Nhà sư 'hot TikToker': 'Khi cận kề cái chết mới thấy cuộc sống vô thường'
Đại đức Thích Bổn Đăng tải đạo qua kênh TikTok cá nhân và khá thành công nhờ sự hấp dẫn của nội dung.
- PV: Như thầy chia sẻ trên TikTok, có nhiều người thích nhưng không ít người bình luận không thích nhà sư lên mạng xã hội như vậy. Ý kiến của thầy về việc này?
Đại đức Thích Bổn Đăng: Hồi mới lập kênh, tôi có một signature (chữ ký) trong các video là “Nếu các bạn không thích thì có thể nhẹ nhàng lướt qua, hoặc block mình luôn cũng được, không sao cả!”.
Bản thân tôi biết chắc chắn một điều là bên cạnh những người đồng thuận thì sẽ có rất nhiều ý kiến trái chiều. Người ta sẽ khó chấp nhận một người tu sĩ, mà trẻ nữa, xuất hiện trên mạng xã hội.
Cộng đồng sẽ đặt câu hỏi “Đây là ai?”, “Đây có thật là người tu không?”, “Xuất hiện trên mạng để làm gì?”... vì trước đó họ đã bị lừa rất nhiều lần bởi những người giả danh thầy tu trên mạng xã hội.
Hồi dịch Covid-19 cao điểm, rất nhiều nơi bị phong tỏa, chính ở ngôi chùa mà tôi đang tu học cũng bị phong tỏa. Nhiều người tìm đến mạng xã hội để giải trí. Người sử dụng mạng xã hội rất nhiều, đặc biệt là TikTok thời gian đó đang phát triển.
Bấy giờ, tôi mới nảy ra một ý tưởng là dùng ứng dụng này để truyền tải Phật pháp một cách nhanh nhất đến mọi người.
Thay vì mọi người lên xem phim, xem hài, xem ca nhạc... thì bây giờ mình xuất hiện như một kênh Vlog giới thiệu về đời sống người tu với góc nhìn của một người trẻ: có khi là nấu ăn chay, có khi chia sẻ cách cắm hoa, giải đáp thắc mắc Phật pháp cho mọi người để tránh mê tín... Và may mắn là được nhiều người đón nhận.
Phải công nhận một điều là việc sử dụng điện thoại thông minh hay mạng xã hội bây giờ rất phổ biến, mọi lứa tuổi, già trẻ lớn bé, đều có thể sử dụng mạng xã hội. Do đó, tôi thấy đây là phương tiện rất tốt để có thể lan tỏa Phật pháp đến với cộng đồng.
Nhưng tất nhiên là “chín người mười ý”, rất khó để làm vừa lòng tất cả. Đến tận bây giờ, hàng ngày tôi vẫn nhận được rất nhiều bình luận tiêu cực trên trang cá nhân từ những người không hề quen biết trên các nền tảng mạng mà mình đang sử dụng, không riêng gì TikTok.
Nhưng mình phải chấp nhận điều đó, chịu khó lắng nghe và học hỏi để kênh của mình ngày một hoàn thiện hơn. Vì thật sự người nào góp ý để mình tiến bộ hơn thì là thầy của mình rồi.
- Như thầy nói, mạng xã hội hay bất kỳ thứ gì cũng có hai mặt, thầy đã sử dụng mặt tích cực của các mạng xã hội như thế nào trong việc chia sẻ lời Phật dạy, khuyến khích người hữu duyên tu tập?
Đa phần những người theo dõi kênh của tôi là người trẻ, có những người đã đi chùa nhiều, đã am hiểu Phật pháp, có người hiểu nhiều, có người hiểu chưa nhiều, và cũng có những bạn trẻ mới toanh như những tờ giấy trắng.
Vậy chúng ta phải viết gì lên những tờ giấy trắng này? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều là phải làm thế nào để có thể tiếp cận, gieo duyên Phật pháp đến với người một cách cụ thể và thiết thực nhất.
Mạng xã hội TikTok đòi hỏi phải nhanh, do đó mỗi video của mình chỉ kéo dài khoảng 1 đến 2 phút thôi.
