Sợ Tết
Nghĩ lại mà thấy hãi. 3 ngày Tết, 9 lần soạn mâm cỗ. Khách chối đây đẩy vẫn ép bằng được ngồi xuống cầm đũa lên...
Tết. Tết. Tết... Chỉ cần nghe đến từ đó thôi là tôi đã muốn phát điên lên rồi. Năm nào cũng chóng mặt vì một vòng quanh quẩn nấu ăn - dọn dẹp. Tết mà cảm giác đọng lại chỉ là: Thừa mứa hãi hùng, mệt toàn thân, chán đến tận óc, sợ đến kinh hoàng.
Không biết các chị em thế nào chứ với mình Tết không có cảnh thong dong ngồi chơi xơi nước, thưởng thức vài miếng mứt, cả nhà quây quần trò chuyện phấn khởi. Tết ở nhà mình là đầu tắt mặt tối chạy chợ, lo mua sắm tích trữ từ hai mươi mấy Tết rồi quẩn quanh trong bếp nấu nướng cỗ bàn cho tới khi... hết Tết. Nhà nhìn đâu cũng thấy thịt, măng, bánh trái như kho cứu đói. Lúc nào cũng mâm cao cỗ đầy, bát rửa chưa khô đã lại hì hục nấu nướng, bày mâm đón khách mới, chỉ thấy khổ ải chả thấy sung sướng ở đâu. Trước Tết thì cũng cố tân trang nhan sắc, tút tát mặt mày, đầu tóc cho đẹp đẽ, sắm vài bộ váy để diện nhưng rốt cuộc cái cảnh nhìn thấy là đầu tóc rũ rượi, mặt mày phờ phạc vẫn phải cố để cười thật tươi, quần thì lúc nào cũng ống cao ông thấp, tay thì luôn ướt nhẹp chùi vội để bắt tay khách đến chơi nhà...
Làm quần quật cả năm chỉ để tiêu xài trong 3 ngày Tết này, nhà nào cũng thịt thà chất đầy tủ lạnh, chỉ bởi Tết đến là phải vài ba mâm cỗ thiết đãi khách khứa. Và đã gọi là mâm cỗ ngày Tết là phải sao cho cao cho đầy, cho lắm món để đỡ bẽ mặt với khách.
Nhớ năm ngoái 3 ngày Tết, không biết mấy chục lần sửa soạn mâm cỗ. Có hôm vừa đặt mâm xuống đã phải dọn mâm đi vì khách ngồi chưa nóng chỗ đã e ngại xin phép còn đi chúc Tết nhà khác. Mình từ người mời khách bỗng giống như kẻ ép họ phải ăn. Khách đến chúc Tết ai ai cũng ái ngại, rụt rè, xua tay khi mới thấy cái bóng mình đon đả chạy từ bếp lên, nói chưa dứt câu: "Em sắp mâm rồi mời...". Cũng có khách đến chúc Tết vì cả nể đành ngồi xuống bên cái mâm toàn những thịt mà nhìn vào là muốn rụt đầu lè lưỡi. Vậy nhưng trước sự mời mọc ỉ ôi, năn nỉ của gia chủ nên đành uống chén rượu, gắp miếng thịt cho vào bát, rồi đến lúc đứng lên, miễng thịt vẫn còn nguyên trong bát.
Có khách nhìn quanh mâm một lượt, mãi rồi cũng hạ đũa gắp hai sợi mộc nhĩ với vài cái măng khô nho nhỏ được nấu kỹ càng. Sau bưng chén rượu cạn ly và để đũa khô ráo tới khi kết thúc bữa ăn. Ấy thế nhưng khách này vừa đi, khách khác tới thì lại điệp khúc trên. Có chăng chỉ là bát canh măng mới, đĩa nem rán lại cho nóng...
