Lịch sử hình thành

Bộ lạc Bemba di cư đến Zambia từ Vương quốc Luba (Cộng hòa Dân chủ Congo ngày nay) trong cuộc di cư Bantu diễn ra giữa thế kỷ 15 và 17.

Truyền thuyết kể rằng, tộc trưởng của bộ tộc Luba, Mukulumpe, kết hôn với một người phụ nữ tên là Mumbi Lyulu Mukasa, người thuộc tộc Ng'andu.

Cô có các con trai tên là Chiti, Nkole và Katongo, những người đã chạy trốn khỏi vương quốc Luba sau một cuộc tranh chấp.

Những điều kỳ lạ về bộ lạc lớn nhất của Zambia-1

Để mở rộng vương quốc của mình, Bemba đã tấn công các bộ lạc nhỏ hơn, cướp đất đai, tài nguyên và phụ nữ. Nkole và Chiti qua đời, được chôn cất tại khu chôn cất hoàng gia Mwalule.

Người con trai duy nhất còn lại kế vị, chế độ mẫu hệ được duy trì cho tới ngày nay. Sau khi phát hiện ra một con cá sấu chết, đây được coi là điềm lành, người Bemba định cư lại phía bắc Zambia.

Những điều kỳ lạ về bộ lạc lớn nhất của Zambia-2

Bộ lạc Bemba chủ yếu được tìm thấy ở các tỉnh phía bắc như Luapula, Muchinga, Trung tâm và Copperbelt. Có những bộ lạc khác như Ushi, Lamba, Bisa, Chishinga, Kunda, Lala, Lunda, Ng'umbo, Swaka, Tabwa và Unga nói tiếng địa phương của Bemba.

Mặc dù có mối liên kết nhưng những bộ lạc này vẫn độc lập riêng. Theo quá trình đô thị hóa, tiếng Bemba dần phổ biến khắp nơi ở Zambia, bao gồm cả thủ đô Lusaka.

Văn hóa của người Bemba

Do đất đai khô cằn, người Bemba đã tạo ra một hệ thống canh tác gọi là chitemene. Người ta sẽ đốt nương làm rẫy, tro có tác dụng làm giảm độ chua của đất. Khi đất đai bị khai tác quá mức sau 3 - 4 năm, người Bemba sẽ chuyển đến một vùng đất khác trồng trọt.

Do dân số gia tăng, dẫn đến áp lực về đất đai, hệ thống canh tác chitemene đang dần được sử dụng ít hơn.

Những điều kỳ lạ về bộ lạc lớn nhất của Zambia-3

Người Bemba tái hiện cuộc di cư của họ đến Zambia trong lễ hội truyền thống Ukusefya Pa Ngwena hằng năm, diễn ra ở quận Mungwi. Có đánh trống, khiêu vũ, đồ ăn thức uống truyền thống được phục vụ. Ukusefya Pa Ngwena diễn ra vào tháng 8. 

Giống như nhiều bộ lạc Zambia khác, các nghi lễ nhập môn được tổ chức khi nam và nữ đến tuổi dậy thì. Lễ nhập môn của nữ giới được gọi là Chisungu.

Do quá trình phương Tây hóa, đặc biệt là sự truyền bá của Cơ đốc giáo, nhiều tập tục truyền thống không còn diễn ra nữa hoặc chỉ diễn ra ở các vùng nông thôn. 

Một số nghi lễ nhập môn chỉ diễn ra trước khi nam nữ kết hôn. Ví dụ, phụ nữ trước khi cưới chồng sẽ thuê một chimbusa – họ là những cố vấn chuyên đưa ra lời khuyên về tình dục và công việc nhà. Đàn ông cũng làm tương tự nhưng gọi là Shibukombe.  

Những điều kỳ lạ về bộ lạc lớn nhất của Zambia-4

Khi một người đàn ông muốn kết hôn, anh ta phải mang những chiếc đĩa gọi là tumbale chứa đầy tiền đến nhà của vợ chưa cưới. Điều này tương tự như tục cầu hôn của phụ nữ trong văn hóa phương Tây.

Khi lời đề nghị kết hôn được nói ra, các đĩa được đưa trả lại cho người đàn ông, chứa đầy thức ăn trên đó. Quá trình này được gọi là Chisekele Nsalamu. Giá cô dâu hay còn gọi là mpango sau đó sẽ được thỏa thuận.

Tiệc buffet trước đám cưới được gọi là Icilanga Mulilo được tổ chức cho chú rể. Mục đích của sự kiện này là để cho gia đình chú rể thấy rằng, người vợ rất thành thạo nấu ăn. Nó cũng biểu thị rằng, chú rể được tự do ăn uống tại nhà của vợ chồng mình. 

Những điều kỳ lạ về bộ lạc lớn nhất của Zambia-5

Sau khi một cặp vợ chồng Bemba đã kết hôn hạnh phúc được vài năm, gia đình nhà vợ muốn thể hiện sự trân trọng của mình với chồng bằng cách tổ chức Matebeto, tương tự như tiệc buffet trước đám cưới nhưng với số lượng đồ ăn lớn hơn.

Truyền thống cuối cùng liên quan đến thực phẩm trước đám cưới là Ukonkola. Đó là một bữa ăn do cha mẹ cô dâu chuẩn bị cho chú rể.

Giống như tất cả các bộ lạc khác ở Zambia, người Bemba ăn món ăn dân tộc chủ yếu là nshima, bữa ăn làm từ ngô và rau. Món ăn đi kèm với một loại nước giải khát làm từ rễ lên men và bột ngô.

Món này được phục vụ thay cho nước trái cây hoặc nước lọc cho khách. Bemba cũng nấu bia, được gọi là katubi hoặc Chipumu.

 Theo Báo Giao Thông