Thanh long thuộc họ xương rồng, còn được gọi là Pitaya. Thanh long rất giàu vitamin C, vitamin A, vitamin B1, vitamin B12, vitamin E và chứa một lượng kali, magie, kẽm và photpho.
Quả cũng có canxi, đồng và sắt với lượng nhỏ hơn. Thanh long cũng chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi như polyphenol, flavonoid, carotenoid, betaxanthin và betacyanins.
Thanh long được coi là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, chỉ số GI thấp trong khoảng 48-52, vì vậy khi bổ sung loại quả này một cách hợp lý sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Mặt khác, trái cây này cũng rất tốt để cải thiện sức khỏe đường ruột. Nhờ giàu axit béo Omega-3, nên thanh long trở thành bữa ăn lành mạnh góp phần bảo vệ tim mạch.
Chưa hết, với các chất dinh dưỡng dồi dào, thanh long còn có khả năng kiểm soát mức cholesterol của bạn và giảm bệnh gan nhiễm mỡ.
Một số công dụng của thanh long với sức khỏe:
Tăng cường miễn dịch tiềm năng
Thanh long chứa nhiều flavonoid và vitamin C chống cảm cúm, rất tốt cho hệ miễn dịch. Trên thực tế, nó chứa nhiều vitamin C hơn cà rốt, khiến thanh long trở thành một trong những thực phẩm cung cấp vitamin C tốt hơn.
Thanh long cũng được xếp hạng cao trong danh sách các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do có hại.
Những công dụng của quả thanh long với người tiểu đường mà nhiều người chưa biết.
Trợ giúp tiêu hóa
Thanh long chứa một lượng chất xơ tốt, có thể giúp hệ tiêu hóa duy trì hoạt động bình thường và loại bỏ các vấn đề như táo bón và trào ngược axit.
Thanh long tươi chứa khoảng 1g chất xơ trên 100g khiến nó trở thành một loại thực phẩm giàu chất xơ tuyệt vời.
Một lý do khác khiến thanh long có lợi cho tiêu hóa là do các oligosaccharide hoạt động như prebiotic, từ đó cải thiện sức khỏe đường ruột và tiêu hóa.
Giúp chống viêm, giảm viêm khớp
Viêm khớp là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp xương và gây kích ứng đến các khớp, thậm chí gây liệt. Thêm thanh long vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp chống viêm, giảm viêm khớp.
Chống ung thư
Ngoài vitamin C, thanh long còn chứa carotene - dưỡng chất giúp chống ung thư và giảm các khối u hiệu quả. Bên cạnh đó, lycopene trong phần màu đỏ của quả thanh long được chứng minh giúp giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.
Quản lý và phòng ngừa bệnh tiểu đường
Bên cạnh việc thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn, chất xơ có trong thanh long còn có thể giúp ổn định lượng đường trong máu để duy trì kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thanh long giúp giảm oxy hóa, ngăn ngừa một số vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường.
Không chỉ vậy, nghiên cứu sâu hơn xem xét lợi ích của thanh long đối với tình trạng kháng insulin ở chuột béo phì cho thấy ăn thanh long cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Những công dụng của quả thanh long với người tiểu đường mà nhiều người chưa biết.
Tạp chí Nghiên cứu Dược lý học cho biết mô hình nghiên cứu trên động vật cho thấy thanh long có thể giúp giảm mức cholesterol LDL xấu đồng thời cải thiện cholesterol HDL tốt, khiến thanh long trở thành thực phẩm giảm cholesterol tuyệt vời.
Nó cũng đã được chứng minh là cải thiện chức năng mạch máu ở nam giới và phụ nữ nhờ cung cấp betalain trong một thử nghiệm chéo ngẫu nhiên, kiểm soát giả dược.
Và đừng quên những hạt đen nhỏ bên trong quả thanh long. Mỗi khẩu phần cung cấp một lượng lớn axit béo omega, có thể giúp giảm chất béo trung tính để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Giúp giảm cân
Muốn giảm cân, bạn hãy thêm thanh long vào chế độ ăn hàng ngày. Nguyên nhân là do thanh long chứa ít calo và nhiều chất xơ, điều này sẽ giúp cơ thể cảm thấy no nhanh hơn và kiểm soát sự thèm ăn hiệu quả.
Giảm dấu hiệu lão hóa cho da
Các chất chống oxy hóa của thanh long giúp giảm tác dụng của các gốc tự do gây tổn hại tế bào trong cơ thể. Điều này mang lại cho làn da luôn căng mịn, trẻ trung. Có thể sử dụng mặt nạ thanh long kết hợp cùng mật ong để chống lão hóa cho da.
Những lưu ý khi ăn thanh long
Các nghiên cứu cho thấy thanh long có tác dụng chống bệnh tiểu đường bằng cách tái tạo tế bào tụy-β và làm giảm khả năng kháng yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi-21 (FGF-21). Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi-21 là một loại hormone giúp điều chỉnh các chức năng trao đổi chất.
Một khẩu phần 100 gam trái cây cung cấp 60 calo năng lượng. Do đó, một người mắc bệnh tiểu đường có thể tiêu thụ không quá 100 gram thanh long mỗi ngày.
Điều này sẽ giúp giảm đột biến lượng đường trong máu và hỗ trợ giảm cân. Nếu bạn kết hợp thanh long với các loại trái cây khác thì có thể tiêu thụ khoảng 50gm.
Bạn nên ăn thanh long khi chúng còn tươi. Ngoài ra, bạn có thể chế biến thành món nước ép hoặc sinh tố. Bạn cũng có thể đưa thanh long vào làm món salad khi có sự kết hợp với dưa chuột, cà chua và các loại rau phù hợp với người tiểu đường.
Theo Người Đưa Tin