô đơn mà cứ thế yên tâm phấn đấu”, Tiến Anh nghẹn ngào nói.
Tiến Anh và mẹ trong buổi lễ trao bằng tốt nghiệp
Ngô Công Tiến Anh (sinh năm 2000) sinh ra trong gia đình có hai anh em trai. Anh trai của Tiến Anh hơn em 8 tuổi, là cựu sinh viên ngành Cơ khí động lực của ĐH Bách khoa Hà Nội. Bố mất sớm, từ khi còn nhỏ, anh trai luôn tự giác học hành.
Điều này trái ngược với Tiến Anh. Nam sinh thừa nhận mình khá “ham chơi, chểnh mảng, khó tập trung”. Tới nỗi năm lớp 1, cô giáo chủ nhiệm bất ngờ vì anh trai Tiến Anh học giỏi nổi tiếng trong vùng nhưng cậu lại xếp loại Trung bình, có nguy cơ bị đúp.
“Sau đó cô giáo đã đến nhà nói chuyện với mẹ em, rất may cô vẫn cho em cơ hội cố gắng để lên lớp”, Tiến Anh nhớ lại.
Chính anh trai Tiến Anh sau đó đã là người kèm cặp em trong những năm tiểu học. Đến lớp 4, lớp 5, Tiến Anh bứt phá, liên tục lọt vào đội tuyển học sinh giỏi của trường.
Thời phổ thông, nam sinh quê Mộc Châu (Sơn La) luôn đứng đầu lớp ở các môn tự nhiên. Tiến Anh từng có 2 năm liên tiếp đạt giải trong kỳ thi cấp tỉnh môn Hóa. Vì thế, thầy cô kỳ vọng em sẽ là nhân tố giành được kết quả cao trong kỳ thi đại học.
Dẫu vậy năm 2018, Tiến Anh không thi đỗ vào ngành Khoa học Máy tính như nguyện vọng mà trúng tuyển vào ngành Kỹ thuật Cơ điện tử của ĐH Bách khoa Hà Nội.
Những ngày đầu vào trường, nam sinh cảm thấy “sốc” khi thầy cô liên tục nhắc tới những phần kiến thức bản thân chưa từng nghe qua nhưng các bạn trong lớp lại không ngừng giơ tay phát biểu.
“Em luôn tự hỏi: ‘Các bạn đã được học từ cấp 3 rồi sao?’, ‘Liệu mình có theo được không?’”.
Bắt đầu mọi thứ từ con số 0, Tiến Anh mông lung không biết những kiến thức được học sẽ được ứng dụng như thế nào. Kết quả năm nhất đại học, một số môn học Tiến Anh chỉ đạt điểm D, tổng kết ở mức Khá.
Giai đoạn khó khăn nhất, Tiến Anh chỉ biết chia sẻ với anh trai – khi ấy đang học tập tại Nhật Bản.
“Từ xa, anh trai hỗ trợ em về phương pháp học, cách lập kế hoạch và phân bổ thời gian hợp lý. Khi ấy em mới nhận ra năm nhất mình vẫn bị ảnh hưởng bởi cách học từ thời cấp 3, tức chỉ tập trung vào một số môn có hứng thú.
Chẳng hạn, vì yêu thích môn Đại số, em đã đầu tư nhiều thời gian và đạt điểm tối đa 4.0, nhưng một số môn như Giải tích 2 lại chỉ đạt điểm D vì thiếu sự tập trung”.
Sau đó, nam sinh rút kinh nghiệm lập kế hoạch cho từng kỳ và phân bổ thời gian đều cho tất cả các môn.
Vượt qua cú sốc về phương pháp học, Tiến Anh nhận thấy bản thân trở nên “chai lỳ” hơn. Nam sinh luôn cố gắng tự đào sâu kiến thức nếu chưa hiểu.
Nhờ đó, điểm số của Tiến Anh tăng dần từ mức Khá lên Giỏi và Xuất sắc. Kết thúc 5 năm học, Ngô Công Tiến Anh đạt điểm GPA 3.69/4.0, trở thành tân kỹ sư có điểm cao nhất toàn trường Cơ khí, ĐH Bách khoa Hà Nội.
