Nhân Ngày của Bố, ngắm nhìn 8 ông bố tuyệt vời nhất của tự nhiên
Cùng điểm qua những loài động vật có năng khiếu làm cha nhất trong thế giới động vật nhé.
Cũng như con người, các loài động vật cũng được sinh ra và nuôi dạy bởi những người bố, người mẹ của mình. Nếu như tình cảm của những người mẹ được thể hiện bằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái thì tình thương của cha được thể hiện qua sự bảo vệ và những bài học về kỹ năng sinh tồn.
Trên thế giới có rất nhiều loài động vật, và mỗi loài động vật lại có một cách dạy dỗ con mình rất khác nhau. Vậy nhân Ngày của Bố, sau đây sẽ là danh sách những ông bố có những kỹ năng làm cha mẹ tốt nhất mà giới động vật được chứng kiến.
1. Sư tử đực - một tay bảo vệ cả gia đình
Tuy có phần lười biếng khi đùn đẩy chuyện kiếm ăn cho các bà vợ, nhưng sư tử đực cũng sở hữu những phẩm chất tốt của một người đứng mũi chịu sào trong gia đình.
Khi cảm nhận được mối nguy hiểm, trực giác của một người lãnh đạo bên trong sư tử đực trỗi dậy mạnh mẽ. Chúng luôn sẵn sàng để chiến đấu với thể khác có ý định tấn công hoặc muốn cướp đi gia đình của mình.
2. Khỉ đột đầu đàn: người cha, người đúng đầu
Khỉ đột đầu đàn luôn là một người cha gương mẫu cho những người con. Không chỉ bảo vệ sự xâm lược của những con khỉ đột ở đàn khác, khỉ đầu đàn còn chủ động tham gia vào việc tìm kiếm và tích trữ lương thực cho đàn.
Là một người cha, khỉ đột làm rất tốt điều này qua việc luôn ở bên chơi đùa với những chú khỉ con, cho tới khi chúng đến tuổi thiếu niên.
Hơn nữa, khỉ đột đầu đàn luôn thể hiện vai trò đứng đầu, bằng cách đóng vai nhân vật đứng ra giải quyết mọi rắc rối phát sinh giữa các thành viên trong gia đình.
3. Cáo đỏ dạy con tự lập một cách thú vị
Cáo đỏ đực là một trong những người cha kiêm thầy giáo tuyệt vời nhất trong giới động vật. Chúng luôn ở bên để bảo vệ, chăm sóc và chơi đùa với con.
Khi cáo con còn nhỏ, cáo bố sẽ là người đi săn và mang thức ăn về cho con. Nhưng khi bắt đầu cứng cáp, cáo bố sẽ chỉ kiếm cho mình đủ ăn và buộc con ra ngoài tự kiếm sống.
Dù nghiêm khắc nhưng cáo bố cũng rất thương con. Chúng vẫn tìm thức ăn về nhưng sẽ bí mật chôn ở những chỗ gần hang, dạy cho các con cách đánh hơi và tự tìm đồ ăn cho mình.
4. Chó hoang châu Phi lo việc mớm mồi cho con nhỏ
Ở loài chó hoang châu Phi, việc "bón" cho con ăn lại là trách nhiệm của những ông bố. Kể từ lúc sinh ra cho tới khi được 10 tuần tuổi, cho bố sẽ chủ động nhá nhuyễn đồ ăn, sau đó sẽ mớm tận miệng cho các con mình.
Sau khi chó con bắt đầu có dấu hiệu trưởng thành, chó bố sẽ dẫn con đi săn. Nhưng chó bố vẫn luôn đề cao cảnh giác khi không cho con đi thực hành quá xa nhà và trở thành miếng mồi cho những kẻ thù nguy hiểm.
5. Khỉ sư tử vàng Tamarin: cõng con trên lưng gần như 24/24
Kể từ lúc tầm 2 tuần tuổi, những chú khỉ con sẽ được bố mình trông nom cẩn thận bằng cách cõng trên lưng gần như 24/24. Những lúc hiếm hoi khỉ con rời xa bố là khi được mẹ cho bú, khoảng 2-3 giờ/lần.
