Ở Việt Nam xuất hiện vi khuẩn kháng tất cả thuốc kháng sinh
Với cách sử dụng kháng sinh tự do ngày càng phổ biến trong cộng đồng người dân như hiện nay thì một thời gian nữa những bệnh nhẹ cũng không chữa được.
Lạm dụng kháng sinh dẫn đến nhờn thuốc
Vi khuẩn kháng kháng sinh
PGS TS Nguyễn Vũ Trung – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết hiện nay ở Việt Nam tình trạng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh không còn xa lạ.
Đã có nhiều trường hợp, mặc dù dùng kháng sinh điều trị nhưng tình trạng nhiễm khuẩn vẫn không được cải thiện, vi khuẩn vẫn tồn tại và phát triển.
Thậm chí có những trường hợp vi khuẩn đề kháng nhưng đó là đề kháng giả.
Ví dụ như khi vi khuẩn gây bệnh nằm trong các ổ áp xe, ổ mủ... có các tổ chức hoại tử, tổ chức viêm bao bọc khiến cho kháng sinh không thể thấm tới vị trí tổn thương được hoặc chỉ một lượng nhỏ kháng sinh có thể tới vị trí đó.
Nên vi khuẩn có các gene đề kháng sẽ ít hoặc không chịu tác động của kháng sinh khi điều trị.
Đặc biệt, việc điều trị một số vi khuẩn có vai trò quan trọng gây các nhiễm khuẩn ở bệnh viện, cộng đồng như viêm phổi, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết... kháng thuốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Nếu vi khuẩn đề kháng với nhiều loại kháng sinh hiện có, bệnh nhân có thể bị tử vong do thất bại điều trị. Nhiều vi khuẩn ecoli cũng đang phát triển gây nên tình trạng kháng kháng sinh.
Theo ông Cao Hưng Thái – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện đa khoa tỉnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,… về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh giai đoạn 2008 - 2009 cho thấy:
Năm 2009, 30 - 70% vi khuẩn gram âm đã kháng với cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, gần 40-60% kháng với aminoglycosid và fluoroquinolon.
Gần 40% chủng vi khuẩn Acinetobacter giảm nhạy cảm với imipenem.
Sử dụng kháng sinh trung bình là 274,7 DDD/100 ngày-giường. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với báo cáo của Hà Lan cùng kỳ là 58,1 DDD/100 ngày-giường và báo cáo từ 139 bệnh viện của 30 nước châu Âu năm 2001 là 49,6 DDD/100 ngày-giường.
Sự tương quan giữa việc dùng kháng sinh và kháng kháng sinh thể hiện rõ khi tỷ lệ kháng của vi khuẩn gram âm đối với cephalosporin thế hệ 4 cao ở những nơi việc tiêu thụ kháng sinh lớn.
Theo kết quả “Tìm hiểu thực trạng sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn bệnh viện tại các đơn vị điều trị tích cực ở một số cơ sở khám, chữa bệnh” cho thấy 4 chủng vi khuẩn phân lập được nhiều nhất là Acinetobacter spp, Pseudomonas spp, E.coli, Klebsiella spp.
Tần xuất nhiễm Acinetobacter spp. hay Pseudomonas spp. chiếm tỷ lệ ưu thế (>50%) trong viêm phổi bệnh viện (thở máy hay không thở máy). 4 chủng này đều là vi khuẩn đa kháng kháng sinh.
Sự kháng thuốc cao đặc biệt ở nhóm cephalosporin thế hệ 3, 4 (khoảng từ 66-83%) tiếp theo là nhóm aminosid và fluoroquinolon tỷ lệ kháng xấp xỉ trên 60%.
Kháng sinh mua dễ như rau
Tình trạng sử dụng kháng sinh phổ biến một phần là do thuốc ở Việt Nam mua bán rất dễ. Nhiều bác sĩ đã thốt lên rằng không ở đâu mua thuốc từ kháng sinh đến biệt dược lại dễ như ở Việt Nam.
Người dân chỉ cần hắt hơi, sổ mũi chạy ra hiệu thuốc là có thể mua được thuốc.
Bài toán về hành động chống kháng thuốc không chỉ đơn giản là truyền thông mà còn phải thực hiện thanh kiểm tra công tác bán và cung ứng thuốc của các nhà thuốc.
Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp, đặc biệt ở vùng nông thôn.
Trong tổng số 2953 nhà thuốc được điều tra: có 499/2083 hiệu thuốc ở thành thị (chiếm tỷ lệ 24%) và 257/870 hiệu thuốc ở nông thôn (chiếm tỷ lệ 29,5%) có bán đơn thuốc kê kháng sinh.
Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng doanh thu của hiệu thuốc.
Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và 91% (nông thôn). Mua kháng sinh để điều trị ho 31,6% (thành thị) và sốt 21,7% (nông thôn).
Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất là ampicillin/amoxicillin (29.1%), cephalexin (12.2%) và azithromycin (7.3%). Người dân thường yêu cầu được bán kháng sinh mà không có đơn 49,7% (thành thị) và 28,2% (nông thôn).
Trong thời gian sắp tới, ông Cao Hưng Thái Cho biết Bộ Y tế sẽ tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện quy chế bán thuốc theo đơn ở nhà thuốc, giao Cục Quản lý Dược và thanh tra Bộ trong tuần lễ này kiểm tra giám sát, các tỉnh, sở y tế chỉ đạo các cơ quan giám sát, kiểm tra.
Kế hoạch tổng thể, để thực hiện thành lập tiểu ban giám sát việc sử dụng kháng sinh. Ông Thái cho biết để việc hành động về kháng kháng sinh cần có sự đồng hành của người dân.
-
3 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
5 giờ trướcThừa nhận phở là món ăn hoàn hảo, xứng đáng để giới thiệu ra toàn cầu nhưng đầu bếp Mỹ cho rằng, theo cảm nhận riêng, anh thấy bún bò Huế ngon hơn.
-
7 giờ trướcChỉ một thay đổi nhỏ trong bữa ăn mỗi ngày không ngờ đã tạo ra chuyển biến lớn đối với sức khỏe của người đàn ông.
-
8 giờ trước3 trong số 6 du khách tử vong do ngộ độc methanol đã uống rượu mời của một nhà trọ.
-
9 giờ trướcMới đây, TPHCM đã được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Condé Nast Traveller (CN Traveller) đưa vào danh sách những điểm đến hấp dẫn, đáng để ghé thăm nhất trong năm 2025.
-
10 giờ trướcNăm 2024, tiết Tiểu Tuyết sẽ kéo dài đến 06/12/2024 và cần biết những điều kiêng kỵ này để mang đến may mắn cho cuối năm.
-
12 giờ trướcNgọn đèn vĩnh cửu hay còn gọi là Trường Minh Đăng với khả năng cháy sáng suốt hàng ngàn năm vẫn là bí ẩn chưa có lời giải đáp.
-
13 giờ trướcMột thương hiệu pizza nổi tiếng mới đây đã gây ra không ít tranh cãi khi đưa vào thực đơn phiên bản bánh kèm ếch chiên vàng nguyên con trên bề mặt.
-
13 giờ trướcDo ảnh hưởng của gió Đông Bắc, trên đỉnh Fansipan, Lào Cai xuất hiện sương muối đầu tiên trong năm, phủ một băng mỏng trên các lối đi.
-
14 giờ trướcLãnh đạo TP Hội An (Quảng Nam) khẳng định thông tin lan truyền trên mạng cho rằng phải chi ra 1,6 - 1,8 tỷ đồng để có "chân" đạp xích lô, bơi ghe là sai sự thật.
-
18 giờ trướcNgười dân bộ tộc này thọ hơn 100 tuổi, đồng thời trong hơn 900 năm qua không ai mắc ung thư dù sống gần như tách biệt với xã hội và cơ sở y tế vẫn còn thô sơ.
-
1 ngày trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
1 ngày trướcNhân dịp sinh nhật, thầy giáo đã nghỉ hưu Albert Stiles tiết lộ bí quyết sống thọ là thường xuyên ăn củ dền từ khi còn nhỏ.
-
1 ngày trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
-
2 ngày trướcTrứng được chứng minh là thực phẩm bổ dưỡng với sức khoẻ, vậy ăn trứng vào bữa sáng có tốt không?
-
2 ngày trướcTrước phản ánh về tình trạng phố cà phê đường tàu Phùng Hưng tái diễn cảnh tấp nập khách đến check-in, lãnh đạo phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) đề xuất di dời tuyến đường sắt ra khỏi nội đô.
-
2 ngày trướcNhiệt độ xuống dưới 0 độ C khiến băng tuyết xuất hiện phủ một lớp mỏng trên đỉnh núi Fansipan (tỉnh Lào Cai).
-
2 ngày trướcHoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
-
2 ngày trướcNhiều người tin tưởng và dự định sẽ đến Quảng Ninh để check-in tại bức tượng độc đáo này.
Tin tức mới nhất
-
3 giờ trước
-
3 giờ trước
-
5 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
13 ngày trước
-
14 ngày trước