Các mẹ chồng Việt liệu có tâm lý và hành vi này không:

-  Thói quen không tôn trọng sự riêng tư của vợ chồng trẻ khi sống chung với con dâu.

- Mặc định con dâu phải phục tùng mẹ chồng vô điều kiện.

- Soi từng hành động nhỏ của con dâu trong khi con gái mình lấy chồng lại muốn nhà chồng dễ dãi.  

- Kiểm soát quá chặt việc chi tiêu củ con dâu. tiết kiệm.

- Coi kinh nghiệm là chân lý, các bà mẹ chồng sẽ quyết liệt can thiệt cả vào việc dạy lẫn chăm sóc con theo cách mà mình đã từng làm, phủ định sự ưu việt của các phương pháp mà vợ chồng hiện đại đang áp dụng.

Truyền hình đang chiếu bộ phim Việt “Sống chung với mẹ chồng”, dù mới chỉ khởi chiếu đến tập 5 nhưng dường như đã tạo ra một cơn sốt lâu lắm rồi mới có của phim truyền hình Việt. Mặc dù có thể thấy việc xây dựng tình huống giữa mẹ chồng và nàng dâu trong phim đã ít nhiều bị cường điệu hóa, một thủ pháp tăng sự lôi cuốn cho phim, nhưng hình tượng mẹ chồng trong phim cũng là hình tượng gộp lại của rất nhiều mẹ chồng đang tồn tại. Có người thốt lên: “Bà mẹ chồng này ác chiến y hệt bác gái em”, có người ngậm ngùi mình đang chịu cảnh tương tự cô dâu trong phim…

Các bà mẹ chồng Việt nên đọc “Nhật ký mẹ chồng” của tác giả người Nga Maria Metlitskaya. Bà là tác giả của tiểu thuyết “Sau cửa sổ nhà người” tạo nên một cơn sốt ở Nga ngay sau khi ra mắt, bà đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Nhật ký mẹ chồng”.

Mẹ chồng Việt hãy đọc lời khuyên này của mẹ chồng Tây - ảnh 1

Đọc “Nhật ký mẹ chồng", có thể thấy người ta có thể khác nhau về màu da hay cân nặng, quốc tịch hay món ăn ưa thích… nhưng mẹ chồng Việt hay mẹ chồng Nga, hoặc rộng ra là mẹ chồng ở nhiều quốc gia khác đều có những nét rất giống nhau.

Và ở đâu trong mỗi nếp nhà có mẹ chồng sống chung với nàng dâu, xung đột là điều khó tránh. Bìa sau của cuốn tiểu thuyết này viết: “Hãy nhớ chuyện tiếu lâm: người mẹ mất 20 năm để nuôi dạy đứa con trai thành người, còn cô gái của nó chỉ mất 20 phút để biến nó lại thành thằng ngốc…Vâng, chẳng xa xôi gì thời khắc ấy đâu, khi bạn không đơn giản chỉ là vợ, là mẹ- mà còn là mẹ chồng”.

Cuối tiểu thuyết kể trên, tác giả Maria Metlitskaya dành cho những bà mẹ chồng những lời khuyên:

- Đừng đột ngột đến nhà con cái mà không báo trước. Bạn cũng có thích bị viếng thăm bất ngờ đâu, phải không ?.

- Đừng hỏi con dâu nấu món gì tối nay. Chúng không chết đói đâu, cứ tin vậy đi. Thậm chí ngay cả khu chúng khi chúng luột mằn thắn mua sẵn ở cửa hàng.

- Đừng ủng hộ con dâu khi nó chê bai chồng. Hãy nhún vai và nói: Tự con chọn đấy chứ, có ai buộc nó vào con đâu.

- Đừng cứng nhắc bảo thủ bởi ai cũng có ý kiến riêng của mình. Bạn là người trí thức và bao dung, hoặc ít nhất cũng đang phấn đấu đạt đến điều đó.

- Khi vợ chồng chúng cãi nhau, bạn không nên đứng về phía nào cà, ngoài phía của lẽ phải và công bằng.

- Đừng chê bai con dâu với con trai mình. Khi giận vợ nó sẽ nghe bạn. Nhưng khi chúng làm lành với nhau thì con trai bạn sẽ vô cùng khó chịu những lời đó đấy.

- Nói thật nhé, bạn cũng hay sai khiến chồng giống như mọi phụ nữ khác mà thôi.

Sau những lời khuyên, tác giả viết “bởi tất cả chúng ta nếu đã là con dâu thì nhất định sẽ có mẹ chống… Còn một điều nữa. Hãy ghi nhớ!. Bất cứ cô con dâu nào cũng trở thành “con dâu cũ”. Con dâu không hợp ý không phải là án tù và cũng không phải là tận thế !. Chỉ là ai đó không may mắn trong lần đầu tiên mà thôi. Đời nó thế!”

Theo Pháp luật TPHCM