3 ngày Tết, 1 chiếc bánh chưng chỉ mất đúng một góc, còn lại nguyên 5 miếng cứ bê ra bê vào. Đôi khi khách quý đến, lại cắt chiếc bánh khác vì sợ khách chê mâm ăn dở. Thế là cái dở nọ nối tiếp cái dở kia xếp đầy trong bếp. Nghĩ lại vẫn thấy hãi, cái cảnh tượng Tết nhất mà lúc nào cũng túc trực ở nhà hơn “trực chiến”, vì sợ đi vắng, khách đến lấy ai nấu nướng, lấy ai bưng cỗ, lấy ai dọn dẹp. Mấy ngày Tết trở thành rô bốt rửa bát đích thực, cứ chồng nọ nối tiếp chồng kia.
Ở nhà trực Tết đã vậy, chồng đi chúc Tết về cũng than thở đến nhà nào cũng gà cũng thịt, cũng bánh chưng, nem rán, canh măng không khác gì nhà mình. Đến đâu cũng bị ép ngồi mâm, uống hai chén rượu và gắp vài củ dưa hành mới được đứng lên đi tiếp.
Tết 3 ngày nhưng kéo rê, kéo dài đến tận 10 ngày nửa tháng đại tiệc cỗ. Họ hàng nội ngoại, anh em xa gần được mời mọc đến dùng bữa cơm năm mới. Thế là cứ quần quật từ đêm hôm trước kì cạch rau, thịt, gà, giò, canh măng, chiên rán, hấp xào... đến tận tối hôm sau dọn dẹp bở hơi tai, kiệt cả sức vẫn chưa xong rồi vẫn phải ngao ngán nghĩ về ngày mai cỗ tiếp.
Ngẫm lại thấy Tết cũng kỳ lạ. Lúc nào cũng phải đầy đủ lễ nghi thủ tục, mâm cao cỗ đầy cho mát mặt với khách khứa họ hàng. Tiền bạc thì tiêu như nước. Cả năm dành dành dụm dụm, tiết kiệm chi li từng đồng từng hào. Nhưng đến lúc đi sắm Tết thì tiền như mọc cánh bay đi. Sẵn sàng chi mạnh tay để mua vài con gà đặc sản với mấy kg thịt trâu thịt lợn chất đầy tủ lạnh. Ăn uống thừa bứa hoang phí, nhưng cứ không có lại sợ thiếu.
Còn khoản chúc Tết họ hàng. Lăn lăn xả xả tranh thủ từng ly đi được vài nhà. Sà mỗi nhà vài phút, vội vội vàng vàng mừng tuổi cho các cháu kẻo sợ quên, sợ sơ xuất. Rồi lại kéo nhau đi vì lo không đến đủ các nhà, lại bị trách bên trọng bên khinh.
Tại sao Tết không là những ngày thoải mái, nghỉ ngơi, đi chơi, đi hội mà lại trở thành ngày cực khổ, đáng sợ nhất trong năm như thế này?
Không biết các chị em thế nào chứ với mình Tết không có cảnh thong dong ngồi chơi xơi nước, thưởng thức vài miếng mứt, cả nhà quây quần trò chuyện phấn khởi. Tết ở nhà mình là đầu tắt mặt tối chạy chợ, lo mua sắm tích trữ từ hai mươi mấy Tết rồi quẩn quanh trong bếp nấu nướng cỗ bàn cho tới khi... hết Tết. Nhà nhìn đâu cũng thấy thịt, măng, bánh trái như kho cứu đói. Lúc nào cũng mâm cao cỗ đầy, bát rửa chưa khô đã lại hì hục nấu nướng, bày mâm đón khách mới, chỉ thấy khổ ải chả thấy sung sướng ở đâu. Trước Tết thì cũng cố tân trang nhan sắc, tút tát mặt mày, đầu tóc cho đẹp đẽ, sắm vài bộ váy để diện nhưng rốt cuộc cái cảnh nhìn thấy là đầu tóc rũ rượi, mặt mày phờ phạc vẫn phải cố để cười thật tươi, quần thì lúc nào cũng ống cao ông thấp, tay thì luôn ướt nhẹp chùi vội để bắt tay khách đến chơi nhà...
Làm quần quật cả năm chỉ để tiêu xài trong 3 ngày Tết này, nhà nào cũng thịt thà chất đầy tủ lạnh, chỉ bởi Tết đến là phải vài ba mâm cỗ thiết đãi khách khứa. Và đã gọi là mâm cỗ ngày Tết là phải sao cho cao cho đầy, cho lắm món để đỡ bẽ mặt với khách.
