Những nỗi niềm của người chuyển giới
Khát khao sống thật với giới tính của mình là ước mơ của hàng vạn người đồng tính ở Việt Nam.
Nhưng để có thể "sống thật" họ đã phải vượt qua những khó khăn tài chính và đau đớn xác thịt mà không phải ai cũng đủ can đảm vượt qua.
Người đàn ông trong mơ
Hà Duy Linh (22 tuổi, quê Phú Thọ) là người chuyển giới từ nữ sang nam. Linh bắt đầu câu chuyện của mình bằng những cảm xúc khác biệt của tuổi mới lớn: “Năm lớp 11 em có tình cảm với cô giáo trong trường. Lên lớp 12 em lại thích một cô bạn cùng lớp. Cứ thích âm thầm vậy đó, không dám nói ra. Ngoài việc hiểu rõ tình cảm của bản thân thì em luôn thấy sự khác biệt nào đó trong con người mình mà chính mình không thể hiểu được. Em luôn muốn có cái gì đó ngược lại với bản thân mình”.
Ám ảnh về “sự khác biệt” bên trong thể xác của thiếu nữ mới lớn cứ thôi thúc Linh tìm câu trả lời cho bản gốc.
Tháng 8/2010 Linh rời Phú Thọ xuống Hà Nội và bắt đầu lên mạng tìm đọc thông tin. Cùng thời điểm đó, Đài Tiếng nói Việt Nam có chương trình tự sự về người chuyển giới. Qua những câu chuyện đó, Linh mơ hồ nhận ra bản thân mình là ai. Hai năm sau, Linh được dự một hội thảo do Trung tâm ISEE (Viện Nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường Việt Nam - PV) tổ chức. Linh vỡ òa nhận ra mình là người cần chuyển giới, với mong muốn trở thành một người đàn ông thực thụ.
“Trước đó tôi không hiểu rõ mình là ai. Qua rất nhiều kênh tư vấn tôi mới nhận ra mình cần gì. Đó là bước chuyển quan trọng với tôi lắm. Tôi không phải là người đồng tính, tôi thật sự muốn chuyển giới để thành một người đàn ông”, Linh kể.
Khi hiểu mình là ai, Linh bắt đầu ăn mặc như con trai, cắt mái tóc dài, mặc áo rộng thùng thình để che đi những đường cong của cô gái tuổi mới lớn. Bố mẹ Linh biết con gái ăn mặc như vậy, dù không phản đối quá gay gắt nhưng không được vui.
Linh chỉ nói với mẹ: “Tóc tai ăn mặc không liên quan gì đến nhân cách của con người”. Có những lúc mong muốn được làm con trai thôi thúc quá, Linh can đảm nói với mẹ: “Mẹ bán một ít đất sau nhà để con sang Thái Lan phẫu thuật”. Mẹ Linh không nói gì. Còn bố Linh quát: “Mày muốn làm gì thì đợi tao chết đi rồi hãy làm”.
Không được sự chấp thuận của gia đình, Linh ít về quê hẳn và xin làm công nhân cho một khu công nghiệp ở Hà Nội. Gặp Linh, thật khó biết rằng Linh từng là một cô gái. Linh cắt tóc ngắn, ăn mặc mạnh mẽ và phong cách như một chàng trai thực thụ, trừ giọng nói, làn da trắng, đôi bàn tay của con gái. Linh đang bắt đầu uống thuốc để bổ sung hormone nam và tiết kiệm tiền để vào TP.HCM cắt bỏ buồng trứng. Đó là những việc đơn giản và ít tốn kém nhất mà Linh có thể làm lúc này để thỏa khao khát được là một người đàn ông.
Mong muốn mình là nam nên những gì thuộc về nữ giới đều là cực hình đối với Linh. Ví như chuyện đến tháng, đến ngày của một người con gái. “Mỗi lần đến tháng em lại bức bối khó chịu - Linh nói - Nhiều khi em day dứt lắm. Có những lúc em thấy khủng hoảng thật sự. Hôm trước gặp em, dì em bảo mày nam không ra nam, nữ không ra nữ. Em nghĩ đi nghĩ lại vẫn thấy buồn. Có lúc ước quên sạch đi mọi thứ, được sống một cuộc sống trọn vẹn, không phải cứ trong một nửa, ngoài một nửa như thế này”, giọng Linh đầy khắc khoải.
Tôi hỏi Linh tên thật của em là gì, một thoáng bối rối rồi Linh cười rất tươi nói: “Bí mật, chị chỉ cần biết em là Hà Duy Linh, là một người đàn ông thực thụ...”.
Chuyện của Lam và Linh
Ở Q.Phú Nhuận (TP.HCM) có hai anh em sinh đôi vốn là con một gia đình tương đối khá giả. Nhưng từ lúc bắt đầu bi bô tập nói, hai anh em bỗng cùng lúc chỉ thích mình được nhập hội cùng bọn con gái, nghĩa là được mặc đầm, bới tóc, chơi búp bê.
