Nhiều chị em thông thái cho rằng có sự khác biệt rất lớn giữa hành tây vỏ tím, vỏ trắng và vỏ vàng mà ngay cả người bán hàng đôi khi cũng nói với bạn. Không biết bí quyết phân biệt này, chị em sẽ cực thiệt thòi khi nấu ăn.
Hành tây là loại rau củ thông dụng được dùng nhiều trong nấu ăn từ các món ăn kèm đến xào, nướng, làm sốt, gỏi... Nhưng trên thị trường có nhiều loại hành tây như vậy, loại nào mới phù hợp với từng món khác nhau mà chị em định nấu?
Hành tây giàu dinh dưỡng, ăn thường xuyên rất có lợi cho cơ thể. Chị em đừng bỏ qua bài viết này để tìm được mẹo mua hành tây đúng nhé.
Ngoài chợ hay trong các siêu thị hiện nay thường bày bán hai loại hành tây màu tím và màu vàng, hành tây trắng có nhưng ít hơn.
Phân biệt các loại hành tây
Khác biệt về ngoại hình của các loại hành tây
Hành tây tím rất dễ nhận biết, vỏ ngoài cùng thịt củ đều màu tím trông rất bắt mắt. Hành tây tím chất lượng tốt đều có vẻ ngoài căng mọng, cứng, chắc tay.
Hành tây vỏ vàng nâu, thân ruột màu trắng là loại phổ biến nhất ngoài chợ.
Hành tây trắng có vỏ màu trắng, thịt củ trắng xanh và có vị nhạt nhất trong 3 loại hành tây.
Hương vị và hàm lượng dinh dưỡng của các loại hành tây
Hành tây tím khi ăn giòn, cay và ngon.
Hành tây vỏ vàng vị không cay bằng, có xu hướng ngọt hơn hành tây tím. Tuy nhiên, khi ăn thì không được giòn như hành tây tím, nhanh mềm khi chế biến.
Hàm lượng protein, chất xơ, canxi và các khoáng chất khác của hành tím cao hơn so với hành vàng và trắng. Tuy nhiên, vitamin C cùng carotene trong hành vàng cao hơn một chút so với hành tây tím.
Hành tây tím không chỉ chứa các chất ung thư tự nhiên như anthocyanin và nguyên tố vi lượng selen, mà còn chứa một chất chống ung thư tự nhiên khác gọi là quercetin. Chất này có thể ức chế sự hình thành của các tế bào ung thư. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và chống lại bệnh ung thư.
Hành tây vàng có vị ngọt, đỡ hăng hơn hành tây tím. Hành tây vàng tính ấm, có tác dụng làm ẩm ruột, bổ tỳ vị, bồi bổ sức khỏe. Ăn hành tây vàng có tác dụng tán huyết ứ, giải độc, ăn kém,...
Protein và chất xơ, cùng với hàm lượng carotene, vitamin C trong hành tây trắng cao nên có thể chống lại sự mệt mỏi, tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt trong khoảng thời gian ảnh hưởng do dịch, chất dinh dưỡng của hành tây có khả năng khử trùng, chống cảm lạnh, thúc đẩy tiêu hóa tốt, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe. Bởi vậy, ăn hành với lượng điều độ sẽ giúp tăng đề kháng rất tốt cho cơ thể.
Cách chế biến các loại hành tây
Chính vì giòn, vị đậm hơn nên hành tây tím rất thích hợp để nướng, chiên, làm các món ăn kèm như gỏi, ngâm giấm,...
Hành tây vỏ vàng đỡ hăng hơn nên hợp khẩu vị đa số người ăn. Hành tây vỏ vàng có thể làm salad ăn sống, trộn gỏi,.. Ngoài ra, nếu thích bạn có thể chiên giòn hoặc nấu súp. Hành tây vàng có vị ngọt nhẹ cũng thích hợp cho trẻ con ăn hơn.
Hành tây trắng thích hợp làm các món salad lạnh.
Hiện tay trên thị trường cũng xuất hiện nhiều giống hành tây tím organic thân thiện với người tiêu dùng. Loại hành tây tím này củ nhỏ, có thể xào hoặc trộn gỏi ăn sống cũng rất phù hợp.
Thời gian lưu trữ các loại hành tây
Xét về thời gian, hành tây tím có thời gian lưu trữ tương đối ngắn và bảo quản kém hơn. Nhìn chung, khi mua về, hành tây tím nên được ăn trong vòng một tháng, càng để lâu chất lượng vị hành sẽ giảm dần, không còn tươi, thậm chí hành sẽ thối rữa.
Hành tây vỏ vàng, trắng có thời gian bảo quản lâu hơn vì chúng chứa nhiều nước hơn. Với loại hành tây này, bạn có thể bảo quản 2 đến 3 tháng cũng không vấn đề gì.
Theo Pháp luật và bạn đọc