Thành phần dinh dưỡng của đu đủ

Đu đủ được coi là một trong những loại trái cây lành mạnh nhất, chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Một quả đu đủ nhỏ (khoảng 150g) có thể cung cấp:

-Calo 59

-Protein 1g

-Carbohydrate 15g

-Chất xơ 3g

-Kali 11% nhu cầu dinh dưỡng cần trong 1 ngày (RDI)

-Vitamin B9 14% RDI

-Vitamin A 33% RDI

Ngoài ra, đu đủ còn chứa vitamin B1, B3, B5, K, E, carotenoids, enzyme papain, quercetin, flavonoid, zeaxanthin. Đặc biệt trong đu đủ lượng beta caroten, một tiền chất của vitamin A nhiều hơn trong các rau quả khác.

Khi chín, quả đu đủ chứa 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, nhiều caretenoid acid hữu cơ và các chất đạm chống ôxy hóa nên tác dụng tốt cho hệ thống tim mạch, có thể ngăn ngừa bệnh ung thư kết tràng.

Những ai không nên ăn đu đủ chín?-1
Đu đủ tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Những ai không nên ăn đu đủ?

Báo Vietnamnet dẫn nguồn trang Healthshot cho biết, tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Aditi Mudaliyar, từ Bệnh viện Motherhood (Ấn Độ) nói: “Đu đủ là loại trái cây mọng nước có hàm lượng calo thấp, giàu vitamin C và A.

Đu đủ có nhiều lợi ích bao gồm phòng ngừa hen suyễn, thậm chí cả đặc tính chống ung thư. Loại quả này được cho có vai trò bảo vệ mắt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng".

Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng đu đủ không an toàn với tất cả mọi người. Khi đang ở một số tình trạng sức khỏe nhất định, tốt nhất bạn nên tránh loại quả này.

Bệnh nhân sỏi thận

Chúng ta ca ngợi đu đủ vì chứa nhiều vitamin C, cũng có tuyên bố rằng đu đủ giúp kiểm soát mức creatinine trong máu và giảm bớt chứng chuột rút cơ bắp. Nhưng quá nhiều thứ tốt đôi khi có thể mang lại hậu quả ngoài ý muốn và quá nhiều vitamin C dễ dẫn đến sỏi thận.

Người dị ứng mủ đu đủ

Papain trong nhựa đu đủ là loại enzyme tốt cho hệ tiêu hóa, song lại có những người dị ứng với papain và các chất khác như chymopapain, caricaine và chitinase trong đu đủ. Nếu bạn bị dị ứng với nhựa đu đủ, hãy tránh ăn các món chứa quả này.

Vấn đề về tim

Chất papain trong nhựa đu đủ được cho là làm chậm nhịp tim, có thể gây ra các bất ổn tim mạch nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bạn đã có tiền sử bệnh tim mạch, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn đu đủ.

Suy giáp

Bệnh suy giáp là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Hormon tuyến giáp giúp kiểm soát sự tăng trưởng, sửa chữa tế bào và trao đổi chất. Cũng giống như tim, đu đủ có tác động tương tự đối với người bị suy giáp. Vì vậy, những người bị suy giáp nên tránh ăn đu đủ.

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Những ai không nên ăn đu đủ?". Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa loại quả này nhé.

Theo VTC News