Cha mẹ cặp sinh đôi này không ngờ rằng những sở thích ngây ngô đó của hai cậu con trai lại biến thành một khát khao ngược đời: được trở thành cặp song sinh nữ. Hai anh em cứ lớn lên như vậy, cho đến khi cả hai được 19 tuổi, người em quyết định làm chuyện động trời: đi chuyển giới thành nữ, tìm lại hình hài trong mơ.
Để làm điều này, người em lại dũng cảm hơn người anh khi quyết định đi chuyển giới trước. Mặc cho họ hàng phản đối, ba mẹ buông xuôi xem “có cũng như không”, người em đã tìm đến những người bạn từng chuyển giới thành công để thực hiện ý định của mình. “Một ngày không đẹp trời với gia đình, tôi trở về trong hình dáng một cô gái mang tên Trúc Linh” - người em của cặp sinh đôi kể lại. Cha mẹ như chết đứng, họ hàng từ mặt, xóm giềng chỉ trỏ.
Rồi gia đình của cặp song sinh nam này càng bị dội ngược khi ba năm sau cậu con trai thứ hai tiếp tục chuyển giới. “Tụi em đạp lên dư luận để sống. Ai thích nói gì thì nói, miễn là mình thấy vui với cuộc sống mới. Cha mẹ vì thương nên dần dần cũng nguôi ngoai. Chỉ có hàng xóm, người đi đường mỗi lúc gặp là chỉ trỏ nhìn tụi em như quái thai”, Trúc Lam, người chị chuyển giới của cặp song sinh, tâm sự.
Trúc Linh bây giờ ở nhà dì, phụ dì đi gom hụi, Trúc Lam thì đi hát đám này đám nọ và cũng đang tham gia công tác xã hội ở Trung tâm ICS TP.HCM. Lam từng đi xin việc ở một vài nơi với mong muốn hòa cùng cuộc sống bình thường. Nhưng đi đến đâu Lam cũng chỉ nhận được lời từ chối cùng sự bỡn cợt.
Có lúc gặp may, Lam được nhận vào bưng bê cho một quán ăn Hàn Quốc. Nhưng làm được vài ngày, khách hàng quá kỳ thị nên chủ nhà hàng đã gọi Lam lên xin lỗi và cho nghỉ việc. “Ít ra họ còn tôn trọng mình”, Lam cười buồn nói.
Để trở lại “bản gốc” của chính mình, người chuyển giới đã phải trải qua cuộc hành xác dài kỳ và mãi mãi. Ở Việt Nam hiện tại chưa có cơ sở y tế nào nhận “chỉnh sửa” một cách chính thống. Vì vậy người chuyển giới tìm đến các “bác sĩ dạo”, đánh cược với sinh mạng nhằm đổi lấy một hình hài khác. Từ uống thuốc chuyển đổi hormone, bơm, tiêm silicon vào mặt, ngực, thậm chí phẫu thuật cắt ngực hay cắt “báu vật” của đàn ông để được chuyển giới như ý muốn, họ đều chấp nhận đánh đổi.
Người đàn ông trong mơ
Hà Duy Linh (22 tuổi, quê Phú Thọ) là người chuyển giới từ nữ sang nam. Linh bắt đầu câu chuyện của mình bằng những cảm xúc khác biệt của tuổi mới lớn: “Năm lớp 11 em có tình cảm với cô giáo trong trường. Lên lớp 12 em lại thích một cô bạn cùng lớp. Cứ thích âm thầm vậy đó, không dám nói ra. Ngoài việc hiểu rõ tình cảm của bản thân thì em luôn thấy sự khác biệt nào đó trong con người mình mà chính mình không thể hiểu được. Em luôn muốn có cái gì đó ngược lại với bản thân mình”.
Ám ảnh về “sự khác biệt” bên trong thể xác của thiếu nữ mới lớn cứ thôi thúc Linh tìm câu trả lời cho bản gốc.
Một bạn nữ chuyển giới nam (bìa phải) thảo luận nhóm tại một hội thảo ở TP.HCM.
Tháng 8/2010 Linh rời Phú Thọ xuống Hà Nội và bắt đầu lên mạng tìm đọc thông tin. Cùng thời điểm đó, Đài Tiếng nói Việt Nam có chương trình tự sự về người chuyển giới. Qua những câu chuyện đó, Linh mơ hồ nhận ra bản thân mình là ai. Hai năm sau, Linh được dự một hội thảo do Trung tâm ISEE (Viện Nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường Việt Nam - PV) tổ chức. Linh vỡ òa nhận ra mình là người cần chuyển giới, với mong muốn trở thành một người đàn ông thực thụ.
