Đọc bài "Dự toán chi phí đám cưới 300 triệu mà mình vẫn thấy cưới xin giờ bèo bọt thế?" của bạn Nguyệt Hằng, tôi không nghĩ bạn là người con gái sang chảnh cả. Thật sự đám cưới đúng chỉ là hình thức nhưng nếu có điều kiện thì cũng nên làm mọi thứ tươm tất nhất có thể. Chỉ không có điều kiện mới phải làm đám cưới trong eo hẹp, thiếu thốn thôi.
Như đám cưới của tôi đây tuy diễn ra đã 7 tháng rồi nhưng mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn ngượng không hết với bạn bè, người thân của mình. Đám cưới gì mà diễn ra hết sức nhạt nhẽo khiến tôi giờ chẳng muốn nhớ đến nữa. Mỗi lần đi dự cưới bạn bè, tối về, tôi lại rơi nước mắt vì tủi thân.
Chồng tôi từng có một đời vợ, còn tôi là gái mới lớn. Tôi gặp và cưới anh ngay khi vừa tốt nghiệp đại học. Nói ra thì cũng do tôi “ngu” nên giờ phải ráng chịu chứ chẳng biết trách ai.
Như đám cưới của tôi đây tuy diễn ra đã 7 tháng rồi nhưng mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn ngượng không hết với bạn bè, người thân của mình. Đám cưới gì mà diễn ra hết sức nhạt nhẽo khiến tôi giờ chẳng muốn nhớ đến nữa. Mỗi lần đi dự cưới bạn bè, tối về, tôi lại rơi nước mắt vì tủi thân.
Chồng tôi từng có một đời vợ, còn tôi là gái mới lớn. Tôi gặp và cưới anh ngay khi vừa tốt nghiệp đại học. Nói ra thì cũng do tôi “ngu” nên giờ phải ráng chịu chứ chẳng biết trách ai.
Trước bao quan khách, tôi lúi húi bước vào thì bị mẹ chồng kéo ra, bảo đi bên cửa phụ
của nhà (Ảnh minh họa)
của nhà (Ảnh minh họa)
Nhà anh cũng rất khá nên bỏ tiền ra lo việc cho tôi, khoảng 100 triệu. Đối với một gia đình nghèo như nhà tôi, đó là một số tiền rất lớn nên khi đó, tôi đã biết ơn cả nhà anh. Khi mẹ anh đặt vấn đề cưới xin, tôi đã gật đầu ngay. Tôi còn nông cạn nghĩ rằng mình làm như vậy là trả bớt nợ nần tình cảm cho họ chứ thật ra tôi vẫn chưa yêu anh.
Tự nguyện là vậy, nhưng khi tính toán cho đám cưới đến khi tổ chức lễ cưới, nhiều khi tôi chỉ muốn hất đổ tất cả, tung hê tất cả cho nhẹ đời.
Đầu tiên là khi bàn đến chuyện mời khách. Tôi là con gái đầu nên ba mẹ tôi mời rất nhiều khách dự, bản thân tôi cũng mời nhiều bạn bè đến chung vui. Nhưng khi hỏi anh, anh chỉ bảo “chẳng mời ai nữa hết, đám cưới trước mời hết rồi, bây giờ mời lại thì ngại lắm”. Tôi và gia đình đều rất bất ngờ.
Tôi hỏi vặn lại, vậy đám cưới trước, anh mời rất nhiều đúng không, anh gật đầu. Anh còn nói thêm “Khi đó, bạn bè hai người (anh và vợ cũ) cũng gần 20 bàn”. Tôi tủi thân đến độ muốn khóc. Tôi nói với anh “Đám cưới trước thì như thế, bây giờ cưới vợ mới lại không mời, chẳng phải là không hề coi trọng cái đám cưới này sao?”.
Thấy tôi và gia đình làm căng quá, anh mới miễn cưỡng mời 20 khách cho có. Hỏi mọi người, nếu là tôi, mọi người có thấy thiệt thòi, tủi thân không?
Còn về gia đình anh thì chẳng mời ai nữa cả, chỉ đãi tiệc trong gia đình. Đến một người khách hàng xóm cũng không có. Thật là, làm vợ 2 đến cái đám cưới cũng chẳng trọn vẹn.
Thứ 2, chuyện đưa rước dâu. Hình như đối với gia đình anh, cưới lần 1 là quan trọng nên cần làm chu đáo, chỉnh tề. Còn lần 2, họ làm cho qua loa cũng xong thì phải. Rước dâu chỉ có 2 xe, số người đi lên nhà tôi đón dâu chỉ 12 người. Trong khi đó, số người tối thiểu ở quê tôi phải đến nhà gái đón dâu là 16 người.
Khi thấy chỉ 2 xe lên và quá ít người bưng quả, tôi hỏi thì anh bảo đi nhiều tốn thêm tiền đặt cỗ chứ được gì, đi ít thôi, đủ người bưng quả là được rồi. Tôi sững người trước lí do của anh và gia đình. Hèn gì, anh giấu kín tôi chuyện này, dù tôi gặng hỏi nhiều lần anh cũng không mở miệng. Gia đình tôi cũng buồn theo khi thấy ít người lên nhà. Nhưng vì quan khách phía dưới nên phải cố niềm nở đón đoàn họ vào.
