Siêu phẩm của Thành Long chính thức ra mắt khán giả Việt Nam
(2Sao) - Sau bao tháng ngày chờ đợi, cuối cùng bộ phim khủng của Thành Long cũng đã ra mắt tại Việt Nam.
Giữa muôn ngàn phim Việt ra rạp vào dịp Tết , chủ yếu tập trung vào tiếng cười của khán giả, Kiếm Rồng là một “gia vị” hoàn toàn khác lạ, với những cảnh quay hoành tráng, đầu tư công phu cùng với dàn diễn viên “khỏi chê” của Hollywood như Thành Long, John Cusack, Adrien Brody, Choi Siwon…
Những con số “khủng” cho siêu phẩm của Thành Long
Với kinh phí đầu tư “khổng lồ” lên đến 65 triệu USD (chưa kể các chi phí hậu kỳ, truyền thông), Kiếm Rồng là bộ phim đắt giá nhất của Thành Long từ trước tới giờ. Đây cũng là tác phẩm mà Thành Long đã ấp ủ kế hoạch trong suốt 7 năm trời.
Để có được những cảnh hành động đẹp mắt, những màn chiến đấu gay cấn giữa đế quốc La Mã và các tộc người Trung Hoa, đoàn làm phim sở hữu riêng cho mình một phòng đạo cụ hoành tráng nằm ngay sát phòng họp. Đây là căn phòng đạo cụ lớn nhất đến nay, rộng hơn 2500 m2, với tổng cộng hơn 100.000 đạo cụ, trong đó có 60.000 đạo cụ làm hoàn toàn thủ công. Tất cả các thanh kiếm, yên ngựa, giáp sắt…, kể cả thanh “Kiếm Rồng” trên tay Thành Long cũng đều được trạm trổ tinh xảo bởi bàn tay các chuyên gia.
Phòng đạo cụ rộng hơn 2500 m2 với tổng cộng hơn 100.000 đạo cụ của đoàn làm phim “Kiếm Rồng”
Thành Long đích thân mình thiết kế và chỉnh sửa một chiếc yên ngựa trong phòng đạo cụ
Để có được những bộ giáp hoàn chỉnh cuối cùng, đã có rất nhiều thay đổi trong mẫu thiết kế ban đầu, nhiều chi tiết cần phải sử dụng đến các kỹ thuật đặc biệt. Mọi khâu thiết kế phải chuẩn xác và tuân thủ theo những ghi chép lại từ lịch sử. Thiết kế áo giáp phải có mũ, giáp ngực và giáp cầu vai, với hoa văn chạm trổ theo hình tượng của những dãi mây hình tua cuốn. Các thợ thủ công thậm chí còn phải in trực tiếp những ký tự Hán ngữ lên phần giáp ngực để đảm bảo tính chính xác. Bộ giáp của tướng Hoắc An (Thành Long) có họa tiết hình ảnh đám mây, tượng trưng cho lòng vị tha và một chút gì đó lãng mạn.
Những ký tự Hán văn được trạm trổ tinh xảo bằng tin và in trực tiếp lên áo giáp để đảm bảo tính chân thực lịch sử cho từng đạo cụ của phim
Tái hiện thành Đại Nhạn với kỹ thuật xây dựng thời xưa
Để có thể tái hiện chân thật nhất Nhạn Môn Quan (Thành Đại Nhạn) nổi tiếng Trung Hoa cổ đại, các nhà thiết kế cũng đã bỏ không ít tâm sức. Họ quyết định không sử dụng đến kỹ thuật hiện đại, sau khi xem qua những thước phim tư liệu và cách xây dựng thành trì cổ đại.
Để có được cảnh xây dựng thành hoành tráng này, ê-kíp sử dụng một cỗ máy có chiều cao 7m, với 12 bánh răng đủ kích cỡ, cần tới 20 nam thanh niên khỏe mạnh để vận hành. Đạo diễn Lý Nhân Cảng cho biết: “Ngày nay việc xây dựng một tòa thành như thế không khó. Tuy nhiên đó là một nhiệm vụ khó khăn ở thời cổ đại. Chúng tôi đã thực hiện lại kỹ thuật xây dựng bằng những kỹ thuật trong quá khứ, dựa trên những nguyên lý xây dựng xa xưa.”
