Nhói lòng nỗi đau của người cha đằng sau chiếc áo "Xin đừng đánh"

"Tôi nhớ nhất có lần Minh bị người ta dùng dao chém vào đầu, chảy máu rất nhiều. Lúc ngồi băng bó cho Minh, nước mắt tôi chảy thành dòng. Bao nhiêu năm nuôi con vất vả tôi cũng không khóc, nhưng lần đó, tôi thực sự tủi thân vô cùng".

Những ngày cuối tháng ba, Hà Nội vẫn hứng chịu những cơn mưa phùn se lạnh về trên mọi ngõ phố. Trong dòng người hối hả, chúng tôi bắt gặp một chiếc áo khoác màu xanh da trời, trên áo ghi chi chít những dòng chữ và số điện thoại như người ta hay ghi mấy lời quảng cáo "Khoan cắt bê tông" trên cột điện. Trông kỳ quặc làm sao!

Nhưng đó không phải là lời quảng cáo, cũng không phải số điện thoại tiếp thị sản phẩm. Đó là một lời thỉnh cầu với vỏn vẹn ba chữ "Xin đừng đánh!". Người khoác chiếc áo đó là một chàng trai trưởng thành nhưng bộ dạng như đứa trẻ lên 3 đang ngơ ngác nhìn đường, thỉnh thoảng lại nói chuyện lầm bầm, lại giơ các ngón tay ra và say mê chơi đùa một mình.

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 1.

Chiếc áo khoác với dòng chữ "Xin đừng đánh".

Người ta gọi anh chàng đó là Minh "hấp". Và chúng tôi lờ mờ đoán ra rằng, phải chăng vì anh Minh "hâm hấp" như thế nên đã phải chịu bao nhiêu sự dè bỉu, bạo hành, đánh chửi của người dân xung quanh hay không? Và chúng tôi quyết định cùng theo anh Minh "hấp" về nhà, chỉ để được nghe những câu chuyện day dứt đằng sau chiếc áo kia.

Minh "hấp" lân la phố phường chán chê thì trở về nhà ở một ngõ nhỏ Trường Chinh. Từ đằng xa, chúng tôi đã thấy một người đàn ông lớn tuổi, gầy gò, lằng lặng dõi theo những bước chân của Minh từ xa. Tôi không biết ông ấy đã đứng trước cửa nhà chờ Minh quay về từ lúc nào, và cả cuộc đời khắc khoải của ông đã đứng ở nơi ấy bao nhiêu lần, chứng kiến bao nhiêu thương tích mà con mang về? Ông ấy là ba của Minh "hấp" - ôngNguyễn Văn Bình (SN 1953, Trường Chinh - Hà Nội).

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 2.

Khi Minh bước chân ra đường, tâm trí của ông Bình vẫn luôn dõi theo con.

Nỗ lực không mệt mỏi suốt 26 năm của người cha có con thiểu năng

Năm 1990, ông Bình vui mừng chào đón đứa con trai đầu lòng đáng yêu, bụ bẫm. Ông đặt tên con là Nguyễn Bình Minh, một cái tên tràn đầy niềm tin và hy vọng. Bình Minh sinh ra với thể chất bình thường nhưng thần kinh lại có nhiều bất ổn. Ngay từ nhỏ, khả năng giao tiếp và vận động của Minh đều khác với các trẻ bình thường.

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Bình - người cha đưa con đi chữa trị khắp nơi suốt 26 năm.

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 5.

Minh năm nay 26 tuổi nhưng nhận thức vẫn không khác gì đứa trẻ 2-3 tuổi. Thế giới của cậu hoàn toàn vô lo, vô nghĩ.

"Nhưng lúc đó tôi không nghĩ con mình bị bệnh mà chỉ nghĩ con kém thông minh, khờ dại hơn những đứa trẻ khác".

Năm Minh 6 tuổi, gia đình đưa cậu bé đến trường và đây cũng là lúc, cậu bộc lộ rõ những biểu hiện của bệnh thiểu năng trí tuệ. Minh bị tăng động, chân tay không lúc nào để yên, dễ cáu bẳn. Cậu nói rất nhiều nhưng không ai hiểu gì vì những câu nói không hề có logic với nhau, chưa kể Minh thường nói quá nhanh. Cậu bé thậm chí không thể nhớ nổi bảng chữ cái, thường có góc nhìn nghiêng khi muốn quan sát vật ở thẳng trực diện...