Nhớ năm ngoái 3 ngày Tết, không biết mấy chục lần sửa soạn mâm cỗ. Có hôm vừa đặt mâm xuống đã phải dọn mâm đi vì khách ngồi chưa nóng chỗ đã e ngại xin phép còn đi chúc Tết nhà khác. Mình từ người mời khách bỗng giống như kẻ ép họ phải ăn. Khách đến chúc Tết ai ai cũng ái ngại, rụt rè, xua tay khi mới thấy cái bóng mình đon đả chạy từ bếp lên, nói chưa dứt câu: "Em sắp mâm rồi mời...". Cũng có khách đến chúc Tết vì cả nể đành ngồi xuống bên cái mâm toàn những thịt mà nhìn vào là muốn rụt đầu lè lưỡi. Vậy nhưng trước sự mời mọc ỉ ôi, năn nỉ của gia chủ nên đành uống chén rượu, gắp miếng thịt cho vào bát, rồi đến lúc đứng lên, miễng thịt vẫn còn nguyên trong bát.
Cả năm có mỗi 3 ngày Tết nên lúc nào cũng phải thể hiện hiếu khách kẻo sợ mang tiếng.
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Có khách nhìn quanh mâm một lượt, mãi rồi cũng hạ đũa gắp hai sợi mộc nhĩ với vài cái măng khô nho nhỏ được nấu kỹ càng. Sau bưng chén rượu cạn ly và để đũa khô ráo tới khi kết thúc bữa ăn. Ấy thế nhưng khách này vừa đi, khách khác tới thì lại điệp khúc trên. Có chăng chỉ là bát canh măng mới, đĩa nem rán lại cho nóng...
3 ngày Tết, 1 chiếc bánh chưng chỉ mất đúng một góc, còn lại nguyên 5 miếng cứ bê ra bê vào. Đôi khi khách quý đến, lại cắt chiếc bánh khác vì sợ khách chê mâm ăn dở. Thế là cái dở nọ nối tiếp cái dở kia xếp đầy trong bếp. Nghĩ lại vẫn thấy hãi, cái cảnh tượng Tết nhất mà lúc nào cũng túc trực ở nhà hơn “trực chiến”, vì sợ đi vắng, khách đến lấy ai nấu nướng, lấy ai bưng cỗ, lấy ai dọn dẹp. Mấy ngày Tết trở thành rô bốt rửa bát đích thực, cứ chồng nọ nối tiếp chồng kia.
Ở nhà trực Tết đã vậy, chồng đi chúc Tết về cũng than thở đến nhà nào cũng gà cũng thịt, cũng bánh chưng, nem rán, canh măng không khác gì nhà mình. Đến đâu cũng bị ép ngồi mâm, uống hai chén rượu và gắp vài củ dưa hành mới được đứng lên đi tiếp.
Lúc nào cũng mâm cao cỗ đầy, nấu nướng dọn dẹp. (Ảnh minh họa)
Tết 3 ngày nhưng kéo rê, kéo dài đến tận 10 ngày nửa tháng đại tiệc cỗ. Họ hàng nội ngoại, anh em xa gần được mời mọc đến dùng bữa cơm năm mới. Thế là cứ quần quật từ đêm hôm trước kì cạch rau, thịt, gà, giò, canh măng, chiên rán, hấp xào... đến tận tối hôm sau dọn dẹp bở hơi tai, kiệt cả sức vẫn chưa xong rồi vẫn phải ngao ngán nghĩ về ngày mai cỗ tiếp.
Ngẫm lại thấy Tết cũng kỳ lạ. Lúc nào cũng phải đầy đủ lễ nghi thủ tục, mâm cao cỗ đầy cho mát mặt với khách khứa họ hàng. Tiền bạc thì tiêu như nước. Cả năm dành dành dụm dụm, tiết kiệm chi li từng đồng từng hào. Nhưng đến lúc đi sắm Tết thì tiền như mọc cánh bay đi. Sẵn sàng chi mạnh tay để mua vài con gà đặc sản với mấy kg thịt trâu thịt lợn chất đầy tủ lạnh. Ăn uống thừa bứa hoang phí, nhưng cứ không có lại sợ thiếu.