Người nghị lực nhất là mẹ và anh trai
Trong suốt hành trình của mình, Tiến Anh nói luôn có hình bóng của anh trai và mẹ. Bố mất khi Tiến Anh mới 9 tháng tuổi, mẹ Tiến Anh vừa làm nông, vừa mở một cửa hàng may nhỏ để gánh gồng nuôi hai anh em. Nhưng dù vất vả thế nào, mẹ vẫn mạnh mẽ, cố gắng để cho cả hai được học hành bài bản.
Còn anh trai luôn là người bù đắp cho Tiến Anh nhiều thứ thay vai trò của bố, sẵn sàng hỗ trợ em bất cứ khi nào gặp khó khăn trong cuộc sống.
“Em được truyền cảm hứng từ anh trai nên đã vào Bách khoa. Thời điểm anh học còn khó khăn hơn em rất nhiều, nhưng cuối cùng anh đã vượt qua tất cả và lấy bằng kỹ sư. Có thể nói trong gia đình, mẹ và anh trai chính là những người nghị lực nhất”.
Ý thức được điều đó, Tiến Anh luôn nỗ lực vươn lên.
“Lên Hà Nội một thời gian, em muốn mẹ được thảnh thơi nghĩ cho riêng mình mà không phải suy nghĩ quá nhiều về con cái. Vì thế em đặt mục tiêu sẽ không xin tiền mẹ nữa”.
Từ năm thứ 2, Tiến Anh bắt đầu cố gắng giành học bổng của trường và đi làm thêm, nhờ đó có thể tự xoay sở chi phí học tập và sinh hoạt.
Đến năm thứ 3, khi đã học các môn chuyên ngành, nam sinh bắt đầu tìm kiếm các công việc gần với chuyên môn ở doanh nghiệp và tham gia vào một số dự án liên quan đến Cơ điện tử và Tự động hoá.
“Đây là cách giúp em hiểu hơn về công việc tương lai, từ đó có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp sau khi ra trường”, Tiến Anh nói.
Ngày Tiến Anh nhận bằng tốt nghiệp, nhìn con đứng trên sân khấu nói lời cảm ơn tới mẹ, chị Ngô Thị Hạnh không kìm được nước mắt. Sau tất cả, với chị, hai con là món quà vô giá mà chị có được trong cuộc đời này.
“Tuấn Anh lớn hơn Tiến Anh 8 tuổi nhưng luôn thay mẹ dạy dỗ và bảo ban em. Khi anh trai đi học, mỗi lần về nhà, việc đầu tiên luôn là kiểm tra sách vở của Tiến Anh. Có lần, Tuấn Anh còn quăng hết sách vở của em ra sân chỉ vì em không làm bài tập”.
Nhưng theo chị Hạnh, chính nhờ sự giám sát của anh, Tiến Anh đã trưởng thành hơn rất nhiều.
“Tiến Anh luôn khiến mẹ tự hào vì sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ. Ngay khi học cấp 3, con luôn tự giác học đến khuya, tới nỗi nhiều khi mẹ hỏi sao nay dậy sớm thế, con bảo giờ mới đi ngủ. Mọi lựa chọn về đường đi, con đều khiến tôi tin tưởng”, chị Hạnh nói.
Tiến Anh và gia đình
Một tháng trước khi tốt nghiệp, nam sinh Bách khoa nhận được thông báo trúng tuyển của FPT Software. Mặc dù công việc này có phần khác với chuyên ngành theo học tại trường, nhưng Tiến Anh cho rằng đây cũng là cơ hội để thử thách và mở rộng chuyên môn của bản thân.
“Chặng đường phía trước sẽ rất khó khăn vì nhiều thứ em phải bắt đầu lại. Nhưng cũng giống như con đường học ở Bách khoa, em nghĩ rằng bản thân có thể làm chủ kiến thức trong lĩnh vực mới nếu tập trung đào sâu tìm tòi”, Tiến Anh nói.
Theo Vietnamnet
-
1 giờ trướcHình ảnh cô gái mặc nội y trên sân pickleball được chia sẻ rộng rãi trên khắp các diễn đàn và vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội.
-
3 giờ trướcCặp vợ chồng người Malaysia được khen ngợi hết lời vì mua iPhone 16 và iPhone 16 Pro Max cho 2 người giúp việc để cảm ơn họ đã tận tụy phục vụ trong 2 năm qua.
