Nghị lực phi thường của chàng trai dân tộc không tay… mê nghề shipper
Sau khi tốt nghiệp đại học, Lý Anh Khang không chọn công việc văn phòng nhàn hạ mà 'lao tâm khổ tứ' với nghề giao hàng vì... đam mê!
Tuổi thơ thiệt thòi của chàng trai không tay người Dao
Lý Anh Khang tên thật là Lý Láo Lở, người dân tộc Dao, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, vất vả ở xã miền núi A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tuổi thơ của anh không đơn giản là “cơm ăn ba bữa, ngày hai buổi đến trường” mà trải qua nhiều công việc tay chân để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Bên cạnh đó, anh còn mồ côi mẹ từ nhỏ, bố đi bước nữa. Những năm tiểu học và trung học cơ sở, Khang phải đi bộ hàng chục km đường rừng để đến trường học con chữ.
Khó khăn đủ đường, nhưng Lý Anh Khang vẫn nỗ lực học giỏi với hi vọng có một tương lai xán lạn. Nhưng, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, năm lên lớp 8 do bất cẩn trong một buổi đi lao động, anh bị điện giật. Tai nạn này khiến hai tay bị hoại tử, phải cắt bỏ. Thời điểm đó Khang như chết đi sống lại, bản thân suy sụp hoàn toàn. Phải mất một thời gian khá dài, cậu bé cấp 2 người dân tộc mới ổn định tinh thần và nghĩ đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Anh Khang cho hay: “”Lúc đó tôi thấy ông trời bất công với mình quá! Tại sao tai họa lại đổ xuống bất ngờ như vậy. Nhìn các bạn đồng trang lứa vui chơi thoải mái, tôi lại ứa nước mắt vì tủi phận. Bản thân tôi ăn còn không tự ăn được huống chi giúp đỡ gia đình. Tai nạn khiến tôi phải nghỉ học 3 năm trời vì tự ti về bản thân, nhưng sau đó, tôi nghĩ thoáng hơn; cuộc sống không gì là hoàn hảo. Ông trời không cho ai tất cả cũng không cướp đi của ai hết nên tôi gắng gượng động viên mình phải nỗ lực để học tập theo kịp bạn bè. Ngoài ra, tôi cũng chủ động hòa đồng để khỏa lấp nỗi cô đơn trong lòng mình“, anh Khang tâm sự.
Chiến thắng những thiệt thòi thời thơ ấu, anh quyết tâm ôn luyện thi đại học. Nhờ sự chăm chỉ, nỗ lực, cùng sự thông minh, nhanh nhạy, Lý Anh Khang đã được cử tuyển vào trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, khoa Khoa học quản lý.
Trong thời gian học, Khang chia sẻ mình đã gặp rất nhiều khó khăn về việc sử dụng công nghệ. Tuy nhiên, khó khăn không làm chàng trai dân tộc Dao nản chí, chàng trai 8x chủ động tìm tòi kiến thức tin học qua sách báo, hỏi thêm bạn bè để tích lũy, dần dà cũng sử dụng thành thạo máy tính. Thời gian này, Khang vừa theo học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, vừa hoàn thành chương trình học ở một trường Cao đẳng đào tạo về kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội. Rất may anh nhận được sự giúp đỡ của bố nuôi người Hàn Quốc, gặp gỡ trong một chương trình từ thiện. Ông Choi - bố nuôi chu cấp cho Khang 1 - 2 triệu đồng/ tháng. Đó là nguồn động lực giúp Khang tự tin và mạnh mẽ hơn, giữa những khó khăn của đời mình.
“Một ngày không giao hàng, tôi buồn chết mất”
Không như nhiều bạn sinh viên khác sau khi ra trường, Khang không tìm công việc văn phòng nhàn hạ mà chủ động theo đuổi nghề giao hàng (shipper). Do hai tay bị cụt, nên anh bật ra ý tưởng chế hai bên tay lái thành hai ống tròn, sau đó dùng khăn cuốn quanh đầu tay rồi để đưa tay vào. Làm như vậy, anh có thể dễ dàng trong việc điều khiển phương tiện xe khi ship hàng.