Còn khoản chúc Tết họ hàng. Lăn lăn xả xả tranh thủ từng ly đi được vài nhà. Sà mỗi nhà vài phút, vội vội vàng vàng mừng tuổi cho các cháu kẻo sợ quên, sợ sơ xuất. Rồi lại kéo nhau đi vì lo không đến đủ các nhà, lại bị trách bên trọng bên khinh.
Tại sao Tết không là những ngày thoải mái, nghỉ ngơi, đi chơi, đi hội mà lại trở thành ngày cực khổ, đáng sợ nhất trong năm như thế này?
Theo Afamily/ trí thức trẻ
-
9 phút trướcBình luận viên Vũ Quang Huy cho rằng Nguyễn Xuân Son vẫn chưa thể hiện hết khả năng sau màn ra mắt ấn tượng trong màu áo đội tuyển Việt Nam.
-
23 phút trướcSau khi kết thúc trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Myanmar, ống kính máy quay trên sân vô tình bắt được khoảnh khắc cầu thủ Xuân Son và Soe Moe Kyaw (ĐT Myanmar) có những trao đổi ngay trên sân.
-
1 giờ trướcHành động thể hiện cặp đôi này đang hạnh phúc thế nào.
-
3 giờ trướcKhông chỉ nam TikToker này mà dân mạng xem xong cũng rất thích thú trước món quà của Lê Tuấn Khang.
-
11 giờ trướcTikTok sẽ bị cấm ở Albania trong ít nhất một năm.
-
13 giờ trướcKhi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi ngoại tình.
-
14 giờ trướcHot girl xinh đẹp và nam streamer nói chuyện thoải mái vui vẻ.
-
17 giờ trướcBáo Hàn Quốc khen Xuân Son, đánh giá tuyển Việt Nam do HLV Kim Sang Sik dẫn dắt, vào bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) ấn tượng, có thể đấu Thái Lan ở chung kết.
-
23 giờ trướcChuẩn bị đón Giáng sinh, MC Diệp Chi trang trí căn hộ bằng một cây thông tươi lung linh ngập sắc đỏ và vàng.
-
1 ngày trướcTừng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ.
-
2 ngày trướcSau 10 năm trúng xổ số 108 triệu Bảng Anh (hơn 3.435 tỷ đồng), người đàn ông cho biết cuộc sống rất nhàm chán, khác xa tưởng tượng.
-
2 ngày trướcChỉ nhớ rằng bản thân từng đóng phim nhưng chưa một lần xem lại, sau hơn 20 năm, cậu bé ngày đó giờ đã có quá nhiều thay đổi.
-
2 ngày trướcNam tiktoker thường xuất hiện với tạo hình giả gái trong các video, nhưng mới đây Long Chun đã khiến cộng đồng mạng "sốc ngã ngửa" khi thông báo có con gái đầu lòng.
-
2 ngày trướcSau cuốc xe đáng nhớ với Sơn Tùng M-TP, nam tài xế xích lô đến từ Nam Định đã nhận về bất ngờ khiến không ít người thích thú.
-
2 ngày trướcTiền đạo Nguyễn Xuân Son cho biết anh tập hát Quốc ca Việt Nam mỗi ngày trước trận đấu giữa Việt Nam và Myanmar.
-
2 ngày trướcBữa cơm mà Mai Ngọc chia sẻ trên trang cá nhân rất đơn giản, thanh đạm nhưng đủ chất.
-
2 ngày trướcHLV Myo Hlaing Wincho biết, Myanmar tập trung nghiên cứu cả đội tuyển Việt Nam chứ không dành sự quan tâm riêng với tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son.
-
2 ngày trướcĐội tuyển Indonesia sẽ không có được sự phục vụ của trung vệ trị giá 350.000 euro (khoảng 9 tỷ đồng).
-
2 ngày trướcDịch vụ thuê vệ sĩ đối phó với bạn trai cũ hay các mối đe dọa khó xử được nhiều cô gái lựa chọn.
Tin tức mới nhất
-
15 phút trước
-
54 phút trước