Vì thế mà sau này, thấy bạn bè khoe đám cưới, nhà trai lên nhiều người, đoàn xe rước dâu tới 3,4 xe tôi lại tủi thân vô cùng. Đặc biệt, khi tôi tìm hiểu cũng biết được, trong lễ cưới đầu tiên, nhà anh đón dâu cũng rất rình rang chứ không phải tẻ nhạt như đón tôi.
Thứ 3, chuyện lạy bàn thờ tổ tiên. Chuyện này thì kể ra đây, tôi càng bức xúc nhiều hơn. Ở nhà tôi, chúng tôi được vào bàn thờ tổ tiên làm lễ, rồi hai vợ chồng cùng nhau lạy ông bà, kính cáo chúng tôi chính thức thành vợ chồng. Vậy mà khi về nhà anh, tôi thậm chí không được đi vào cửa chính.
Khi đó, trước bao quan khách, tôi lúi húi bước vào thì bị mẹ chồng kéo ra, bảo đi bên cửa phụ của nhà. Tôi thắc mắc thì bà bảo: “Con là vợ 2 nên không được đi cửa chính”. Trời ơi, tôi chỉ muốn bỏ đi ngay khi đó cho họ mất mặt. Vợ 2 thì không phải là vợ hay sao mà phân biệt đối xử ghê gớm như vậy.
Rồi tôi và gia đình càng bất mãn hơn nữa khi thấy bàn làm lễ đặt ở phòng khách chứ không phải phòng thờ. Ba mẹ tôi lên tiếng thì ba chồng nói: “Anh chị thông cảm chứ con nó là vợ 2 rồi chứ có phải vợ đầu nữa đâu mà lạy ông bà”. Tôi đến ứa nước mắt khi nghe ông nói vậy. Cái gì cũng vợ 2, vợ 2 nên không được lạy ông bà không được cáo kính đã thành vợ chồng với chồng mình hay sao. Vậy thì cưới hỏi làm gì cho mệt.
Đó là chưa kể cảm giác hụt hẫng vô cùng, tôi cứ như đang đi trên thiên đàng rơi xuống địa ngục khi từ nhà tôi xuống tới nhà anh. Nhà tôi trang trí hoa đèn đẹp đẽ bao nhiêu thì nhà anh nhạt thếch bấy nhiêu. Thậm chí, đến hoa để cổng cùng bảng tân hôn cũng không có. Nhà tôi nhạc sống ầm ĩ, vui vẻ, sôi động. Xuống nhà anh, nói chẳng ngoa chứ cứ như đi ăn giỗ chứ không phải cưới. Không nhạc, không khách, chỉ đãi 4 bàn cho dòng họ, thế là xong. Ba mẹ tôi cũng méo mặt, buồn xo trong đám cưới con gái.
Tự nguyện là vậy, nhưng khi tính toán cho đám cưới đến khi tổ chức lễ cưới, nhiều khi tôi chỉ muốn hất đổ tất cả, tung hê tất cả cho nhẹ đời.
Đầu tiên là khi bàn đến chuyện mời khách. Tôi là con gái đầu nên ba mẹ tôi mời rất nhiều khách dự, bản thân tôi cũng mời nhiều bạn bè đến chung vui. Nhưng khi hỏi anh, anh chỉ bảo “chẳng mời ai nữa hết, đám cưới trước mời hết rồi, bây giờ mời lại thì ngại lắm”. Tôi và gia đình đều rất bất ngờ.
Tôi hỏi vặn lại, vậy đám cưới trước, anh mời rất nhiều đúng không, anh gật đầu. Anh còn nói thêm “Khi đó, bạn bè hai người (anh và vợ cũ) cũng gần 20 bàn”. Tôi tủi thân đến độ muốn khóc. Tôi nói với anh “Đám cưới trước thì như thế, bây giờ cưới vợ mới lại không mời, chẳng phải là không hề coi trọng cái đám cưới này sao?”.
Thấy tôi và gia đình làm căng quá, anh mới miễn cưỡng mời 20 khách cho có. Hỏi mọi người, nếu là tôi, mọi người có thấy thiệt thòi, tủi thân không?
Còn về gia đình anh thì chẳng mời ai nữa cả, chỉ đãi tiệc trong gia đình. Đến một người khách hàng xóm cũng không có. Thật là, làm vợ 2 đến cái đám cưới cũng chẳng trọn vẹn.
Thứ 2, chuyện đưa rước dâu. Hình như đối với gia đình anh, cưới lần 1 là quan trọng nên cần làm chu đáo, chỉnh tề. Còn lần 2, họ làm cho qua loa cũng xong thì phải. Rước dâu chỉ có 2 xe, số người đi lên nhà tôi đón dâu chỉ 12 người. Trong khi đó, số người tối thiểu ở quê tôi phải đến nhà gái đón dâu là 16 người.