Khang cho hay, công việc này đòi hỏi sự khéo léo, chủ động ghép lộ trình các đơn hàng để có thể chuyển hàng chục các đơn mỗi ngày. Tiền công cho mỗi đơn hàng dao động từ 20 000 - 30 000 đồng. Thu nhập trung bình một tháng khoảng 11 - 13 triệu đồng, trừ chi phí được 7 - 9 triệu.
Trên trang fanpage “Shipper Hà Nội“, nhiều khách hàng đánh giá cao sự nhanh nhạy, đúng giờ, trách nhiệm của anh Khang. Họ cho rằng, mặc dù đôi tay không lành lặn như người bình thường, nhưng chàng trai sinh năm 1989 này làm việc vô cùng hiệu quả, uy tín, tác phong chuyên nghiệp.
Anh Khang hãnh diện cho biết: “Tôi học ngành Khoa học quản lý nên hiểu được tâm lý khách hàng cũng như người quản lý. Họ quan tâm đến kết quả chứ không phải quá trình. Một khi mình đã nhận giao hàng thì phải cẩn thận, đúng giờ và tôn trọng khách hàng. Nghề ship lấy công làm lãi nên đòi hỏi sự chăm chỉ, kiên nhẫn và trách nhiệm”.
Nói về những rủi ro và khó khăn của công việc này, anh Khang tâm sự: “Đặc thù của nghề giao hàng là các shipper phải ứng trước cho chủ hàng số tiền có giá trị tương đương nên nhiều lúc bị khách hàng khai khống giá trị mặt hàng, sản phẩm. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều trường hợp quỵt tiền, bỏ hàng cấm vào túi hàng… Chính vì vậy làm việc này mình cũng phải cẩn thận lắm“.
Khi được hỏi lý do vì sao anh quyết tâm theo đuổi công việc vừa nguy hiểm vừa rủi ro như vậy, anh Khang mỉm cười: “Nghề này vui mà, được trò chuyện với rất nhiều người, làm quen với nhiều bạn mới. Một ngày tôi không đi giao hàng chắc buồn chết mất. Làm vì thu nhập cũng vì đam mê nữa“.
Tuy cuộc sống của anh còn nhiều vất vả, công việc shipper khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng Khang quan niệm niềm vui lớn nhất là được sống với đam mê, kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình, không phải ngửa tay xin tiền người khác.
“Đam mê thật đấy, nhưng với hai tay khuyết tật như vậy, chắc chắn giao hàng không phải là công việc lâu dài tôi theo đuổi được. Tôi đang ấp ủ dự án tập hợp nhóm bạn bè mở các dịch vụ giao hàng, nhưng chưa biết bao giờ mới thành hiện thực“, anh Khang trải lòng.
Khi mà rất nhiều bạn trẻ còn đang loanh quanh với câu hỏi mình làm gì để kiếm sống bây giờ thì những người khuyết tật như anh Khang đã không hề ngại khó ngại khổ để làm một công việc vô cùng khó khăn và vất vả. Nhiều bạn trẻ có đủ chân đủ tay, đủ sức khỏe để có thể làm việc kiếm tiền nhưng vì tâm lý chỉ muốn làm thầy không muốn làm thợ mà vẫn luôn trong tình trạng thất nghiệp. Lý Anh Khang đã giúp nhiều bạn trẻ hiểu ra rằng không có công việc nào là không thể làm được, không có khó khăn nào là không thể vượt qua và khiếm khuyết nào cũng có thể khắc phục để cuộc đời này đáng sống nhiều hơn.
Theo Saostar
Lý Anh Khang tên thật là Lý Láo Lở, người dân tộc Dao, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, vất vả ở xã miền núi A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tuổi thơ của anh không đơn giản là “cơm ăn ba bữa, ngày hai buổi đến trường” mà trải qua nhiều công việc tay chân để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Bên cạnh đó, anh còn mồ côi mẹ từ nhỏ, bố đi bước nữa. Những năm tiểu học và trung học cơ sở, Khang phải đi bộ hàng chục km đường rừng để đến trường học con chữ.
