1.Những lợi ích tuyệt vời của trà xanh
Theo Webmd, trà xanh đã được chứng minh có thể cải thiện sự lưu thông máu và giảm cholesterol.
Đánh giá vào năm 2013 tổng hợp từ nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ cho thấy, uống trà xanh giúp ngăn chặn một loạt những bệnh về tim, huyết áp cao...
Những thực phẩm tốt cho tim như trà xanh cũng có nghĩa là tốt cho não bộ.
Trong một nghiên cứu của Thụy Sĩ cho thấy những người uống trà xanh thường xuyên có trí nhớ tốt hơn trong khi làm việc so với những người không uống.
Trà xanh đã được chứng minh giúp ngăn chặn sự hình thành bệnh Alzheimer.
“Trà xanh cũng giúp ổn định đường huyết ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân là catechins có trong lá trà xanh giúp giảm lượng cholesterol và huyết áp, bảo vệ cơ thể chống lại các thiệt hại do chế độ ăn giàu chất béo tạo ra”, GS Ochner (nhà khoa học chuyên nghiên cứu về dinh dưỡng, trường y khoa Icahn, trực thuộc Bệnh viện Mount Sinai, Hoa Kỳ) cho hay.
Trà xanh cũng là một loại đồ uống cho người tiêu dùng thông minh, cực tốt cho sức khỏe, thay thế các loại nước nhiều đường.
“Uống 1-2 cốc trà xanh thay cho 1 lon soda mỗi ngày, bạn đã loại bỏ được 50.000 calo trong 1 năm, chỉ cần uống nó mà không cho thêm đường hay mật ong... là bạn đã giảm 7kg”, GS Ochner nói.
Trà xanh chứa các polyphenol như flavonoid và catechin, có chức năng phòng chống oxy hóa mạnh mẽ vì có thể giảm sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ tế bào tránh khỏi những nguy cơ thiệt hại.
Một trong những hợp chất mạnh mẽ hơn nữa chứa trong trà xanh chính là chất chống oxy hóa Epigallocatechin Gallate (EGCG).
Hợp chất này đã được nghiên cứu để điều trị các bệnh khác nhau và có thể là một trong những lý do hàng đầu cho thấy vì sao trà xanh có đặc tính chữa bệnh mạnh đến vậy.
Trà xanh cũng chứa một lượng khoáng chất rất quan trọng cho sức khỏe, giúp bạn tỉnh táo hơn.
Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cũng khẳng định, trà xanh đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.
“Trong Đông y, trà xanh là món đồ uống có tính giải nhiệt, giúp tiêu hóa tốt, lợi tiểu, định thần, diệt khuẩn, giúp vết thương mau khô và chóng lên da non...”. Lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Theo vị lương y này, bạn nên cho thêm vào trà xanh các loại thực phẩm sau để loại trà này không chỉ đơn thuần là một thức uốnggiải nhiệt mà còn phát huy tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Dưới đây là các công thức chữa bệnh từ trà xanh được lương y Bùi Hồng Minh đưa ra:
2. Công thức trà xanh kết hợp các thực phẩm khác giúp chữa bệnh
Trà và muối
Công thức: Lá chè 3g và muối ăn 1g.
Cho nước sôi, hãm trong 5 phút rồi uống. Mỗi ngày uống 4-6 lần.
Công dụng: Làm sáng mắt, tiêu viêm, hóa đờm, hạ hỏa, thích hợp cho các bệnh cảm mạo, ho, mắt đỏ, đau răng.
Trà và đường
Công thức: Lá chè 3g, đường đỏ 10g.
Cách dùng: Cho nước sôi, hãm trong 5 phút rồi uống. Mỗi ngày uống 1 cốc.
Công dụng: Hoa vị mãn tỳ, điều hòa dạ dày, ấm tỳ bổ khí. Chữa trị được các chứng khó đại tiện, đau bụng dưới, phụ nữ đau bụng khi có kinh nguyệt.
Trà và gừng
Công thức: Lá chè 5g, gừng tươi 10 lát.
Cách dùng: Nấu sôi rồi uống sau khi ăn.
Công dụng: Ra mồ hôi, giải độc, ấm phổi, chống ho, chữa các chứng cúm, thương hàn.
Trà và mật ong
Công thức: Lá chè 3g, mật ong 3 ml.
Cách dùng: Dùng nước sôi hãm chè, để nguội rồi cho vào 3 ml mật ong, sau 30 phút uống một lần.
Công dụng: Chống khát, dưỡng huyết, nhuận phổi, chống ho. Trị các chứng họng khô, miệng khát, ho khan, không đờm, bí tiểu, tỳ vị không tốt.
Trà và dấm
Công thức: Lá chè 3 g, dấm lâu năm 2 ml.
Cách dùng: Dùng nước sôi hãm trà 5 phút, sau đó đổ dấm vào rồi uống. Mỗi ngày pha uống 3 lần.