-
4 giờ trướcNăm nay, chiếc vòng nguyệt quế mạ vàng dành cho nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia được thiết kế nguyên bản với những cành lá oliu ấn tượng và lộng lẫy như một biểu tượng của sự vinh quang và chiến thắng.
-
5 giờ trước“Bắt pen” là trào lưu đang được các bạn trẻ chia sẻ trên mạng xã hội TikTok. Khi xem video các nam sinh thực hiện trào lưu này, bác sĩ đã bị sốc vì quá nguy hiểm.
-
6 giờ trướcTrung vệ Ibrahima Konate trở thành tâm điểm chú ý khi che giấu danh tính của mình bằng phong cách thời trang kỳ lạ, ngày lên tập trung tuyển Pháp.
-
8 giờ trướcSau khi kết hôn, Đặng Văn Lâm và Yến Xuân sống trong biệt thự lớn ven sông. Cặp đôi cũng thoải mái chia sẻ về thời gian mang thai, những thay đổi trong cơ thể và cách đối phó với các tình trạng khó chịu của thai kỳ.
-
8 giờ trướcBà xã thiếu gia Bụt (Duy Nhỏ) lại khiến fan trầm trồ.
-
9 giờ trướcBà Melania Trump đã kể chi tiết về lần đầu gặp người chồng hiện tại, ông Donald Trump, trong cuốn hồi ký mới. Cựu người mẫu thừa nhận chính trị gia nổi tiếng hẹn hò với phụ nữ khác khi bắt đầu tán tỉnh bà.
-
10 giờ trướcCô giáo tự nhận sự việc trên đã bị "học sinh cắt, lược đưa lên Face, gây ảnh hưởng không hay về giáo viên nói chung".
-
14 giờ trướcLàn sóng ngôi sao, cựu tuyển thủ quốc gia bỏ V.League xuống Hạng Nhất phản ánh sự dị dạng, biến động bất thường của bóng đá Việt Nam.
-
23 giờ trướcDưới đây là lịch phát sóng trận Chung kết năm Đường Lên Đỉnh Olympia 2024.
-
1 ngày trướcFit24 bất ngờ tạm ngừng hoạt động sau khi "mồi" hội viên đóng tiền gói tập dài hạn, khiến hàng trăm người hoang mang, phẫn nộ vì nguy cơ mất trắng tiền đăng ký gói tập.
-
1 ngày trướcVào tháng 4 năm 2013, cư dân mạng toàn cầu và Việt Nam đã xôn xao trước tin tức về việc 3 thanh niên người UAE bị cảnh sát Ả Rập Xê-út trục xuất vì quá đẹp trai.
-
1 ngày trướcTrước khi giành tấm huy chương vàng môn Toán tại kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) năm nay, Phương Thảo từng giành huy chương bạc ở môn Khoa học, cũng tại kỳ thi này vào năm ngoái.
-
1 ngày trướcCô dâu là con gái chủ trại hòm, còn chú rể chuyên thổi kèn tây trong các đám ma. Mong muốn đám cưới để lại kỷ niệm đặc biệt, cả hai mời ban kèn tây thổi mừng ngày cưới.
-
1 ngày trướcHai nhà khoa học Mỹ Victor R. Ambros và Gary B. Ruvkun được xướng tên trở thành chủ nhân của giải thưởng Nobel Y học 2024.
-
1 ngày trướcKhi tỉnh Chiang Mai (Thái Lan) đang phải chịu đợt ngập lụt tồi tệ nhất trong hàng chục năm thì có những “nhân viên cứu trợ đặc biệt” đã không ngại giúp đỡ người dân. Đó là những chú voi cõng nhu yếu phẩm đến cho những người đang gặp khó khăn do nước lụt.
-
2 ngày trướcBên cạnh lý do về kinh tế, các đám cưới “3 không”, “4 không” hay đám cưới tối giản còn phản ánh nhu cầu tinh thần hướng tới sự thoải mái, vui vẻ cho bản thân hơn là phô trương của giới trẻ. Điều này cũng phù hợp với lời kêu gọi không tổ chức tiệc cưới xa hoa và đòi hỏi sính lễ của chính phủ Trung Quốc.
Tin tức mới nhất
-
32 phút trước
-
3 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
15 ngày trước
-
15 ngày trước
-
15 ngày trước
-
15 ngày trước
-
15 ngày trước