Khó khăn đủ đường, nhưng Lý Anh Khang vẫn nỗ lực học giỏi với hi vọng có một tương lai xán lạn. Nhưng, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, năm lên lớp 8 do bất cẩn trong một buổi đi lao động, anh bị điện giật. Tai nạn này khiến hai tay bị hoại tử, phải cắt bỏ. Thời điểm đó Khang như chết đi sống lại, bản thân suy sụp hoàn toàn. Phải mất một thời gian khá dài, cậu bé cấp 2 người dân tộc mới ổn định tinh thần và nghĩ đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Chân dung chàng shipper người Dao giàu nghị lực.
Anh Khang cho hay: “”Lúc đó tôi thấy ông trời bất công với mình quá! Tại sao tai họa lại đổ xuống bất ngờ như vậy. Nhìn các bạn đồng trang lứa vui chơi thoải mái, tôi lại ứa nước mắt vì tủi phận. Bản thân tôi ăn còn không tự ăn được huống chi giúp đỡ gia đình. Tai nạn khiến tôi phải nghỉ học 3 năm trời vì tự ti về bản thân, nhưng sau đó, tôi nghĩ thoáng hơn; cuộc sống không gì là hoàn hảo. Ông trời không cho ai tất cả cũng không cướp đi của ai hết nên tôi gắng gượng động viên mình phải nỗ lực để học tập theo kịp bạn bè. Ngoài ra, tôi cũng chủ động hòa đồng để khỏa lấp nỗi cô đơn trong lòng mình“, anh Khang tâm sự.
Chiến thắng những thiệt thòi thời thơ ấu, anh quyết tâm ôn luyện thi đại học. Nhờ sự chăm chỉ, nỗ lực, cùng sự thông minh, nhanh nhạy, Lý Anh Khang đã được cử tuyển vào trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, khoa Khoa học quản lý.
Anh Khanh cho biết: “Nhờ sự giúp đỡ của bố Choi, con mới được ngày hôm nay. Bố là người tốt dõi theo con hết một chặng đường thật dài. Con nhớ ơn bố“.
Trong thời gian học, Khang chia sẻ mình đã gặp rất nhiều khó khăn về việc sử dụng công nghệ. Tuy nhiên, khó khăn không làm chàng trai dân tộc Dao nản chí, chàng trai 8x chủ động tìm tòi kiến thức tin học qua sách báo, hỏi thêm bạn bè để tích lũy, dần dà cũng sử dụng thành thạo máy tính. Thời gian này, Khang vừa theo học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, vừa hoàn thành chương trình học ở một trường Cao đẳng đào tạo về kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội. Rất may anh nhận được sự giúp đỡ của bố nuôi người Hàn Quốc, gặp gỡ trong một chương trình từ thiện. Ông Choi - bố nuôi chu cấp cho Khang 1 - 2 triệu đồng/ tháng. Đó là nguồn động lực giúp Khang tự tin và mạnh mẽ hơn, giữa những khó khăn của đời mình.
Anh Khanh vừa tốt nghiệp đại học ngành Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với tấm bằng loại khá.
“Một ngày không giao hàng, tôi buồn chết mất”
Không như nhiều bạn sinh viên khác sau khi ra trường, Khang không tìm công việc văn phòng nhàn hạ mà chủ động theo đuổi nghề giao hàng (shipper). Do hai tay bị cụt, nên anh bật ra ý tưởng chế hai bên tay lái thành hai ống tròn, sau đó dùng khăn cuốn quanh đầu tay rồi để đưa tay vào. Làm như vậy, anh có thể dễ dàng trong việc điều khiển phương tiện xe khi ship hàng.