"Tôi đoán con bị bệnh về tâm thần nên đưa đi khám và các bác sĩ khẳng định Minh bị thiểu năng trí tuệ" - ông Bình kể lại.

Biết con bị bệnh, ông Bình đã đưa Minh đi khám ở nhiều nơi. Nghe đồn ở Sài Gòn có vị bác sĩ du học bên Mỹ về trị bệnh rất giỏi, ông cũng lặn lội đưa con vào... Thế nhưng sau tất cả, điều ông nhận lại được chỉ là những cái lắc đầu chán nản.

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 6.

Minh tiếp thu mọi thứ rất chậm, dễ đau đầu, cáu bẳn.

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 7.

Nhưng cậu rất thương bố, nghe lời bố, thỉnh thoảng còn hay chạy đến hôn ngực bố để bày tỏ tình cảm.

"Khi việc chụp citi cắt lớp, cộng hưởng từ vẫn còn là những kỹ thuật y học mới ở Việt Nam thì tôi đều đã tìm hiểu và đưa Minh đi khám. Tuy nhiên, ai cũng nói, bệnh thiểu năng trí tuệ không chữa nổi".

Minh không thể đi học ở những ngôi trường bình thường. "Tôi đưa con vào trường chuyên biệt - Tiểu học Bình Minh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) với hy vọng giúp con trưởng thành hơn". Tuy nhiên, quá trình này diễn ra rất chậm chạp và đến năm 2005-2006, ông Bình quyết định cho con nghỉ học, tiếp tục điều trị tại nhà.

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 8.

Tay chân Minh không lúc nào để yên, cậu luôn luôn phải nghịch một thứ gì đó.

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 9.

Minh thích đi lang thang một mình và ông Bình cứ lặng lẽ dõi theo con từ xa.

Minh ít hiểu về thế giới xung quanh, dù đã 26 tuổi nhưng tâm lý và nhận thức vẫn chỉ như đứa trẻ 2-3 tuổi. Riêng ông Bình, mỗi khi nhìn thấy con đều không khỏi chạnh lòng xót xa. Chẳng cần phải nói đến những chuyện ông từng phải trải qua, chỉ riêng chuyện nghĩ đến Minh mãi mãi không thể sống hoàn toàn tự lập đã là một nỗi day dứt, cứa vào tâm can ông.

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 10.

Chỉ cần nghĩ đến chuyện Minh mãi không thể sống tự lập được, ông Bình đã day dứt lắm.

Thế nhưng bất chấp tất cả, gạt hết đi những nỗi thất vọng, đau khổ, ông Bình cố gắng sống vui vẻ vì con. Cuộc hành trình điều trị cho Minh và những nỗ lực đưa cậu hòa nhập với cuộc sống này của ông vẫn chưa khi nào dừng lại.

"Tôi vẫn cho Minh uống các loại thuốc chống co giật, chỉ bảo cho Minh nhiều thứ khác. 26 năm qua, tôi từng hy vọng và thất vọng rất nhiều lần nhưng cuộc hành trình chạy chữa vẫn chưa khi nào thật sự dừng lại vì cho đến lúc này, tôi vẫn thấy mình không hề mệt mỏi. Tôi đặt mục tiêu 5 năm và mong là đến năm Minh 30 tuổi, con sẽ nhận thức được nhiều hơn".

Xót xa nhìn con trở về nhà với những vết thương đau đớn

Minh có tư duy khác mọi người, cậu hay thích trêu chọc người khác bằng cách đánh nhẹ vào người họ. Minh cũng hay thích đi bấm chuông các gia đình hàng xóm hoặc lấy những hòn đá nhỏ ném vào bên trong. Dù không gây nguy hiểm gì nhưng những hành động đó của Minh đã khiến cậu bị nhiều người ghét bỏ. Họ không hiểu về bệnh tình của Minh và thường hay la hét, chửi bới, đánh đập thậm chí còn làm nhục cậu.

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 11.

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 12.

Những chiếc áo in số điện thoại và lời thỉnh cầu "Xin đừng đánh" mà ông Bình muốn nói thay con.

Nhiều lần, ông Bình thấy con bị người khác đuổi đánh đến tận cổng nhà, thấy Minh kêu khóc một mình khi bị người ta hất cả chậu nước lạnh vào người mà không biết làm thế nào. Những lúc ấy, Minh khóc còn ông Bình chỉ biết nhìn con trong tâm trạng đau xót đến cùng cực. Thương con, biết con chỉ vì bị bệnh chứ không hề có ý muốn gây thù, chuốc oán với ai, ông Bình lại phải lận đận đi xin lỗi chính những người đánh đập, hành hạ Minh và giải thích cho họ hiểu về căn bệnh mà con mình mắc phải.