“Trước đó tôi không hiểu rõ mình là ai. Qua rất nhiều kênh tư vấn tôi mới nhận ra mình cần gì. Đó là bước chuyển quan trọng với tôi lắm. Tôi không phải là người đồng tính, tôi thật sự muốn chuyển giới để thành một người đàn ông”, Linh kể.
Khi hiểu mình là ai, Linh bắt đầu ăn mặc như con trai, cắt mái tóc dài, mặc áo rộng thùng thình để che đi những đường cong của cô gái tuổi mới lớn. Bố mẹ Linh biết con gái ăn mặc như vậy, dù không phản đối quá gay gắt nhưng không được vui.
Linh chỉ nói với mẹ: “Tóc tai ăn mặc không liên quan gì đến nhân cách của con người”. Có những lúc mong muốn được làm con trai thôi thúc quá, Linh can đảm nói với mẹ: “Mẹ bán một ít đất sau nhà để con sang Thái Lan phẫu thuật”. Mẹ Linh không nói gì. Còn bố Linh quát: “Mày muốn làm gì thì đợi tao chết đi rồi hãy làm”.
Không được sự chấp thuận của gia đình, Linh ít về quê hẳn và xin làm công nhân cho một khu công nghiệp ở Hà Nội. Gặp Linh, thật khó biết rằng Linh từng là một cô gái. Linh cắt tóc ngắn, ăn mặc mạnh mẽ và phong cách như một chàng trai thực thụ, trừ giọng nói, làn da trắng, đôi bàn tay của con gái. Linh đang bắt đầu uống thuốc để bổ sung hormone nam và tiết kiệm tiền để vào TP.HCM cắt bỏ buồng trứng. Đó là những việc đơn giản và ít tốn kém nhất mà Linh có thể làm lúc này để thỏa khao khát được là một người đàn ông.
Mong muốn mình là nam nên những gì thuộc về nữ giới đều là cực hình đối với Linh. Ví như chuyện đến tháng, đến ngày của một người con gái. “Mỗi lần đến tháng em lại bức bối khó chịu - Linh nói - Nhiều khi em day dứt lắm. Có những lúc em thấy khủng hoảng thật sự. Hôm trước gặp em, dì em bảo mày nam không ra nam, nữ không ra nữ. Em nghĩ đi nghĩ lại vẫn thấy buồn. Có lúc ước quên sạch đi mọi thứ, được sống một cuộc sống trọn vẹn, không phải cứ trong một nửa, ngoài một nửa như thế này”, giọng Linh đầy khắc khoải.
Tôi hỏi Linh tên thật của em là gì, một thoáng bối rối rồi Linh cười rất tươi nói: “Bí mật, chị chỉ cần biết em là Hà Duy Linh, là một người đàn ông thực thụ...”.
Chuyện của Lam và Linh
Ở Q.Phú Nhuận (TP.HCM) có hai anh em sinh đôi vốn là con một gia đình tương đối khá giả. Nhưng từ lúc bắt đầu bi bô tập nói, hai anh em bỗng cùng lúc chỉ thích mình được nhập hội cùng bọn con gái, nghĩa là được mặc đầm, bới tóc, chơi búp bê.
Cha mẹ cặp sinh đôi này không ngờ rằng những sở thích ngây ngô đó của hai cậu con trai lại biến thành một khát khao ngược đời: được trở thành cặp song sinh nữ. Hai anh em cứ lớn lên như vậy, cho đến khi cả hai được 19 tuổi, người em quyết định làm chuyện động trời: đi chuyển giới thành nữ, tìm lại hình hài trong mơ.
Hai anh em song sinh nay trở thành hai chị em Trúc Lam - Trúc Linh.
Để làm điều này, người em lại dũng cảm hơn người anh khi quyết định đi chuyển giới trước. Mặc cho họ hàng phản đối, ba mẹ buông xuôi xem “có cũng như không”, người em đã tìm đến những người bạn từng chuyển giới thành công để thực hiện ý định của mình. “Một ngày không đẹp trời với gia đình, tôi trở về trong hình dáng một cô gái mang tên Trúc Linh” - người em của cặp sinh đôi kể lại. Cha mẹ như chết đứng, họ hàng từ mặt, xóm giềng chỉ trỏ.
Rồi gia đình của cặp song sinh nam này càng bị dội ngược khi ba năm sau cậu con trai thứ hai tiếp tục chuyển giới. “Tụi em đạp lên dư luận để sống. Ai thích nói gì thì nói, miễn là mình thấy vui với cuộc sống mới. Cha mẹ vì thương nên dần dần cũng nguôi ngoai. Chỉ có hàng xóm, người đi đường mỗi lúc gặp là chỉ trỏ nhìn tụi em như quái thai”, Trúc Lam, người chị chuyển giới của cặp song sinh, tâm sự.
