Mạng xã hội Facebook đang xuất hiện hội chứng câu like, đúng sai mặc kệ, đủ nghìn like, nói là làm, kể cả là những việc rất kinh dị, thậm chí là điên rồ như đốt trường, cởi áo, tự thiêu, nhảy cầu, tự tử...

Thật đáng lo ngại khi không còn những lời thách đố vui đùa trên mạng xã hội Facebook mà đã trở thành những hành động có thật ở ngoài xã hội. Một lời nói, một hành động kỳ quái có thể nhận được sự cổ vũ phấn khích của một đám đông cộng đồng comment.

Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet mời bạn đọc theo dõi cuộc trò chuyện cùng MC Phan Anh xung quanh câu chuyện này.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:




Nhà báo Phạm Huyền:Thưa anh, anh nghĩ thế nào về hội chứng câu like "nói là làm"

trên mạng xã hội Facebook hiện nay, bất chấp cả làm những hành động điên rồ nhất?


MC Phan Anh: Đáng lẽ, "nói là làm" là một cụm từ rất hay. Nó thể hiện việc nói đi đối với việc làm. Nhưng đúng là gần đây, trên mạng xã hội, cụm từ "nói là làm" này lại đi theo một chiều hướng hơi tiêu cực...

Trước tiên, việc làm sao để mọi người có like, hay thể hiện sự yêu thích những điều gì đó mà mình đăng lên Facebook, thực ra là một nhu cầu khá tự nhiên thôi, không có gì là đáng lên án.

Nhưng với một số hiên tượng chúng ta thấy, đúng là nó đã biến tướng đi.

Chúng ta làm một điều gì đó chỉ để nhằm mục đích nhận like đó là thể hiện một sự cô đơn. Ai cũng có nhu cầu được kết nối với mọi người, ai cũng có nhu cầu được thể hiện việc làm của mình và au đó, nhận được sự đồng cảm, bằng những cú like đó. Nếu không có những like đó, chúng ta lại thấy bị cô đơn, bị thiếu sự quan tâm.

Bởi vậy, tôi nghĩ rằng, với những người có trách nhiệm thì cần phải nhìn nhận vấn đề một cách sâu sát để làm sao, giảm đi tính tiêu cực của chuyện đó.

Nhà báo Phạm Huyền:Vấn đề chúng ta quan tâm ở đây, nếu một bài viết hay, mang tính nhân văn thì "câu like" lại là tốt, được sự ủng hộ của cộng đồng. Nhưng với những bài viết, những status là những thách đố nguy hiểm thì anh nghĩ sao về những người đã bấm like cho những status như vậy?

MC Phan Anh: Tôi nghĩ câu chuyện like đó, mình bấm nút like cũng chính là một hành động của mình, và tất cả những hành động đó đều phải là hành động có ý thức. Phải hiểu được rằng, mỗi việc làm của mình dù nhỏ, dù chỉ là nút like thôi cũng có thể có ảnh hưởng nào đó với cộng đồng xunh quanh.

MC Phan Anh, hội chứng câu like, câu like trên mạng xã hội, Việt Nam nói là làm, đốt trường
MC Phan Anh đang trao đổi trong chương trình Góc nhìn thẳng của
 VietNamNet (ảnh: VNN)


Tôi cũng xin tự nhận mình, tôi cũng là một người like dạo, nhưng tất cả những like đó, vẫn cần phải được xem xét.

Nói cách chính xác thì tất cả những lời nói, việc làm, hành động của chúng ta đều cần phải có ý thức. Hơn nữa, nếu có thời gian, nên suy nghĩ về trách nhiệm của mình trước lời nói, hành động và việc làm.

Nhà báo Phạm Huyền: Tôi nhớ cách đây không lâu, anh có nói chuyện về quyền chia sẻ trên mạng xã hội Facebook. Anh có đồng ý với tôi rằng, trong thời đại mà cuộc sốn"ảo" lên ngồi, hiệu ứng lan toả trong xã hội của Facebook mạnh như vậy thì mỗi người trong chúng ta cần có trách nhiệm hơn khi bấm like, comment, chia sẻ?

MC Phan Anh: Tôi nghĩ, thế giới ảo hay thật cũng thế thôi, chúng ta có quyền được cất lên tiếng nói, có quyền được chia sẻ những điều mình cảm nhận. Điều đó có thể đúng, có thể sai.