Cỗ máy với chiều cao 7 mét, với 12 bánh răng đủ kích cỡ, cần tới 20 nam thanh niên khỏe mạnh để vận hành được ê-kíp sử dụng để tái hiện lại cảnh xây dựng Nhạn môn quan
Cuộc chiến tranh giành “Con đường tơ lụa” giữa Trung Hoa và La Mã
Kiếm Rồng không chỉ hấp dẫn người xem bởi cảnh quay được đầu tư hoành tráng và công phu, siêu phẩm của Thành Long còn hấp dẫn người xem bởi yếu tố lịch sử có liên quan đến “Con đường tơ lụa”. Đây chính là tuyến đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt một thời gian dài lịch sử. Nhờ có Con đường tơ lụa, những vùng đất, nền văn hóa mới được tìm ra và là động lực cho sự phát triển của cả châu Á, châu u trên nhiều lĩnh vực.
Chính vì thế đã xảy ra cuộc chiến tranh giành chiếm lĩnh “Con đường tơ lụa” để độc quyền giao thương và thu lợi nhuận giữa 2 đế quốc La Mã và Trung Hoa. Đến với Kiếm Rồng, khán giả sẽ được chứng kiến tận mắt cuộc giao tranh bảo vệ con đường huyết mạch này, cũng như khám phá những bài học về tình bạn, lòng dũng cảm, vị tha và lý tưởng sống của những dũng tướng thời xưa, xuyên suốt những màn chiến đấu đẹp mắt.
Hoắc An - từ một tướng quân bị lưu đày, vướng vào cuộc chiến bảo vệ “Con đường tơ lụa” đối đầu với tướng quân Tiberius tàn ác của quân đội La Mã
Giữa cảnh “dầu sôi lửa bỏng”, Hoắc An - từ một tướng quân bị lưu đày, vướng vào cuộc chiến bảo vệ “Con đường tơ lụa” giữa 36 bộ tộc Trung Hoa và quân đội La Mã. Ông cùng người bạn của mình, tướng Lucius (John Cusack) đã cùng nhau chiến đấu chống lại 100.000 quân của tướng quân Tiberius tàn ác, bảo vệ sự an toàn của Nhạn Môn Quan và ‘con đường tơ lụa”. Từ đó vị tướng anh hùng này lưu danh thiên sử cùng với điển tích cổ thành Đại Nhạn.
Phim bắt đầu khởi chiếu vào ngày 19/2/2015 (tức mùng 1 Tết) tại Việt Nam.
Những con số “khủng” cho siêu phẩm của Thành Long
Với kinh phí đầu tư “khổng lồ” lên đến 65 triệu USD (chưa kể các chi phí hậu kỳ, truyền thông), Kiếm Rồng là bộ phim đắt giá nhất của Thành Long từ trước tới giờ. Đây cũng là tác phẩm mà Thành Long đã ấp ủ kế hoạch trong suốt 7 năm trời.
Để có được những cảnh hành động đẹp mắt, những màn chiến đấu gay cấn giữa đế quốc La Mã và các tộc người Trung Hoa, đoàn làm phim sở hữu riêng cho mình một phòng đạo cụ hoành tráng nằm ngay sát phòng họp. Đây là căn phòng đạo cụ lớn nhất đến nay, rộng hơn 2500 m2, với tổng cộng hơn 100.000 đạo cụ, trong đó có 60.000 đạo cụ làm hoàn toàn thủ công. Tất cả các thanh kiếm, yên ngựa, giáp sắt…, kể cả thanh “Kiếm Rồng” trên tay Thành Long cũng đều được trạm trổ tinh xảo bởi bàn tay các chuyên gia.