Khang cho hay, công việc này đòi hỏi sự khéo léo, chủ động ghép lộ trình các đơn hàng để có thể chuyển hàng chục các đơn mỗi ngày. Tiền công cho mỗi đơn hàng dao động từ 20 000 - 30 000 đồng. Thu nhập trung bình một tháng khoảng 11 - 13 triệu đồng, trừ chi phí được 7 - 9 triệu.
Anh Khang và chiếc xe “thần thánh” đi ship hàng hằng ngày.
Anh Khang nghĩ ra ý tưởng thiết kế ống lái để phù hợp đôi tay của mình.
Anh Khang nghĩ ra ý tưởng thiết kế ống lái để phù hợp đôi tay của mình.
Trên trang fanpage “Shipper Hà Nội“, nhiều khách hàng đánh giá cao sự nhanh nhạy, đúng giờ, trách nhiệm của anh Khang. Họ cho rằng, mặc dù đôi tay không lành lặn như người bình thường, nhưng chàng trai sinh năm 1989 này làm việc vô cùng hiệu quả, uy tín, tác phong chuyên nghiệp.
Anh Khang hãnh diện cho biết: “Tôi học ngành Khoa học quản lý nên hiểu được tâm lý khách hàng cũng như người quản lý. Họ quan tâm đến kết quả chứ không phải quá trình. Một khi mình đã nhận giao hàng thì phải cẩn thận, đúng giờ và tôn trọng khách hàng. Nghề ship lấy công làm lãi nên đòi hỏi sự chăm chỉ, kiên nhẫn và trách nhiệm”.
Anh Khang chụp lại số nhà xe gửi khách hàng sau khi giao hàng xong.
Anh Khang nhận ship chủ yếu cho các chủ shop thời trang, đồ ăn và hoa quả.
Anh tâm sự, anh làm công việc này vì đam mê.
Anh Khang làm việc bất kể ngày đêm một phần vì mưu sinh, phần khác là vì đam mê.
Anh Khang nhận ship chủ yếu cho các chủ shop thời trang, đồ ăn và hoa quả.
Anh tâm sự, anh làm công việc này vì đam mê.
Anh Khang làm việc bất kể ngày đêm một phần vì mưu sinh, phần khác là vì đam mê.
Nói về những rủi ro và khó khăn của công việc này, anh Khang tâm sự: “Đặc thù của nghề giao hàng là các shipper phải ứng trước cho chủ hàng số tiền có giá trị tương đương nên nhiều lúc bị khách hàng khai khống giá trị mặt hàng, sản phẩm. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều trường hợp quỵt tiền, bỏ hàng cấm vào túi hàng… Chính vì vậy làm việc này mình cũng phải cẩn thận lắm“.
Khi được hỏi lý do vì sao anh quyết tâm theo đuổi công việc vừa nguy hiểm vừa rủi ro như vậy, anh Khang mỉm cười: “Nghề này vui mà, được trò chuyện với rất nhiều người, làm quen với nhiều bạn mới. Một ngày tôi không đi giao hàng chắc buồn chết mất. Làm vì thu nhập cũng vì đam mê nữa“.
Tuy cuộc sống của anh còn nhiều vất vả, công việc shipper khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng Khang quan niệm niềm vui lớn nhất là được sống với đam mê, kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình, không phải ngửa tay xin tiền người khác.
“Đam mê thật đấy, nhưng với hai tay khuyết tật như vậy, chắc chắn giao hàng không phải là công việc lâu dài tôi theo đuổi được. Tôi đang ấp ủ dự án tập hợp nhóm bạn bè mở các dịch vụ giao hàng, nhưng chưa biết bao giờ mới thành hiện thực“, anh Khang trải lòng.
Khi mà rất nhiều bạn trẻ còn đang loanh quanh với câu hỏi mình làm gì để kiếm sống bây giờ thì những người khuyết tật như anh Khang đã không hề ngại khó ngại khổ để làm một công việc vô cùng khó khăn và vất vả. Nhiều bạn trẻ có đủ chân đủ tay, đủ sức khỏe để có thể làm việc kiếm tiền nhưng vì tâm lý chỉ muốn làm thầy không muốn làm thợ mà vẫn luôn trong tình trạng thất nghiệp. Lý Anh Khang đã giúp nhiều bạn trẻ hiểu ra rằng không có công việc nào là không thể làm được, không có khó khăn nào là không thể vượt qua và khiếm khuyết nào cũng có thể khắc phục để cuộc đời này đáng sống nhiều hơn.