Công dụng: Lợi dạ dày, khỏi kiết lị, hóa ứ, giảm đau.
Trà và quả hồng
Công thức: Lá chè 3 g, mứt quả hồng 3 quả, đường phèn 5 g.
Cách dùng: Cho mứt hồng với đường phèn vào nấu nhừ rồi đổ nước trà vào uống.
Công dụng: Thông khí, hóa đờm, ích tỳ, bổ vị (dạ dày), người bị kết hạch trong phổi uống rất tốt.
Trà và cháo
Công thức: Lá chè 6 g, gạo 100 g.
Cách dùng: Cho nước sôi hãm trà. Lấy nước trà này cho vào gạo đã vo sạch để nấu thành cháo ăn.
Công dụng: Hòa vị, tiêu ích (chống chướng bụng), chữa các bệnh đường tiêu hóa bất ổn.
Trà và sữa
Công thức: Lá chè 2 g. sữa bò ½ cốc, đường trắng 10 g.
Cách dùng: Cho đường, sữa đun với ½ cốc nước đến khi sôi cho trà vào uống sau bữa ăn.
Công dụng: Bổ dạ dày, giúp tiêu hóa, chống chướng bụng, sảng khoái tinh thần, cải thiện thị lực.
Trà và tỏi
Theo lương y Bùi Hồng Minh, "tỏi và nước chè xanh được dùng cùng một lúc thì có tác dụng phòng chống bệnh rất mạnh.
Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã kết luận 90% người bị đau khớp uống nước chè xanh kết hợp với tinh dầu tỏi trong bữa ăn có thể chữa khỏi dứt điểm bệnh đau khớp".
Công thức chữa bệnh được vị lương y đưa ra cụ thể như sau:
Công thức: Lá chè 3 g, tỏi 2 tép.
Cách dùng: Cho nước sôi hãm trà, thả 2 tép tỏi xay nhuyễn vào.
Công dụng: Trà và tỏi giúp người khỏe mạnh, tránh được các bệnh cao huyết áp, ung thư, viêm khớp, phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm. Tỏi có tác dụng kháng sinh mạnh, chống được cảm cúm.
Theo Webmd, trà xanh đã được chứng minh có thể cải thiện sự lưu thông máu và giảm cholesterol.
Đánh giá vào năm 2013 tổng hợp từ nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ cho thấy, uống trà xanh giúp ngăn chặn một loạt những bệnh về tim, huyết áp cao...
Những thực phẩm tốt cho tim như trà xanh cũng có nghĩa là tốt cho não bộ.
Trong một nghiên cứu của Thụy Sĩ cho thấy những người uống trà xanh thường xuyên có trí nhớ tốt hơn trong khi làm việc so với những người không uống.
Trà xanh đã được chứng minh giúp ngăn chặn sự hình thành bệnh Alzheimer.
“Trà xanh cũng giúp ổn định đường huyết ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân là catechins có trong lá trà xanh giúp giảm lượng cholesterol và huyết áp, bảo vệ cơ thể chống lại các thiệt hại do chế độ ăn giàu chất béo tạo ra”, GS Ochner (nhà khoa học chuyên nghiên cứu về dinh dưỡng, trường y khoa Icahn, trực thuộc Bệnh viện Mount Sinai, Hoa Kỳ) cho hay.
Trà xanh đã được chứng minh có thể cải thiện sự lưu thông máu và giảm cholesterol.
(Ảnh minh họa: Internet)
(Ảnh minh họa: Internet)
Trà xanh cũng là một loại đồ uống cho người tiêu dùng thông minh, cực tốt cho sức khỏe, thay thế các loại nước nhiều đường.
“Uống 1-2 cốc trà xanh thay cho 1 lon soda mỗi ngày, bạn đã loại bỏ được 50.000 calo trong 1 năm, chỉ cần uống nó mà không cho thêm đường hay mật ong... là bạn đã giảm 7kg”, GS Ochner nói.
Trà xanh chứa các polyphenol như flavonoid và catechin, có chức năng phòng chống oxy hóa mạnh mẽ vì có thể giảm sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ tế bào tránh khỏi những nguy cơ thiệt hại.
Một trong những hợp chất mạnh mẽ hơn nữa chứa trong trà xanh chính là chất chống oxy hóa Epigallocatechin Gallate (EGCG).
Hợp chất này đã được nghiên cứu để điều trị các bệnh khác nhau và có thể là một trong những lý do hàng đầu cho thấy vì sao trà xanh có đặc tính chữa bệnh mạnh đến vậy.
Trà xanh cũng chứa một lượng khoáng chất rất quan trọng cho sức khỏe, giúp bạn tỉnh táo hơn.
Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cũng khẳng định, trà xanh đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.