Phòng đạo cụ rộng hơn 2500 m2 với tổng cộng hơn 100.000 đạo cụ của đoàn làm phim “Kiếm Rồng”
Thành Long đích thân mình thiết kế và chỉnh sửa một chiếc yên ngựa trong phòng đạo cụ
Để có được những bộ giáp hoàn chỉnh cuối cùng, đã có rất nhiều thay đổi trong mẫu thiết kế ban đầu, nhiều chi tiết cần phải sử dụng đến các kỹ thuật đặc biệt. Mọi khâu thiết kế phải chuẩn xác và tuân thủ theo những ghi chép lại từ lịch sử. Thiết kế áo giáp phải có mũ, giáp ngực và giáp cầu vai, với hoa văn chạm trổ theo hình tượng của những dãi mây hình tua cuốn. Các thợ thủ công thậm chí còn phải in trực tiếp những ký tự Hán ngữ lên phần giáp ngực để đảm bảo tính chính xác. Bộ giáp của tướng Hoắc An (Thành Long) có họa tiết hình ảnh đám mây, tượng trưng cho lòng vị tha và một chút gì đó lãng mạn.
Những ký tự Hán văn được trạm trổ tinh xảo bằng tin và in trực tiếp lên áo giáp để đảm bảo tính chân thực lịch sử cho từng đạo cụ của phim
Tái hiện thành Đại Nhạn với kỹ thuật xây dựng thời xưa
Để có thể tái hiện chân thật nhất Nhạn Môn Quan (Thành Đại Nhạn) nổi tiếng Trung Hoa cổ đại, các nhà thiết kế cũng đã bỏ không ít tâm sức. Họ quyết định không sử dụng đến kỹ thuật hiện đại, sau khi xem qua những thước phim tư liệu và cách xây dựng thành trì cổ đại.
Để có được cảnh xây dựng thành hoành tráng này, ê-kíp sử dụng một cỗ máy có chiều cao 7m, với 12 bánh răng đủ kích cỡ, cần tới 20 nam thanh niên khỏe mạnh để vận hành. Đạo diễn Lý Nhân Cảng cho biết: “Ngày nay việc xây dựng một tòa thành như thế không khó. Tuy nhiên đó là một nhiệm vụ khó khăn ở thời cổ đại. Chúng tôi đã thực hiện lại kỹ thuật xây dựng bằng những kỹ thuật trong quá khứ, dựa trên những nguyên lý xây dựng xa xưa.”
Cỗ máy với chiều cao 7 mét, với 12 bánh răng đủ kích cỡ, cần tới 20 nam thanh niên khỏe mạnh để vận hành được ê-kíp sử dụng để tái hiện lại cảnh xây dựng Nhạn môn quan
Cuộc chiến tranh giành “Con đường tơ lụa” giữa Trung Hoa và La Mã
Kiếm Rồng không chỉ hấp dẫn người xem bởi cảnh quay được đầu tư hoành tráng và công phu, siêu phẩm của Thành Long còn hấp dẫn người xem bởi yếu tố lịch sử có liên quan đến “Con đường tơ lụa”. Đây chính là tuyến đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt một thời gian dài lịch sử. Nhờ có Con đường tơ lụa, những vùng đất, nền văn hóa mới được tìm ra và là động lực cho sự phát triển của cả châu Á, châu u trên nhiều lĩnh vực.
Chính vì thế đã xảy ra cuộc chiến tranh giành chiếm lĩnh “Con đường tơ lụa” để độc quyền giao thương và thu lợi nhuận giữa 2 đế quốc La Mã và Trung Hoa. Đến với Kiếm Rồng, khán giả sẽ được chứng kiến tận mắt cuộc giao tranh bảo vệ con đường huyết mạch này, cũng như khám phá những bài học về tình bạn, lòng dũng cảm, vị tha và lý tưởng sống của những dũng tướng thời xưa, xuyên suốt những màn chiến đấu đẹp mắt.
Hoắc An - từ một tướng quân bị lưu đày, vướng vào cuộc chiến bảo vệ “Con đường tơ lụa” đối đầu với tướng quân Tiberius tàn ác của quân đội La Mã
Giữa cảnh “dầu sôi lửa bỏng”, Hoắc An - từ một tướng quân bị lưu đày, vướng vào cuộc chiến bảo vệ “Con đường tơ lụa” giữa 36 bộ tộc Trung Hoa và quân đội La Mã. Ông cùng người bạn của mình, tướng Lucius (John Cusack) đã cùng nhau chiến đấu chống lại 100.000 quân của tướng quân Tiberius tàn ác, bảo vệ sự an toàn của Nhạn Môn Quan và ‘con đường tơ lụa”. Từ đó vị tướng anh hùng này lưu danh thiên sử cùng với điển tích cổ thành Đại Nhạn.
