Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm, là thời điểm để phát động việc diệt trừ sâu bọ gây hại mùa màng.
Chính vì thế, ngày này còn có tên gọi khác là Tết diệt sâu bọ. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm để các thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau.
Tuy nhiên, nét văn hóa này không chỉ có ở Việt Nam mà một vài nước trong khu vực châu Á cũng có tập tục riêng để ăn mừng ngày Tết Đoan Ngọ theo cách của riêng mình. Cùng tìm hiểu xem có những điều đặc biệt trong ngày lễ này của các nước nhé!
Việt Nam
Ở Việt Nam, dân gian còn gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, tiêu diệt các loài gây hại cho cây trồng. Người ta tin rằng, khi ăn món đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Vào ngày này, người Việt Nam thường ăn ít nhất một bát rượu nếp, sau đó có thể ăn bánh tro, rồi đến trái cây.
Vào ngày này, người Việt Nam thường ăn ít nhất một bát rượu nếp, sau đó có thể ăn bánh tro, rồi đến trái cây như: Mận, sấu, đào, roi,... Người xưa cho rằng, ăn rượu nếp để cho sâu bọ say, sau đó những trái cây sẽ làm cho chúng chết.
Trung Quốc
Tết Đoan ngọ ở Trung Quốc còn được gọi là tết Trùng Ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau, ngày 5/5. Tết Trùng ngũ ở Trung Quốc thường được tổ chức khá long trọng.
Vì Trung Quốc có diện tích địa lý lớn lại đa dân tộc nên các địa phương có phong tục ăn Tết Đoan Ngọ cũng không giống nhau.
Nhân bánh có rất nhiều loại, bánh chưng truyền thống nhất là bánh chưng nhân táo đỏ, nhân đậu, nhân thịt và nhân lạc
Dù vậy tất cả đều có chung đặc điểm là gói bánh chưng cùng lá ngải cứu, không vuông đầy như bánh của nước ta, bánh chưng của Trung Quốc hình chóp nằm gọn trong lòng bàn tay.
Ngày nay nhân bánh có rất nhiều loại, bánh chưng truyền thống nhất là bánh chưng nhân táo đỏ, nhân đậu, nhân thịt và nhân lạc. Tùy vào đặc điểm mỗi vùng miền mà chọn ra một loại nhân đại diện.
Người miền Bắc Trung Quốc chủ yếu thích ăn loại bánh nhân ngọt như táo đỏ hay long nhãn, còn ở miền Nam thì người ta lại chuộng bánh chưng nhân mặn với thịt hay trứng muối.
Trẻ con được đeo túi thơm vào ngày này tại Trung Quốc.
Bên cạnh đó, nhiều nơi trên đất nước Trung Hoa tổ chức hoạt động đua thuyền rồng vào ngày này, trẻ con được đeo túi thơm còn người lớn có tục uống rượu hùng hoàng cũng như vẩy nước hùng hoàng vào gầm giường, góc tường nhằm xua đuổi tà ma, điều xấu, côn trùng độc hại.
Hàn Quốc
Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc được gọi là Dano. Hội Liên Hiệp Quốc đã công nhận Tết đoan ngọ vào ngày 5/5 là Di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc.
Ngày 5/5 được coi là một trong ba dịp lễ truyền thống lớn nhất, cùng với Tết Nguyên đán và Tết Trung thu. Lý giải cho việc coi đây là một lễ hội lớn, người ta cho rằng, con số 5 là biểu tượng của sức mạnh và sự cường tráng.
Đây cũng là ngày người dân hai nước cầu nguyện cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại.
Phụ nữ và trẻ em thường mặc bộ trang phục truyền thống, tắm gội bằng lá cây diên vĩ.
Do vậy, Tết Đoan ngọ là dịp để mọi người dân Hàn Quốc tổ chức nấu những món ăn truyền thống với mục đích giữ sức khỏe vào dịp đầu hè.
Vào ngày nay, phụ nữ và trẻ em thường mặc bộ trang phục truyền thống, tắm gội bằng lá cây diên vĩ và chơi những trò chơi dân gian vào ngày lễ này.
Cũng như Việt Nam chúng ta có bánh Trôi, bánh Chay thì Hàn Quốc có Suritteok và Yaktteok là hai loại bánh truyền thống làm từ gạo.
Để làm món bánh Suritteok, người ta đem loại gạo không dính đi nấu chín cùng với lá ngải cứu để tạo ra loại bánh dẻo dẻo có màu xanh. Sau đó, những bàn tay khéo léo của người Hàn Quốc sẽ dùng nguyên liệu đó làm nên nhưng chiếc bánh Suritteok có hình bánh xe xinh xắn.
Bánh Suritteok.
Được coi là một đặc sản của vùng phía Nam tỉnh Jeolla, bánh Yaktteok cũng là món ăn truyền thống của ngày lễ Dano tại Hàn Quốc. Nếu như bánh Suritteok chỉ đơn giản là chiếc bánh ngải cứu hình bánh xe thì những chiếc bánh Yaktteok đa dạng hơn khá nhiều.
Cũng được làm từ gạo không dính nấu chín nhưng không phải với lá ngải cứu mà với các loại hạt khác nhau. Hình dáng của bánh phong phú và được nặn tùy thuộc vào sở thích của người làm.
Nhật Bản
Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản còn được coi là ngày lễ dành cho các bé trai với tên gọi Kodomo no hi.
Vào dịp này, người Nhật thường treo cờ cá chép, tượng trưng cho những bé trai khỏe mạnh thông minh với ý nghĩa “cá vượt vũ môn” và còn trang trí các bộ áo giáp Kabuto mang theo ước nguyện của những bậc cha mẹ mong muốn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống.
Vào dịp này, người Nhật thường treo cờ cá chép.
Vào ngày tết Đoan Ngọ, người Nhật làm bánh "mochi" (gạo nếp) gói trong lá sồi như bánh chưng bánh tét của Việt Nam, gọi là "kashiwa-mochi" và "chimaki" để cúng và ăn lễ Tết này.
Người Nhật làm bánh "mochi" gói trong lá sồi.
Theo Người Đưa Tin