Theo Saostar
-
16 phút trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
46 phút trướcNhững ngày vừa qua, hình ảnh chiếc ô tô nằm trên mái cổng một gia đình ở Biên Hoà (Đồng Nai) đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
-
1 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
1 giờ trướcKhông hiểu người sử dụng "đối phó" với chiếc giường này như thế nào.
-
2 giờ trướcKhá nhiều trụ cột ở đội 1 của tuyển Indonesia có thể xuất hiện ở đội hình xuất phát khi chạm trán tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024.
-
6 giờ trướcTác phẩm nghệ thuật ý niệm mang tên "Comedian" (Diễn viên hài) với một quả chuối được dán băng dính lên tường vừa được bán cho một đại gia Trung Quốc với giá 156 tỷ đồng.
-
17 giờ trướcKhông hổ danh chồng quốc dân mỗi lần xuất hiện đều khiến dân mạng xuýt xoa.
-
19 giờ trướcNgười đàn ông Mỹ trúng giải độc đắc 650 nghìn USD (hơn 16 tỷ đồng) nhờ chọn vé số liên quan đến các ngày kỷ niệm với vợ quá cố, nhân ngày giỗ của bà.
-
20 giờ trướcMột khu phố ở Nepal trở nên náo loạn khi một con tê giác rất to xuất hiện và hùng hục đuổi theo người đang đi xe máy trên đường, khiến người này phải quăng cả xe mà bỏ chạy. Đoạn video tê giác đuổi người đã được xem gần 183 triệu lượt, nhiều cư dân mạng nói họ cũng “thót tim” khi nhìn cảnh này.
-
21 giờ trướcBị nhận xét "xinh đẹp, tài năng nhưng bạc phận", MC Mai Ngọc lên tiếng nói rõ về quan điểm sống hậu ly hôn gây chú ý.
-
22 giờ trướcHồng Thanh và bạn gái mới đang bị bàn tán xôn xao sau khi công bố chuyện tình cảm.
-
23 giờ trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
1 ngày trướcPhía nhãn hàng phản hồi Tun Phạm đọc sai tên thương hiệu trong clip booking quảng cáo sản phẩm nên mong muốn nam TikToker thực hiện lại clip. Thế nhưng, thay vì đáp ứng yêu cầu của nhãn hàng, trợ lý của Tun Phạm lại khiến nhiều người bất ngờ vì thẳng thừng từ chối.
-
1 ngày trướcMột người phụ nữ không khai báo một số món đồ trong hành lý của mình tại sân bay ở Singapore, bao gồm mấy con búp bê Labubu, đã bị Hải quan Singapore phạt mức cao nhất, đến gần 100 triệu đồng.
-
1 ngày trướcKhông ai tin rằng có một ngày Hoàng tử William của Hoàng gia Anh lại xuất hiện trên TikTok. Video có William đã được xem hơn 4 triệu lượt chỉ trong một ngày. Vì lý do gì mà William lại thực hiện video bất ngờ này?
-
1 ngày trướcHình ảnh mới của MisThy nhận được sự chú ý.
-
1 ngày trướcTham gia sự kiện về văn hóa, Lý Tử Thất tạo thiện cảm với trang phục lịch sự. Gương mặt của cô trở lại bình thường sau quãng thời gian dài phải điều trị dị ứng do nhiễm độc từ việc làm tranh sơn mài.
-
1 ngày trướcĐoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
-
1 ngày trướcĐây là những khoảnh khắc đang được netizen lan truyền chóng mặt trên MXH.
Tin tức mới nhất
-
15 phút trước
-
1 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
10 ngày trước