Phim bắt đầu khởi chiếu vào ngày 19/2/2015 (tức mùng 1 Tết) tại Việt Nam.
Du Lợi
Theo Vietnamnet
-
8 giờ trướcNăm 2024, Triệu Lệ Dĩnh có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong sự nghiệp của mình.
-
13 giờ trướcTập 8 'Khi điện thoại đổ chuông' chạm đỉnh rating khi diễn biến phim ngày càng gay cấn, nam chính Baek Sa Eon gặp nạn, bất tỉnh trong biển lửa.
-
18 giờ trướcTạp chí Time của Mỹ đã chọn ra 10 bộ phim truyền hình Hàn Quốc hay nhất năm. Điều này chứng minh sự bành trướng của các tác phẩm nội dung tiếng Hàn ở thị trường Mỹ.
-
21 giờ trướcNhiều ý kiến cho rằng đạo diễn "Công tử Bạc Liêu" cần nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm vì đã xây dựng một tác phẩm hời hợt, thiếu chiều sâu và làm méo mó đi hình tượng nhân vật vốn quen thuộc với người dân.
-
22 giờ trướcSao nữ gây tiếc nuối vì sa đà vào việc chỉnh sửa nhan sắc dẫn tới khuôn mặt bị biến chứng.
-
1 ngày trướcSao cấp S của showbiz Việt tung dự án mới ngay thời điểm Phương Lan vướng ồn ào.
-
1 ngày trướcTrấn Thành khẳng định bản thân chưa từng so sánh mình với bất kỳ ai chứ đừng nói đến "vua hài" như Châu Tinh Trì.
-
1 ngày trướcTrấn Thành cho biết Tiểu Vy được chọn đóng chính trong "Bộ tứ báo thủ" chỉ sau một buổi casting. Đạo diễn nói liều lĩnh khi mời Hoa hậu Việt Nam 2018 làm nữ chính trong tác phẩm chiếu Tết.
-
1 ngày trướcPhim Việt "Bộ tứ báo thủ" gây chú ý vì đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Trấn Thành sau thành công rực rỡ của "Mai". Tuy nhiên, trailer phim lại nhận phản ứng không tốt khi nhiều người cho rằng nội dung chưa hấp dẫn, không tạo được sự tò mò với khán giả.
-
1 ngày trước"Mufasa: Vua sư tử" được kỳ vọng mang đến góc nhìn mới cho thương hiệu hoạt hình đình đám. Song, nội dung phim lại thiếu sáng tạo và không đủ chiều sâu nên chưa thể ghi điểm với giới phê bình.
-
1 ngày trướcThương Tín lúc hoàng kim có 4 vai diễn nhận được nhiều yêu mến của khán giả. Đó là những vai diễn nào?
-
1 ngày trướcTrấn Thành chính thức nhắc đến tin đồn Negav bị cắt vai, không còn được xuất hiện trong phim Tết "Bộ tứ báo thủ".
-
2 ngày trướcTừng được mệnh danh là mỹ nam màn ảnh nhưng Lý Dịch Phong đã bỏ bê chăm chút khiến ngoại hình sa sút thấy rõ.
-
2 ngày trướcThời gian qua, nhiều nàng hậu nổi tiếng của showbiz Việt chuyển hướng khi lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh, song không phải ai cũng thành công.
-
2 ngày trướcPhim với tựa đề "Công tử Bạc Liêu" nhưng lại xây dựng nhân vật mang những cái tên hư cấu, hời hợt về chiều sâu giá trị tác phẩm thông qua những thước phim.
-
2 ngày trướcLấy nhau đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên Son Ye Jin làm điều này cho Hyun Bin.
-
2 ngày trướcRachel Zegler, nữ diễn viên 23 tuổi được chọn đóng vai Bạch Tuyết trong bom tấn "Snow White" của Disney ra mắt năm sau gây tranh cãi vì nhan sắc và ngoại hình.
-
2 ngày trướcTrong "Không thời gian" tập 16, cô giáo Tâm xúc động và nảy sinh tình cảm với Trung tá Đại khi cùng bộ đội đi tìm học sinh mất tích.