Những chú khỉ con sẽ được bố chăm sóc một cách đặc biệt cho tới 6-7 tuần tuổi. Trước đó, tầm 4 tuần tuổi các bé đã có thể ăn những thứ hoa quả như khỉ trưởng thành.
Tuy nhiên, để tự mình ăn được, khỉ con vẫn phải nhờ bố mình bóc vỏ chuối và nghiền nhỏ, trước khi bỏ vào miệng nhai.
6. Hồng hạc chia sẻ trách nhiệm nuôi con một cách bình đẳng
Những chú hồng hạc trống có vẻ như rất chu đáo và cẩn thận khi luôn ở bên, chia sẻ trách nhiệm nuôi con từ khi "hai vợ chồng" chưa có gì. Từ lúc chuẩn bị giao phối, hồng hạc trống đã cùng bạn đời tìm chỗ đẻ trứng và lấy bùn để xây tổ.
Lúc "vợ" đẻ, hồng hạc trống sẽ tình nguyện chia sẻ thời gian ấp trứng và hai vị phụ huynh sẽ thay phiên nhau ấp tới khi trứng nở.
Khi những chú hồng hạc con chào đời, chúng sẽ nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc đồng đều từ cả bố lẫn mẹ.
7. Cá ngựa: kẻ mang nặng đẻ đau là bố
Sự bá đạo của cá ngựa đực được biết tới khi chúng công khai khả năng… mang thai hộ vợ mình. Để làm được điều này, đầu tiên cá ngựa cái sẽ gửi trứng của mình và một chiếc túi trên cơ thể cá ngựa đực. Sau đó, trứng sẽ được cá ngựa đực thụ tinh và mang theo mình suốt 45 ngày.
Có thể các ông bố cá ngựa sẽ không bị ốm nghén, nhưng những cơn đau khi... lâm bồn là một điều rất khó tránh khỏi.
8. Chim cánh cụt hoàng đế: gà trống nuôi con
Việc mang thai và đẻ trứng của chim cánh cụt mái sẽ tiêu tốn rất nhiều calo và có thể khiến những bà mẹ chim cánh cụt kiệt sức. Chính vì vậy, chim cánh cụt mái sau khi đẻ sẽ bỏ đi khoảng 2 tháng để tìm cho mình một nơi nghỉ dưỡng.
Lúc này, chim cánh cụt bố sẽ lãnh trách nhiệm vô cùng lớn. Ông bố đơn thân luôn tìm cách để giữ ấm quả trứng, thậm chí kẹp trứng ở trên chân và sẵn sàng không ăn uống, đi lại để quả trứng có thể an toàn một cách tối đa.
Nếu chim con nở trước khi chim mẹ quay lại, chim bố sẽ cho con uống sữa tiết ra từ thực quản của mình nữa cơ.
Trên thế giới có rất nhiều loài động vật, và mỗi loài động vật lại có một cách dạy dỗ con mình rất khác nhau. Vậy nhân Ngày của Bố, sau đây sẽ là danh sách những ông bố có những kỹ năng làm cha mẹ tốt nhất mà giới động vật được chứng kiến.
1. Sư tử đực - một tay bảo vệ cả gia đình
Tuy có phần lười biếng khi đùn đẩy chuyện kiếm ăn cho các bà vợ, nhưng sư tử đực cũng sở hữu những phẩm chất tốt của một người đứng mũi chịu sào trong gia đình.
Khi cảm nhận được mối nguy hiểm, trực giác của một người lãnh đạo bên trong sư tử đực trỗi dậy mạnh mẽ. Chúng luôn sẵn sàng để chiến đấu với thể khác có ý định tấn công hoặc muốn cướp đi gia đình của mình.