“Trong Đông y, trà xanh là món đồ uống có tính giải nhiệt, giúp tiêu hóa tốt, lợi tiểu, định thần, diệt khuẩn, giúp vết thương mau khô và chóng lên da non...”. Lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Theo vị lương y này, bạn nên cho thêm vào trà xanh các loại thực phẩm sau để loại trà này không chỉ đơn thuần là một thức uốnggiải nhiệt mà còn phát huy tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Dưới đây là các công thức chữa bệnh từ trà xanh được lương y Bùi Hồng Minh đưa ra:
Trà xanh chứa các polyphenol như flavonoid và catechin, có chức năng phòng chống oxy hóa mạnh mẽ. (Ảnh minh họa: Internet)
2. Công thức trà xanh kết hợp các thực phẩm khác giúp chữa bệnh
Trà và muối
Công thức: Lá chè 3g và muối ăn 1g.
Cho nước sôi, hãm trong 5 phút rồi uống. Mỗi ngày uống 4-6 lần.
Công dụng: Làm sáng mắt, tiêu viêm, hóa đờm, hạ hỏa, thích hợp cho các bệnh cảm mạo, ho, mắt đỏ, đau răng.
Trà và đường
Công thức: Lá chè 3g, đường đỏ 10g.
Cách dùng: Cho nước sôi, hãm trong 5 phút rồi uống. Mỗi ngày uống 1 cốc.
Công dụng: Hoa vị mãn tỳ, điều hòa dạ dày, ấm tỳ bổ khí. Chữa trị được các chứng khó đại tiện, đau bụng dưới, phụ nữ đau bụng khi có kinh nguyệt.
Trà và gừng
Công thức: Lá chè 5g, gừng tươi 10 lát.
Cách dùng: Nấu sôi rồi uống sau khi ăn.
Công dụng: Ra mồ hôi, giải độc, ấm phổi, chống ho, chữa các chứng cúm, thương hàn.
Trà và mật ong
Công thức: Lá chè 3g, mật ong 3 ml.
Cách dùng: Dùng nước sôi hãm chè, để nguội rồi cho vào 3 ml mật ong, sau 30 phút uống một lần.
Công dụng: Chống khát, dưỡng huyết, nhuận phổi, chống ho. Trị các chứng họng khô, miệng khát, ho khan, không đờm, bí tiểu, tỳ vị không tốt.
Trà xanh kết hợp với mật ong giúp dưỡng huyết, nhuận phổi, chống ho.
(Ảnh minh họa: Internet)
(Ảnh minh họa: Internet)
Trà và dấm
Công thức: Lá chè 3 g, dấm lâu năm 2 ml.
Cách dùng: Dùng nước sôi hãm trà 5 phút, sau đó đổ dấm vào rồi uống. Mỗi ngày pha uống 3 lần.
Công dụng: Lợi dạ dày, khỏi kiết lị, hóa ứ, giảm đau.
Trà và quả hồng
Công thức: Lá chè 3 g, mứt quả hồng 3 quả, đường phèn 5 g.
Cách dùng: Cho mứt hồng với đường phèn vào nấu nhừ rồi đổ nước trà vào uống.
Công dụng: Thông khí, hóa đờm, ích tỳ, bổ vị (dạ dày), người bị kết hạch trong phổi uống rất tốt.
Trà và cháo
Công thức: Lá chè 6 g, gạo 100 g.
Cách dùng: Cho nước sôi hãm trà. Lấy nước trà này cho vào gạo đã vo sạch để nấu thành cháo ăn.
Công dụng: Hòa vị, tiêu ích (chống chướng bụng), chữa các bệnh đường tiêu hóa bất ổn.
Trà và sữa
Công thức: Lá chè 2 g. sữa bò ½ cốc, đường trắng 10 g.
Cách dùng: Cho đường, sữa đun với ½ cốc nước đến khi sôi cho trà vào uống sau bữa ăn.
Công dụng: Bổ dạ dày, giúp tiêu hóa, chống chướng bụng, sảng khoái tinh thần, cải thiện thị lực.
Trà và tỏi
Theo lương y Bùi Hồng Minh, "tỏi và nước chè xanh được dùng cùng một lúc thì có tác dụng phòng chống bệnh rất mạnh.
Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã kết luận 90% người bị đau khớp uống nước chè xanh kết hợp với tinh dầu tỏi trong bữa ăn có thể chữa khỏi dứt điểm bệnh đau khớp".
Công thức chữa bệnh được vị lương y đưa ra cụ thể như sau:
Công thức: Lá chè 3 g, tỏi 2 tép.
Cách dùng: Cho nước sôi hãm trà, thả 2 tép tỏi xay nhuyễn vào.
Công dụng: Trà và tỏi giúp người khỏe mạnh, tránh được các bệnh cao huyết áp, ung thư, viêm khớp, phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm. Tỏi có tác dụng kháng sinh mạnh, chống được cảm cúm.
Theo Trí thức trẻ