Khi thấy chỉ 2 xe lên và quá ít người bưng quả, tôi hỏi thì anh bảo đi nhiều tốn thêm tiền đặt cỗ chứ được gì, đi ít thôi, đủ người bưng quả là được rồi. Tôi sững người trước lí do của anh và gia đình. Hèn gì, anh giấu kín tôi chuyện này, dù tôi gặng hỏi nhiều lần anh cũng không mở miệng. Gia đình tôi cũng buồn theo khi thấy ít người lên nhà. Nhưng vì quan khách phía dưới nên phải cố niềm nở đón đoàn họ vào.
Vì thế mà sau này, thấy bạn bè khoe đám cưới, nhà trai lên nhiều người, đoàn xe rước dâu tới 3,4 xe tôi lại tủi thân vô cùng. Đặc biệt, khi tôi tìm hiểu cũng biết được, trong lễ cưới đầu tiên, nhà anh đón dâu cũng rất rình rang chứ không phải tẻ nhạt như đón tôi.
Thứ 3, chuyện lạy bàn thờ tổ tiên. Chuyện này thì kể ra đây, tôi càng bức xúc nhiều hơn. Ở nhà tôi, chúng tôi được vào bàn thờ tổ tiên làm lễ, rồi hai vợ chồng cùng nhau lạy ông bà, kính cáo chúng tôi chính thức thành vợ chồng. Vậy mà khi về nhà anh, tôi thậm chí không được đi vào cửa chính.
Khi đó, trước bao quan khách, tôi lúi húi bước vào thì bị mẹ chồng kéo ra, bảo đi bên cửa phụ của nhà. Tôi thắc mắc thì bà bảo: “Con là vợ 2 nên không được đi cửa chính”. Trời ơi, tôi chỉ muốn bỏ đi ngay khi đó cho họ mất mặt. Vợ 2 thì không phải là vợ hay sao mà phân biệt đối xử ghê gớm như vậy.
Rồi tôi và gia đình càng bất mãn hơn nữa khi thấy bàn làm lễ đặt ở phòng khách chứ không phải phòng thờ. Ba mẹ tôi lên tiếng thì ba chồng nói: “Anh chị thông cảm chứ con nó là vợ 2 rồi chứ có phải vợ đầu nữa đâu mà lạy ông bà”. Tôi đến ứa nước mắt khi nghe ông nói vậy. Cái gì cũng vợ 2, vợ 2 nên không được lạy ông bà không được cáo kính đã thành vợ chồng với chồng mình hay sao. Vậy thì cưới hỏi làm gì cho mệt.
Đó là chưa kể cảm giác hụt hẫng vô cùng, tôi cứ như đang đi trên thiên đàng rơi xuống địa ngục khi từ nhà tôi xuống tới nhà anh. Nhà tôi trang trí hoa đèn đẹp đẽ bao nhiêu thì nhà anh nhạt thếch bấy nhiêu. Thậm chí, đến hoa để cổng cùng bảng tân hôn cũng không có. Nhà tôi nhạc sống ầm ĩ, vui vẻ, sôi động. Xuống nhà anh, nói chẳng ngoa chứ cứ như đi ăn giỗ chứ không phải cưới. Không nhạc, không khách, chỉ đãi 4 bàn cho dòng họ, thế là xong. Ba mẹ tôi cũng méo mặt, buồn xo trong đám cưới con gái.
Chồng tôi thì cứ bảo, cưới lần 2 rồi nên qua loa đại khái thôi (Ảnh minh họa)
Thế đấy, đám cưới quan trọng nhất đời con gái của tôi diễn ra như thế đấy. Bây giờ, dù đã là vợ chồng 7 tháng nay nhưng tôi vẫn hay ấm ức nhắc lại, chì chiết chồng về cái đám cưới bạc bẽo của mình. Chồng tôi thì cứ bảo, cưới lần 2 rồi nên qua loa đại khái thôi. Làm rình rang quá thiên hạ cười cho. Rồi anh cứ nói tôi thông cảm.
Nhưng tôi không thể thông cảm được cho chồng. Bởi với anh là lần 2, với tôi là lần đầu quan trọng. Chính vì thế khi nghe tổng tiền nhà trai bỏ ra cưới tôi, lo chi phí đám cưới, hình cưới cũng chỉ tầm hơn 40 triệu mà tôi càng không "tiêu hóa nổi". Biết số tiền này, tôi mới thấy đám cưới của tôi, sao kiếp vợ 2 lại bèo bọt thảm hại thế. Chắc chẳng bạn gái nào hiện nay vẫn còn có một đám cưới thảm hại như tôi phải không?
Nhưng tôi không thể thông cảm được cho chồng. Bởi với anh là lần 2, với tôi là lần đầu quan trọng. Chính vì thế khi nghe tổng tiền nhà trai bỏ ra cưới tôi, lo chi phí đám cưới, hình cưới cũng chỉ tầm hơn 40 triệu mà tôi càng không "tiêu hóa nổi". Biết số tiền này, tôi mới thấy đám cưới của tôi, sao kiếp vợ 2 lại bèo bọt thảm hại thế. Chắc chẳng bạn gái nào hiện nay vẫn còn có một đám cưới thảm hại như tôi phải không?
Theo Trí Thức Trẻ