Những lưu ý khi tiêm vắcxin ung thư cổ tử cung

Mới đây một thiếu nữ đã tử vong sau tiêm vắcxin phòng ung thư cổ tử cung tại TP.HCM và Bộ Y tế cũng đã có kết luận về trường hợp này. Dưới đây là những lưu ý trước khi tiêm phòng vắcxin ung thư cổ tử cung.

Theo các bác sỹ sản khoa, phương pháp tiêm vắcxin sẽ phòng bệnh bằng cách giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy virus HPV trước khi virus xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.
 
HPV có khoảng 120 type khác nhau, trong đó có 30 - 40 type HPV liên quan đến tổn thương đường sinh dục. Nhiễm HPV type 16, 18 là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ung thư và các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo.


 
Nhiễm HPV type 6, 11 dễ gây mụn cóc sinh dục. Vắcxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung chủ yếu phòng ngừa nhiễm HPV dễ gây ung thư cổ tử cung (type 16, 18), có loại văcxin phòng ngừa cả mụn cóc sinh dục (type 6, 11). HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do vậy, để việc phòng ngừa có hiệu quả cao nên tiêm ngừa trên những người chưa quan hệ tình dục.
 
Theo khuyến cáo của Hội Ung thư Hoa Kỳ, tiêm phòng HPV thường quy được khuyến cáo cho bé gái 11-12 tuổi, tuy nhiên có thể tiêm từ 9 - 18 tuổi chưa quan hệ tình dục.
 
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa cho bé gái và phụ nữ trẻ là trước khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục.
 
Cho dù có tiêm ngừa hay không vẫn phải tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung vì có nhiều nguyên nhân khác gây ung thư cổ tử cung ngoài nhiễm HPV.
 
Trong thời gian mang thai không tiêm ngừa. Để đảm bảo cho việc tiêm phòng có hiệu quả nên tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ sản khoa.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tại Việt Nam, thời gian gần đây mỗi năm sử dụng khoảng hơn 40.000 liều vắc xin phòng ngừa Ung thư cổ tử cung theo hình thức tiêm chủng dịch vụ, người dân tự chi trả.

Từ khi các loại vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung được sử dụng tại Việt Nam, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan đã có những theo dõi, đánh giá về tính an toàn của vắc xin, chủ yếu ghi nhận các phản ứng nhẹ sau tiêm như sốt, sưng, đau tại chỗ tiêm, nổi mề đay, nhức đầu sau đó tự hồi phục.

Tháng 4/2013 ghi nhận 1 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin Cervarix (trường hợp nữ 17 tuổi, tử vong sau tiêm vắc xin Cervarix tại TP.HCM). Trường hợp này đã được điều tra, đánh giá nguyên nhân và kết luận không liên quan đến tiêm chủng mà do ngộ độc.

Theo VnMedia

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao