Những hiện tượng thị giác xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Có lẽ bạn đã từng để ý thấy có nhiều sợi đen bay trước mắt (còn gọi là hiện tượng “ruồi bay” trước mắt) khi hướng mắt về một bức tường trắng hoặc ngước nhìn bầu trời xanh, và tự hỏi tại sao chuyện đó lại xảy ra? Đó thực chất là gì và có đáng ngại không?

Thực tế là, còn có nhiều hiện tượng thị giác khác mà bạn có thể đã trải qua mà chưa từng để ý, Dưới đây là tổng hợp những hiện tượng đó và lời giải thích cho chúng.

1. “Ruồi bay”

 

Những dải đen giống như sợi tơ bay lơ lửng giữa trời này thực chất là gì?

 
Những sợi đen bay lơ lửng trước mắt này thường là các dải protein, ví dụ như sợi collagen, hoặc thi thoảng là các tế bào siêu nhỏ như tế bào nhận kích thích ánh sáng mà thoát ra từ phía sau của nhãn cầu. Các sợi collagen là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này và chúng cũng hay kết nối lại với nhau, tạo thành một dải đen mà bạn quan sát thấy trong mắt của mình.

Hầu hết mọi người đều trải qua hiện tượng này, dù vậy một số người có xu hướng nhìn thấy “ruồi bay” nhiều hơn người khác. Những người cận thị thường dễ bị mắc chứng “ruồi bay” ở mắt hơn vì trục ngang của nhãn cầu (khoảng cách từ con người đến võng mạc) thường dài hơn so với người bình thường và người viễn thị, vì vậy cơ mắt bị dãn hơn và khiến các sợi protein hoặc tế bào dễ thoát ra.



Chúng có thể là các sợi protein hoặc tế bào thị giác.

Bên cạnh đó, khi già đi ta cùng nhìn thấy nhiều đốm đen hơn vì cấu tạo các chất trong dịch thủy tinh thể thay đổi. Ở người già, dịch thủy tinh thể thường trở nên ít hơn và sẽ co lại, kéo theo cả các tế bào nằm ở võng mạc, khiến họ dễ nhìn thấy “ruồi đen” hơn.

Thường thì chúng ta không thể nào làm hiện tượng này biến mất vì một khi thoát ra, các tế bào và các sợi protein sẽ “trôi nổi” bên ngoài mãi mãi. Có chăng, thi thoảng một vài tế bào sẽ bị hút trở lại. Một số người còn cho rằng có một số bài tập cử động mắt đặc biệt có thể giúp đẩy các vật thể “vướng víu” này ra khỏi tầm nhìn.

Dù vậy, nếu bạn thực sự không muốn nhìn thấy “ruồi đen” trước mắt nữa, có hai phương pháp mổ mắt là mổ chữa bong võng mạc và mổ loại bỏ “ruồi đen” có thể làm được điều này.
 
2. Đốm trắng thoắt ẩn thoắt hiện

“Blue Entoptic Phenomenon” là hiện tượng mà bạn thấy một số đốm trắng siêu nhỏ bay lơ lửng trước mắt. Chúng di chuyển rất nhanh và biến mất nhanh chóng.
 
Các tế bào bạch cầu chính là bản chất của các đốm trắng thoắt ẩn thoắt hiện này.


Về bản chất, các tế bào hồng cầu mà chiếm số lượng chủ yếu phần bên trong của mao mạch, hấp thụ ánh sáng theo cách khác biệt so với các bạch cầu. Não bộ có thể nhận biết đúng màu sắc mà các hồng cầu cảm nhận được, vì thế đối với não bộ, hồng cầu hòa lẫn vào cảnh mà mắt nhìn thấy.

hien-tuong-thi-giac-ky-la
Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng này?


Tuy nhiên, với các bạch cầu, vì có kích cỡ khác biệt và ít phổ biến hơn, não bộ sẽ coi đó là các đốm trắng và vì thế có thể nhìn thấy chúng. Thỉnh thoảng, các đốm trắng có viền màu đen, cái viền đen này thực chất là khoảng hở mà tế bào bạch cầu tạo ra đằng sau chúng khi lao đi theo dòng máu chảy trong mao mạch.

3. Vệt nhiễu trước mắt
 



Khi nhắm mắt lại, bạn có để ý thấy những vệt nhiễu giống như của màn hình ti vi
 như thế này không?

 
Hiện tượng “visual snow” (tuyết thị giác) là khi ta nhìn thấy một phần hoặc toàn bộ tầm nhìn bị bao phủ bởi các hạt sạn hoặc vệt nhiễu.

Bạn có thể dễ thấy “visual snow” khi nhắm mắt lại hoặc khi nhìn trong bóng tối. Hầu như tất cả mọi người đều trải qua hiện tượng này nhưng ở các mức độ khác nhau. Ở một số người, chứng bệnh này nghiêm trọng đến nỗi trở thành một bệnh lý và cản trở rất nhiều đến thị lực và sức khỏe của họ.
 
Chưa có lời giải thích chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Rất có thể nó là kết quả của chứng nhiễu loạn cảm nhận kích thích ánh sáng, xảy ra khi các tế bào cảm nhận trở nên nhạy cảm quá mức, hoặc khi chúng gửi đi tín hiệu sai mặc dù không hề nhận được kích thích ánh sáng nào.

hien-tuong-thi-giac-ky-la
Tầm nhìn của người mắc chứng "visual snow" bị hạn chế hơn so với người bình thường.


4. Đom đóm mắt

Đom đóm mắt là hiện tượng nhìn thấy ánh sáng lóe lên trong mắt mặc dù không hề có kích thích ánh sáng đi vào mắt. Bạn sẽ thấy hiện tượng này khi dụi mắt đang nhắm lại, khi hắt hơi hoặc ho quá mạnh, khi đầu bạn bị chấn động, hoặc thậm chí khi bị hạ huyết áp. Chúng thường là những mảng ánh sáng không rõ hình dạng có màu sặc sỡ hiện lên rất nhanh, đã được mô tả từ thời xa xưa bởi những người Hy Lạp cổ đại.
 

Trường hợp "nổ đom đóm mắt" phổ biến là khi ta dụi mắt hoặc khi ta bị va đập vào đầu.

 
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên là do lực tác động bên ngoài lên đôi mắt có tác dụng như tín hiệu kích thích lên tế bào mắt ở võng mạc, khiến chúng phản ứng và tạo ra “đom đóm mắt”. Ngoài ra, các tín hiệu kích thích “giả” có thể đến từ tác động lên sự trao đổi chất (thiếu oxy hoặc glucose) cũng làm các nơ-ron thần kinh vùng vỏ não thị giác phản ứng.
 
Một trường hợp khác của “đom đóm mắt” là khi tập trung vào một vùng ánh sáng quá lâu rồi đột ngột nhắm mắt lại hoặc đổi hướng nhìn sang vùng tối hơn, bạn có thể nhìn thấy vệt sáng mờ đọng lại trong chốc lát trước khi tan đi.

Lời giải thích cho trường hợp này đó là do mắt vẫn đốt cháy năng lượng và giải phóng các tín hiệu điện dù đang trong trạng thái nghỉ. Khi các tín hiệu điện tập trung lại thành lượng lớn, nó đủ làm kích thích tế bào thị giác và tạo nên các dải ánh sáng kì lạ có màu sắc đặc trưng của “đom đóm mắt.”

 Theo Trí Thức Trẻ


Tin tức mới nhất