Những điều nhất định phải nhớ khi cúng Thần tài để cả năm đại phát lộc, giàu bền vững

Những điều nhất định phải nhớ khi cúng Thần tài để cả năm đại phát lộc, giàu bền vững - gia đình nào cũng cần biết tránh phạm phải điều đại kỵ.

Tục thờ thần Tài có bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XX. Có nhiều câu chuyện trong dân gian để kể giải thích về phong tục này. Tuy nhiên, riêng phong tục thờ cúng Thần tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch được tương truyền khá đồng nhất.

Trong ngày này, các gia đình kinh doanh, buôn bán thường cúng lễ Thần Tài cầu mong năm mới đắc tài đắc lộc, tiền bạc rủng rỉnh cả năm.

Thần Tài là vị thần vô cùng linh thiêng, trông coi tiền tài, vàng bạc cho các gia đình. Không phải nhà nào cũng có điều kiện để cúng, nhưng hầu như hộ kinh doanh nào cũng lập bàn thờ Thần Tài để cầu xin may mắn, tài lộc.

 

 Những điều nhất định phải nhớ khi cúng Thần tài để cả năm đại phát lộc, giàu bền vững-1

Dù vậy, nếu nói về cách thờ cúng Thần Tài thì chẳng phải ai cũng biết và hiểu cặn kẽ. Nếu đã lập bàn thờ Thần Tài trong nhà thì bạn dứt khoát phải nắm rõ những thông tin sau đây kẻo vô tình đắc tội với thần linh mà không biết:

– Ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng được coi là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này, các công ty, gia đình, cửa hàng có bàn thờ Thần Tài đều sắp lễ vật về cúng, xin tháng mới làm ăn phát đạt may mắn. Đặc biệt ngày mùng 10 Tết được coi là đặc biệt quan trọng.

– Lễ cúng của Thần Tài – Ông Địa vừa có mặn vừa có chay. Lễ cúng 6 tháng đầu năm thì mặn, mà từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm là chay.

Ngày vía Thần Tài

Ngày 10 âm lịch hàng tháng cũng được xem là ngày vía Thần Tài, vào ngày này họ sẽ cúng Thần Tài cẩn thận để khỏi mất tài lộc trong tháng đó. Tuy nhiên, ngày mùng 10 tháng giêng vẫn được nhiều người xem là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất trong năm.

Vào ngày này, không khó để nhìn thấy cảnh tượng tại các cửa hàng vàng người dân xếp hàng dài để chờ mua vàng cầu may trong ngày “vía Thần Tài” – vị thần chủ quản tài lộc.

Những điều nhất định phải nhớ khi cúng

– Khi đốt nhang gia chủ cần phải thay nước uống, thay lọ hoa…

– Không được để chó mèo quậy phá làm kinh động bàn thờ Thần Tài, sẽ đắc tội lớn.

– Hàng tháng phải lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước.

– Khăn để lau và tắm cho Thần Tài phải là khăn riêng, không được dùng vào việc khác.

– Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc , không được rãi ra ngoài.

– Vàng, bạc đại đốt ở ngoài.

– Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa hắt vào nhà nhằm mang ý nghĩa rước tài lộc về nhà.

– Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài kẻo mất hết lộc.

Theo Khoevadep


lễ vật cúng thần tài Ngày đầu năm mới

Tin tức mới nhất