"Tôi nhớ có lần Minh bị người ta dùng dao chém vào đầu chảy máu rất nhiều. Lúc ngồi băng bó cho Minh, nước mắt tôi chảy thành dòng. Bao nhiêu năm nuôi Minh vất vả, tôi không khóc vì nghĩ mình là đàn ông nhưng lần đó thực sự thấy tủi thân vô cùng".

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 13.

Bà Nghĩa (tổ trưởng tổ dân phố) chia sẻ: "Minh là một đứa trẻ ngoan nhưng vì khác với mọi người nên hay bị trêu chọc, đánh đập. Tuy nhiên, từ ngày hiểu về bệnh của Minh thì hàng xóm ai cũng thương yêu cậu ấy".

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 14.

Bà Thịnh (hàng xóm của ông Bình) tâm sự: "Minh tuy không bình thường về nhận thức nhưng không làm hại ai bao giờ. Ở đây ai cũng biết rõ hoàn cảnh của gia đình nó nên thương nhiều lắm".

Minh năm nay 26 tuổi và theo lời ông Bình, có đến hơn 20 năm, ông thường xuyên chứng kiến con mình bị người ta đánh đập, hành hạ, lăng nhục bằng nhiều cách.

Lời thỉnh cầu "Xin đừng đánh" phía sau mỗi chiếc áo của Minh "hấp"

Thương con và gần như bất lực khi không thể đi theo kè kè canh chừng, ông Bình đã nảy ra sáng kiến ghi số điện thoại và dòng chữ "Xin đừng đánh" vào lưng áo của Minh. "Chiếc áo nào mua về, tôi cũng phải ghi dòng chữ ấy cùng số điện thoại vào, ngay cả những chiếc áo mà Minh còn chưa mặc lần nào".

Theo lời ông Bình, từ khi có những chiếc áo như thế, Minh ít bị đánh hơn. "Có lần tôi ra ngõ thấy Minh bị bắt nạt. Nhưng rồi mấy người xung quanh nhìn sau lưng áo, họ biết Minh không bình thường nên lảng đi. Có người cũng từng can ngăn, nói là "nhìn áo nó ghi rõ lời cầu xin thế kia rồi còn đánh nó làm gì".

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 15.

Minh thích chơi đùa một mình.

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 16.

Trong lúc Minh đi chơi, ông Bình tranh thủ nấu cơm và lau dọn nhà cửa. Mọi thứ đều do ông tự tay làm vì vợ chồng ông ly thân đã mấy năm nay và con gái thứ 2 đang bận rộn lo việc học tập cuối cấp 3.

Số điện thoại ghi sau lưng áo cũng giúp Minh 4 lần tìm thấy đường về sau khi đi lạc. Điều ấy khiến ông Bình tin rằng, trên đời này vẫn còn nhiều người tốt, vẫn ấm áp tình người. Nhờ có những chiếc áo như thế, ông cũng đỡ lo khi để cho Minh một mình lang thang theo ý thích.

Bây giờ cuộc sống của ông Bình gắn chặt với việc chăm lo cho Minh. Mọi công việc ông làm đều là vì Minh. Mỗi ngày, ông đều lặp đi lặp lại các công việc nấu ăn, tắm giặt, cho con uống thuốc và mát xa, bấm huyệt cho Minh. Khi Minh đi chơi, bao giờ ông cũng mặc áo cho cậu và nhắc con đi nhớ về sớm, đi lại cẩn thận.

Đằng sau chiếc áo Xin đừng đánh của Minh hấp là nỗi đau của một người cha... - Ảnh 17.

Cánh cổng mở ra, Minh bước chân ra đường còn đôi mắt ông Bình vẫn không ngừng dõi theo. Từng bước chân Minh xa dần và nhịp đập trái tim ông Bình cũng theo đó, dần trở nên nhanh hơn bởi những lo lắng vô hình chồng chất.

Ông không cản Minh bởi ông sợ có một lúc nào đó sẽ không thể đồng hành cùng con được nữa. Nhìn theo bước chân Minh, dù bước chân ấy chỉ là thói quen thôi nhưng người cha vẫn mong rằng, biết đâu đấy, nó sẽ khiến Minh, từ một con người "hồn nhiên", được "bình minh" thật sự.

Theo Trí thức trẻ


Tin tức mới nhất