Ví dụ, tôi không có lý gì mà tôi lại có quyền phán xét bạn "Nếu 1000 like thì tôi đốt trường". Tôi không có quyền làm việc đó. Tôi có thể nói là tôi không ủng hộ hành động đó, tôi có thể chỉ trích hành động đó nhưng tôi không phán xét. Thử đặt tình huống, bạn ấy đang gặp bế tắc trong cuộc sống, không cân bằng được trong cuộc sống ở thời điểm hiện tại này, giống như là bạn đã tìm một lối thoát nhưng lại là một lối thoát tiêu cực mà bạn ấy cho rằng, nó phù hợp với mình ở thời điểm hiện tại thì sao? Chúng ta có thể đặt ra nhiều tình huống như vậy.

MC Phan Anh, hội chứng câu like, câu like trên mạng xã hội, Việt Nam nói là làm, đốt trường
Nữ sinh đốt trường vì đủ 1.000 like trên trang facebook


Xét rộng ra, tôi nghĩ rằng, mỗi chúng ta cũng cần phải nhìn thấy trách nhiệm của mình. Những người bấm nút like cũng thế, có người thì chỉ nghĩ rằng, cứ bấm cho vui đi, xem nó làm gì và những người bấm cho vui đó, hãy nghĩ đến trách nhiệm của mình trong đó. Hậu quả mà người bạn kia mang lại, trong đó, có cái tác động gì của mình hay không?

Mỗi người đều phải suy nghĩ về việc đó và phải có trách nhiệm. Chúng ta có quyền những phải có trách nhiệm nữa.

Chúng ta có nghĩa vụ hiểu rằng, khi thực hiện quyền đó, làm những điều đso thì sẽ ảnh hưởng đến đâu?

Nhà báo Phạm Huyền: Mặc dù nếu thống kê, những câu chuyện câu like như vậy không phải là số quá nhiều nhưng anh có nghĩ rằng, điều này phản ánh một sự bế tắc trong xã hội hay không? Nó có thể không chỉ để phản ánh sự khẳng định cái tôi của bản thân mà còn phản ánh một căn bệnh tâm lý mới trong xã hội hiện đại?

MC Phan Anh: Tôi hoàn toàn đồng ý về điều đó. Dưới góc độ tâm lý, tôi cảm giác rằng, đó là những con người rất cô đơn. Ai mà lên mạng xã hội, mạng ảo để tìm kiếm sự yêu thích, tìm kiếm sự quan tâm, tìm kiếm sự đồng điệu thì đều chứng tỏ con người đó ở trong thế giới thật của mình, đang có vấn đề.

Chính bản thân tôi cũng có lúc, phải lên Facebook, trên thế giới ảo đó để nói lên nỗi niềm của mình, nỗi niềm mà nhiều khi ở đời thật, tôi chưa tìm được ai để chia sẻ. Đó là chuyện có thật.

Thế nên là, chúng ta chỉ nói về hiện tượng thôi. Quan trọng là, tuỳ từng thời điểm, nó được cảm nhận ra sao. Rất tiếc, đôi khi hành động của chúng ta ở thế giới ảo mang lại hậu quả rất tiêu cực?

Nhà báo Phạm Huyền: Anh có lo ngại rằng, những hiện tượng câu like bằng mọi giá như vậy sẽ được nhân rộng lên, trở thành một trào lưu được cổ suý trong xã hội, dù là ảo, như một cái mốt thời thượng? Anh có lo những sự biến tượng đó trở thành trào lưu?

MC Phan Anh: Tôi hoàn toàn không lo lắng. Bởi vì tôi thấy, sau những vụ việc tiêu cực, mọi người đã lên tiếng nhiều hơn. Khi mọi người lên tiếng thì có nghĩa là mọi người đã có cái nhìn tích cực, thấy được trách nhiệm của mình trong mỗi sự việc của xã hội. Khi mọi người lên tiếng, đặc biệt là sự lên tiếng của những người tốt thì cái xấu, cái ác sẽ mất đi cơ hội phát triển. Tôi nhìn đó là một xu hướng tích cực.

 

Theo Vietnamnet