Và trong khoảng thời gian đó, tôi cố gắng giải đáp thắc mắc của các bạn bằng ngôn từ ngắn gọn nhất, xúc tích nhất, dễ nghe, dễ hiểu, hạn chế việc sử dụng các thuật ngữ Phật pháp quá chuyên sâu.
Vì đơn giản, tôi muốn ai khi xem video cũng có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa mình muốn truyền tải. Lâu lâu tôi cũng thêm vào những yếu tố hài hước để các bạn đỡ nhàm chán nữa.
Những điều tôi chia sẻ đơn giản là những gì xảy ra trong cuộc sống tu tập hàng ngày. Ví dụ như: Ăn chay có được ăn ngũ tân không? Phóng sanh có nên đặt sẵn không? Làm sao để bớt sân si, bớt tham lam, gặp người mình không thích nên làm gì?...
Mình tu từ những điều nhỏ nhặt, đơn giản trong cuộc sống vậy thôi, nhưng từ những điều nhỏ như vậy mới tạo thành những điều lớn, và tạo nên một xã hội văn minh hơn.
- Được biết, thầy từng là biên tập viên của Đài Phát thanh - Truyền hình Hậu Giang, sau đó chọn xuất gia. Lý tưởng xuất gia đến với thầy như thế nào?
Có một sự thật là trước khi đi tu, bản thân Bổn Đăng không biết nhiều về Phật pháp, gia đình không có đạo nên tôi cũng ít có duyên đi chùa. Đến khi đi làm, năm 2015, tôi thực hiện một phóng sự liên quan đến Phật giáo.
Từ đó, tôi có thêm một góc nhìn khác về quý thầy. Việc tu không chỉ dừng lại ở tụng kinh gõ mõ, mà người tu sĩ còn làm được rất nhiều điều tốt đẹp cho xã hội. Lúc đó, tôi bắt đầu ngưỡng mộ.
Tôi nghĩ mọi thứ trên đời đều cần một cái duyên. Trước khi xuất gia, tôi bị bệnh, có nhiều lần cận kề với cái chết, do đó tôi thấy cuộc sống vô thường lắm, có những người mới gặp ngày hôm nay nhưng không biết ngày mai có còn gặp nữa hay không.
Vì vậy, bản thân muốn đi tu thì mình quyết định gác lại mọi thứ, gác lại công việc để đi tu, chứ nếu chờ đợi thì biết đến bao giờ. Người tu sĩ nào cũng hướng đến con đường giác ngộ và giải thoát.
Tôi nghĩ ít nhất là trong khoảng thời gian còn lại, học hạnh quý thầy, xả thân mạng của mình, dùng những kiến thức và kỹ năng của mình để phụng sự cho đạo pháp và dân tộc là hợp lý.
- Đến nay, thầy trải qua bao nhiêu năm tu học rồi và đã tìm thấy chính mình trên bước đường tu?
Gần 6 năm, khoảng thời không phải quá dài cũng không quá ngắn, nhưng ít nhất ở hiện tại tôi đã tìm được con đường của chính mình, tận dụng những ưu thế về truyền thông của mình để góp sức vào hành trình hoằng pháp ở thời đại 4.0.
- Theo thầy, một người xuất gia trẻ cần làm gì để giữ mình trước những cám dỗ? Cá nhân thầy đã vượt qua và có kinh nghiệm gì trong việc này?
Tôi có ngoại hình trung bình nên từ khi xuất gia tới giờ chưa có duyên bị ai cám dỗ (cười).
Nói về cám dỗ thì tôi nghĩ ở đâu cũng có, không riêng gì những người xuất gia trẻ. Tôi vào đạo chưa thể gọi là lâu năm, nên sẽ chia sẻ theo góc độ của một người sống lâu năm.
Đơn giản thế này, một người trẻ bước ra đời thì lúc nào cũng muốn bản thân mình bằng bạn bằng bè hoặc hơn, muốn có xe đẹp, điện thoại đẹp, nhà cao cửa rộng...