2. Khỉ đột đầu đàn: người cha, người đúng đầu
Khỉ đột đầu đàn luôn là một người cha gương mẫu cho những người con. Không chỉ bảo vệ sự xâm lược của những con khỉ đột ở đàn khác, khỉ đầu đàn còn chủ động tham gia vào việc tìm kiếm và tích trữ lương thực cho đàn.
Là một người cha, khỉ đột làm rất tốt điều này qua việc luôn ở bên chơi đùa với những chú khỉ con, cho tới khi chúng đến tuổi thiếu niên.
Hơn nữa, khỉ đột đầu đàn luôn thể hiện vai trò đứng đầu, bằng cách đóng vai nhân vật đứng ra giải quyết mọi rắc rối phát sinh giữa các thành viên trong gia đình.
3. Cáo đỏ dạy con tự lập một cách thú vị
Cáo đỏ đực là một trong những người cha kiêm thầy giáo tuyệt vời nhất trong giới động vật. Chúng luôn ở bên để bảo vệ, chăm sóc và chơi đùa với con.
Khi cáo con còn nhỏ, cáo bố sẽ là người đi săn và mang thức ăn về cho con. Nhưng khi bắt đầu cứng cáp, cáo bố sẽ chỉ kiếm cho mình đủ ăn và buộc con ra ngoài tự kiếm sống.
Dù nghiêm khắc nhưng cáo bố cũng rất thương con. Chúng vẫn tìm thức ăn về nhưng sẽ bí mật chôn ở những chỗ gần hang, dạy cho các con cách đánh hơi và tự tìm đồ ăn cho mình.
4. Chó hoang châu Phi lo việc mớm mồi cho con nhỏ
Ở loài chó hoang châu Phi, việc "bón" cho con ăn lại là trách nhiệm của những ông bố. Kể từ lúc sinh ra cho tới khi được 10 tuần tuổi, cho bố sẽ chủ động nhá nhuyễn đồ ăn, sau đó sẽ mớm tận miệng cho các con mình.
Sau khi chó con bắt đầu có dấu hiệu trưởng thành, chó bố sẽ dẫn con đi săn. Nhưng chó bố vẫn luôn đề cao cảnh giác khi không cho con đi thực hành quá xa nhà và trở thành miếng mồi cho những kẻ thù nguy hiểm.
5. Khỉ sư tử vàng Tamarin: cõng con trên lưng gần như 24/24
Kể từ lúc tầm 2 tuần tuổi, những chú khỉ con sẽ được bố mình trông nom cẩn thận bằng cách cõng trên lưng gần như 24/24. Những lúc hiếm hoi khỉ con rời xa bố là khi được mẹ cho bú, khoảng 2-3 giờ/lần.
Những chú khỉ con sẽ được bố chăm sóc một cách đặc biệt cho tới 6-7 tuần tuổi. Trước đó, tầm 4 tuần tuổi các bé đã có thể ăn những thứ hoa quả như khỉ trưởng thành.
Tuy nhiên, để tự mình ăn được, khỉ con vẫn phải nhờ bố mình bóc vỏ chuối và nghiền nhỏ, trước khi bỏ vào miệng nhai.
6. Hồng hạc chia sẻ trách nhiệm nuôi con một cách bình đẳng
Những chú hồng hạc trống có vẻ như rất chu đáo và cẩn thận khi luôn ở bên, chia sẻ trách nhiệm nuôi con từ khi "hai vợ chồng" chưa có gì. Từ lúc chuẩn bị giao phối, hồng hạc trống đã cùng bạn đời tìm chỗ đẻ trứng và lấy bùn để xây tổ.
Lúc "vợ" đẻ, hồng hạc trống sẽ tình nguyện chia sẻ thời gian ấp trứng và hai vị phụ huynh sẽ thay phiên nhau ấp tới khi trứng nở.
Khi những chú hồng hạc con chào đời, chúng sẽ nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc đồng đều từ cả bố lẫn mẹ.