Trúc Linh bây giờ ở nhà dì, phụ dì đi gom hụi, Trúc Lam thì đi hát đám này đám nọ và cũng đang tham gia công tác xã hội ở Trung tâm ICS TP.HCM. Lam từng đi xin việc ở một vài nơi với mong muốn hòa cùng cuộc sống bình thường. Nhưng đi đến đâu Lam cũng chỉ nhận được lời từ chối cùng sự bỡn cợt.
Có lúc gặp may, Lam được nhận vào bưng bê cho một quán ăn Hàn Quốc. Nhưng làm được vài ngày, khách hàng quá kỳ thị nên chủ nhà hàng đã gọi Lam lên xin lỗi và cho nghỉ việc. “Ít ra họ còn tôn trọng mình”, Lam cười buồn nói.
Để trở lại “bản gốc” của chính mình, người chuyển giới đã phải trải qua cuộc hành xác dài kỳ và mãi mãi. Ở Việt Nam hiện tại chưa có cơ sở y tế nào nhận “chỉnh sửa” một cách chính thống. Vì vậy người chuyển giới tìm đến các “bác sĩ dạo”, đánh cược với sinh mạng nhằm đổi lấy một hình hài khác. Từ uống thuốc chuyển đổi hormone, bơm, tiêm silicon vào mặt, ngực, thậm chí phẫu thuật cắt ngực hay cắt “báu vật” của đàn ông để được chuyển giới như ý muốn, họ đều chấp nhận đánh đổi.
Theo Đời sống & Pháp Luật
-
2 giờ trướcTikTok sẽ bị cấm ở Albania trong ít nhất một năm.
-
3 giờ trướcKhi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi ngoại tình.
-
5 giờ trướcHot girl xinh đẹp và nam streamer nói chuyện thoải mái vui vẻ.
-
8 giờ trướcBáo Hàn Quốc khen Xuân Son, đánh giá tuyển Việt Nam do HLV Kim Sang Sik dẫn dắt, vào bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) ấn tượng, có thể đấu Thái Lan ở chung kết.
-
14 giờ trướcChuẩn bị đón Giáng sinh, MC Diệp Chi trang trí căn hộ bằng một cây thông tươi lung linh ngập sắc đỏ và vàng.
-
1 ngày trướcTừng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ.
-
1 ngày trướcSau 10 năm trúng xổ số 108 triệu Bảng Anh (hơn 3.435 tỷ đồng), người đàn ông cho biết cuộc sống rất nhàm chán, khác xa tưởng tượng.
-
1 ngày trướcChỉ nhớ rằng bản thân từng đóng phim nhưng chưa một lần xem lại, sau hơn 20 năm, cậu bé ngày đó giờ đã có quá nhiều thay đổi.
-
2 ngày trướcNam tiktoker thường xuất hiện với tạo hình giả gái trong các video, nhưng mới đây Long Chun đã khiến cộng đồng mạng "sốc ngã ngửa" khi thông báo có con gái đầu lòng.
-
2 ngày trướcSau cuốc xe đáng nhớ với Sơn Tùng M-TP, nam tài xế xích lô đến từ Nam Định đã nhận về bất ngờ khiến không ít người thích thú.
-
2 ngày trướcTiền đạo Nguyễn Xuân Son cho biết anh tập hát Quốc ca Việt Nam mỗi ngày trước trận đấu giữa Việt Nam và Myanmar.
-
2 ngày trướcBữa cơm mà Mai Ngọc chia sẻ trên trang cá nhân rất đơn giản, thanh đạm nhưng đủ chất.
-
2 ngày trướcHLV Myo Hlaing Wincho biết, Myanmar tập trung nghiên cứu cả đội tuyển Việt Nam chứ không dành sự quan tâm riêng với tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son.
-
2 ngày trướcĐội tuyển Indonesia sẽ không có được sự phục vụ của trung vệ trị giá 350.000 euro (khoảng 9 tỷ đồng).
-
2 ngày trướcDịch vụ thuê vệ sĩ đối phó với bạn trai cũ hay các mối đe dọa khó xử được nhiều cô gái lựa chọn.
-
2 ngày trướcHuấn luyện viên Kim Sang-sik kỳ vọng Nguyễn Xuân Son thể hiện tốt trong lần đầu tiên ra sân cho đội tuyển Việt Nam.
-
2 ngày trướcKhoảnh khắc hạnh phúc của vợ chồng Midu - Minh Đạt đang thu hút sự chú ý của mọi người.
-
2 ngày trướcTuy nhiên, nữ streamer lập tức có "thái độ" ngay sau khi bị cảnh cáo.
-
2 ngày trướcMột người đàn ông Hàn Quốc trúng vé số cào 17,6 tỷ đồng nên phấn khích giục đồng nghiệp mua thêm tấm nữa, không ngờ trúng luôn giải thưởng tương tự.