Cái đó không có gì sai hết, nhưng bất chấp làm những điều không đúng, trái đạo đức xã hội để đạt được những thứ đó thì là sai. Bản thân người tu sĩ lại khác, sống đời sống thiểu dục tri túc (ít muốn biết đủ), càng thanh bần lại càng hay, đó mới là cái đẹp của người tu sĩ.
Bây giờ ra đường, thấy một người đẹp, các bạn có rung động không, chắc là có. Nhưng người tu sĩ thì biết quán chiếu, biết thân này là giả tạm, là ô uế, cát bụi cũng về cát bụi thôi.
Tôi nghĩ trên bước đường tu tập của bất kỳ ai, xuất gia và tại gia, trước hết là cần tinh tấn tu tập, sau đó là cần lắm những vị thầy chỉ dạy, những người bạn đồng tu, cùng sách tấn nhau đi lên, vượt qua những chướng duyên, những cám dỗ tầm thường của thế gian, giống như câu nói “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”.
- Nhiều người bình luận rằng thấy… tiếc khi một người trẻ đi tu, lại là người trẻ có trình độ chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó ở thế gian. Thầy có chia sẻ gì về cảm nhận này?
Nói vậy chẳng lẽ mấy người già có trình độ không cao mới được đi tu. Quan niệm vậy là chưa đúng.
Tôi thấy không riêng gì Phật giáo mà ở bất kỳ môi trường hay lĩnh vực nào cũng cần có những người có kiến thức, kỹ năng, có trình độ chuyên môn. Vì nguồn nhân lực này chính là nhân tố thúc đẩy môi trường hay lĩnh vực nào đó phát triển.
Đó cũng chính là lý do vì sao tu sĩ Phật giáo ngày nay phải đi học. Học để trước hết biết mình đang tu cái gì, sau đó là tham gia vào công cuộc hoằng pháp để giúp mọi người hiểu đúng về chánh pháp Như Lai.
Ngày nay, xu hướng người có trình độ cao đi tu rất nhiều, ngay cả bạn bè của Bổn Đăng cũng vậy. Khi đã giải quyết được nhu cầu vật chất thì người ta càng muốn giải quyết nhu cầu tinh thần, củng cố đời sống tâm linh để hướng đến giác ngộ giải thoát.
Thật sự mà nói, tu sĩ trẻ bây giờ có nhiều vị giỏi lắm, có những vị giỏi về y học, có những vị giỏi về ngoại ngữ, có những vị giỏi về nấu ăn hay cắm hoa...
Những vị như vậy góp phần làm cho đạo pháp thêm hưng thịnh, xã hội tốt đẹp hơn, thì đâu có gì phải hối tiếc. Nếu chúng ta sống mà không biết cống hiến, không biết vị tha, sống buông lung, ích kỷ thì lúc đó mới thật sự hối tiếc.
- Trở lại với việc tu sĩ sử dụng mạng xã hội, theo thầy, nên có giới hạn nào cho việc này và cần vận dụng linh hoạt ra sao trong không gian đó?
Tôi nghĩ khi đăng tải một điều gì lên mạng xã hội thì trước hết cần có nội dung, và sau là nội dung đó cần mang lại một thông điệp, một giá trị nhất định, hướng đến cộng đồng.
Có thể là một câu chuyện vui để mọi người cùng hoan hỷ hoặc một câu chuyện ẩn dụ để người tu tự nhìn lại chính mình, cũng có thể là những câu chuyện truyền cảm hứng, mang đến động lực cho những người đang mất phương hướng trong cuộc sống...
Miễn sao những nội dung truyền tải có giá trị thực sự.
Thực tế mà nói, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hoằng pháp đã được các cấp Giáo hội triển khai trong nhiều năm nay, nhưng chủ yếu là về lĩnh vực truyền hình và báo chí.
Mạng xã hội là một lĩnh vực mới và còn nhiều khía cạnh chưa được khai thác (chủ yếu khai thác về các bài thuyết giảng), cho nên cũng chưa có những chế tài cụ thể.
Bản thân tôi thấy bây giờ có rất nhiều thành phần câu like, câu view bất chấp để kiếm tiền, đăng những nội dung hoàn toàn phản cảm hoặc nhảm nhí trên mạng xã hội, đáng buồn hơn là đôi khi trong số đó cũng thấp thoáng hình ảnh người tu sĩ.
Theo tôi nghĩ, những nội dung như vậy không chỉ người tu sĩ mà cả cộng đồng nên bài trừ để hướng đến cộng đồng văn minh hơn.
Theo Vietnamnet
-
39 phút trướcHot girl xinh đẹp và nam streamer nói chuyện thoải mái vui vẻ.
-
4 giờ trướcBáo Hàn Quốc khen Xuân Son, đánh giá tuyển Việt Nam do HLV Kim Sang Sik dẫn dắt, vào bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) ấn tượng, có thể đấu Thái Lan ở chung kết.
-
10 giờ trướcChuẩn bị đón Giáng sinh, MC Diệp Chi trang trí căn hộ bằng một cây thông tươi lung linh ngập sắc đỏ và vàng.
-
1 ngày trướcTừng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ.
-
1 ngày trướcSau 10 năm trúng xổ số 108 triệu Bảng Anh (hơn 3.435 tỷ đồng), người đàn ông cho biết cuộc sống rất nhàm chán, khác xa tưởng tượng.
-
1 ngày trướcChỉ nhớ rằng bản thân từng đóng phim nhưng chưa một lần xem lại, sau hơn 20 năm, cậu bé ngày đó giờ đã có quá nhiều thay đổi.
-
1 ngày trướcNam tiktoker thường xuất hiện với tạo hình giả gái trong các video, nhưng mới đây Long Chun đã khiến cộng đồng mạng "sốc ngã ngửa" khi thông báo có con gái đầu lòng.
-
2 ngày trướcSau cuốc xe đáng nhớ với Sơn Tùng M-TP, nam tài xế xích lô đến từ Nam Định đã nhận về bất ngờ khiến không ít người thích thú.
-
2 ngày trướcTiền đạo Nguyễn Xuân Son cho biết anh tập hát Quốc ca Việt Nam mỗi ngày trước trận đấu giữa Việt Nam và Myanmar.
-
2 ngày trướcBữa cơm mà Mai Ngọc chia sẻ trên trang cá nhân rất đơn giản, thanh đạm nhưng đủ chất.
-
2 ngày trướcHLV Myo Hlaing Wincho biết, Myanmar tập trung nghiên cứu cả đội tuyển Việt Nam chứ không dành sự quan tâm riêng với tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son.
-
2 ngày trướcĐội tuyển Indonesia sẽ không có được sự phục vụ của trung vệ trị giá 350.000 euro (khoảng 9 tỷ đồng).
-
2 ngày trướcDịch vụ thuê vệ sĩ đối phó với bạn trai cũ hay các mối đe dọa khó xử được nhiều cô gái lựa chọn.
-
2 ngày trướcHuấn luyện viên Kim Sang-sik kỳ vọng Nguyễn Xuân Son thể hiện tốt trong lần đầu tiên ra sân cho đội tuyển Việt Nam.
-
2 ngày trướcKhoảnh khắc hạnh phúc của vợ chồng Midu - Minh Đạt đang thu hút sự chú ý của mọi người.
-
2 ngày trướcTuy nhiên, nữ streamer lập tức có "thái độ" ngay sau khi bị cảnh cáo.
-
2 ngày trướcMột người đàn ông Hàn Quốc trúng vé số cào 17,6 tỷ đồng nên phấn khích giục đồng nghiệp mua thêm tấm nữa, không ngờ trúng luôn giải thưởng tương tự.
-
2 ngày trướcTheo Phó Chủ tịch Google, số vị trí việc làm trong nghề này sẽ tăng rất mạnh, thu nhập có thể lên tới 3,8 tỷ đồng/năm mà không đòi hỏi cao về bằng cấp.
-
2 ngày trướcĐây là một vị công chúa nhà Trần, từng kết hôn với vua Chế Mân của nước láng giềng để đổi lấy hai vùng đất quan trọng cho Đại Việt.
Tin tức mới nhất
-
3 giờ trước
-
5 giờ trước
-
9 giờ trước
-
9 giờ trước