7. Cá ngựa: kẻ mang nặng đẻ đau là bố
Sự bá đạo của cá ngựa đực được biết tới khi chúng công khai khả năng… mang thai hộ vợ mình. Để làm được điều này, đầu tiên cá ngựa cái sẽ gửi trứng của mình và một chiếc túi trên cơ thể cá ngựa đực. Sau đó, trứng sẽ được cá ngựa đực thụ tinh và mang theo mình suốt 45 ngày.
Có thể các ông bố cá ngựa sẽ không bị ốm nghén, nhưng những cơn đau khi... lâm bồn là một điều rất khó tránh khỏi.
8. Chim cánh cụt hoàng đế: gà trống nuôi con
Việc mang thai và đẻ trứng của chim cánh cụt mái sẽ tiêu tốn rất nhiều calo và có thể khiến những bà mẹ chim cánh cụt kiệt sức. Chính vì vậy, chim cánh cụt mái sau khi đẻ sẽ bỏ đi khoảng 2 tháng để tìm cho mình một nơi nghỉ dưỡng.
Lúc này, chim cánh cụt bố sẽ lãnh trách nhiệm vô cùng lớn. Ông bố đơn thân luôn tìm cách để giữ ấm quả trứng, thậm chí kẹp trứng ở trên chân và sẵn sàng không ăn uống, đi lại để quả trứng có thể an toàn một cách tối đa.
Chim cánh cụt bố quả xứng danh "Ông bố của năm".
Nếu chim con nở trước khi chim mẹ quay lại, chim bố sẽ cho con uống sữa tiết ra từ thực quản của mình nữa cơ.
Theo Tri Thức Trẻ
-
23 phút trướcTrứng là thực phẩm hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng ăn vào thời điểm nào giúp cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ sức khỏe não bộ thì không phải ai cũng biết.
-
2 giờ trướcTrứng và khoai lang được xem là thực phẩm vàng cho chế độ giảm cân vì chứa nhiều dinh dưỡng nhưng hàm lương calo thấp.
-
3 giờ trướcGần 200 con khỉ mới đây đã trốn khỏi khu Pho Khao Ton và hoành hành khắp Lopburi, thành phố du lịch nổi tiếng ở miền trung xứ chùa Vàng.
-
3 giờ trướcNhìn giống giun đất nhưng mang hương vị thơm ngon khó cưỡng, đặc sản này khiến không ít du khách nước ngoài lần đầu nhìn thấy phải “rùng mình”.
-
5 giờ trướcNgay sau khi được đăng tải, những hình ảnh về con hổ cái trong vườn thú đêm Chiang Mai, đã trở thành chủ đề gây sốt trên khắp các nền tảng mạng xã hội xứ chùa Vàng.
-
8 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
17 giờ trướcNgười dân ở Murung Raya, Trung Kalimantan, mới đây đã được một phen hoảng hồn khi bất ngờ thấy "đám mây" nhỏ trên không bất ngờ rơi xuống đất
-
19 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
-
21 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
22 giờ trướcTrong bài viết mới nhất được đăng tải, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel+Leisure (T+L) đã ca ngợi thành phố biển Nha Trang là "thủ phủ hải sản" của Việt Nam.
-
23 giờ trướcĂn trứng giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên ăn trứng buổi sáng và ăn trứng buổi tối sẽ có những sự khác biệt gì.
-
1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
1 ngày trướcĂn tỏi có phòng ngừa đột quỵ không là vấn đề được nhiều người quan tâm, cùng tham khảo các nhóm thực phẩm có thể giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ dưới đây.
-
1 ngày trướcGiá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.
-
1 ngày trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.
-
1 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
1 ngày trướcLần đầu nếm thử món lòng lợn mắm tôm ở Việt Nam, khách Tây thừa nhận loại nước chấm này có mùi hơi ghê nhưng vị lại rất ngon, “không tệ như suy nghĩ”.
-
1 ngày trướcLà một loại cây mọc hoang ở các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, nhưng quả của cây lu lu đực thường rất hiếm thấy trên thị trường. Trong khi đó ở Trung Quốc, quả lu lu đực hiện được bán với giá cao ngất ngưởng - 240 NDT/kg
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
10 ngày trước