27 tuổi, tôi kết hôn. Vợ tôi 26 tuổi, cô ấy làm kế toán cho một công ty tư nhân cỡ nhỏ. Lúc đó, tôi là nhân viên của một công ty cổ phần. Hai vợ chồng đều nghèo nên tôi luôn nỗ lực vươn lên để cho vợ và con được sống tốt nhất. Vì thế mà tôi lao đầu vào công việc. Tôi thức khuya, dậy sớm, tiệc xã giao nào cũng cố gắng chen chân vào để làm quen.
Còn vợ tôi, khi chưa có con, cô ấy chăm chỉ làm cơm cho tôi mang theo. Thỉnh thoảng sẽ đi xe bus tới cổng công ty đón tôi mỗi khi tôi tăng ca. Đến khi có con (chúng tôi sinh đôi), cô ấy nghỉ luôn công việc để ở nhà chăm sóc tôi và con. Đối với tôi, không có khoảng thời gian nào đẹp như vậy. Buổi tối trở về được ăn những món nóng hổi, được vui đùa với con và tận hưởng không khí gia đình ấm áp.
Khi 2 con trai lên một tuổi, tôi được thăng chức trưởng phòng. Khi con được 3 tuổi, tôi lên chức phó giám đốc và trở thành giám đốc trong 6 tháng sau đó. Công việc của tôi cũng vì thế mà tăng gấp 10 lần trước. Tôi hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi, đêm về trong đầu vẫn phải nghĩ kế hoạch. Tiền tôi mang về mỗi ngày một nhiều, nhà cửa cũng khang trang, mọi thiết bị trong nhà đều tiện nghi, sang trọng. Nhưng tình cảm thì lại dần nguội lạnh. Tôi ít giao lưu nói chuyện với vợ, ít bế bồng các con.
Khi các con học lớp 3, vợ tôi mất đột ngột vì một tai nạn xe khách. Chiều muộn hôm đó tôi đang ở công ty thì nhận được cuộc gọi của cô giáo chủ nhiệm, báo tôi tới đón con vì qua giờ tan học lâu rồi. Tôi vội vã gọi cho vợ nhưng không liên lạc được, lòng không hiểu vì sao hôm nay vợ tôi lại quên cả đón con. Tôi lái xe tới trường tiểu học, nhưng đi nhầm cổng, tới lúc này tôi mới giật mình nhận ra, 3 năm qua, tôi chưa từng đưa đón con một lần nào.
Đón con về mà mãi tới 9h tối, vợ vẫn chưa thấy đâu. Lòng dạ bồn chồn lo lắng, tôi gọi điện hỏi khắp nơi không ai biết vợ tôi ở đâu. Lục tìm trong tủ, mọi thứ vẫn bình thường, không hề có dấu hiệu cô ấy bỏ đi. Tôi gửi con về nhà bà nội rồi lái xe đi khắp phố tìm. Gần 1 giờ đêm trở về, vẫn không thấy vợ. Chưa bao giờ tôi lo lắng như lúc đó. Tôi biết vợ tôi tính tình hiền lành, là người của gia đình, sẽ không có chuyện cô ấy đột nhiên bỏ đi đâu. Tôi lên mạng tìm kiếm các thông tin về người đi lạc hoặc tai nạn, nhưng không thấy.
Cho tới hơn 4 giờ sáng, một cuộc điện thoại bàn đầu số thuộc tỉnh miền núi gọi tới, thông báo tôi tới nhận mặt người thân. Lúc đó, tôi như rụng rời tay chân. Nhưng vẫn thầm mong rằng người ta nhầm, vì không có lý do gì mà vợ tôi vượt gần 200km từ thành phố lên đó.
Tuy thầm nhủ như vậy, tôi vẫn lái xe đi ngay khi nhận được tin. Đến được bệnh viện của huyện cũng đã tờ mờ sáng. Run rẩy mãi tôi mới dám lật chiếc khăn trắng lên và trước mặt tôi đúng là vợ mình. Mặt cô ấy trắng bệch, mắt nhắm lại an tĩnh, trên người vẫn còn đọng lại nhiều vết máu. Một nhân viên y tế đưa cho tôi chiếc ví của vợ, bên trong chỉ có vài trăm ngàn, một tấm ảnh chụp cả gia đình cách đây 4 năm. Ngoài ra còn có chiếc điện thoại đã vỡ nát và chiếc sim rời. Nhân viên y tế nói, điện thoại hỏng, họ phải lắp sim vào máy khác mới biết số của tôi để gọi tôi tới nhận dạng.
Tôi cầm số kỷ vật của vợ, sờ bàn tay lạnh ngắt của cô ấy mà không thốt nên lời nào. Ngồi lặng vài tiếng đồng hồ, tôi mới nhớ phải gọi điện cho mọi người ở nhà. Tôi nhờ mẹ tôi nhắn thêm vài người anh họ nội ngoại lên đưa vợ tôi về. Khi nghe tôi thông báo, mẹ tôi hét lên vì kinh ngạc. Rồi bà vừa khóc vừa gặng hỏi tôi tại sao, tại sao lại thế? Tôi biết mẹ tôi thương vợ tôi nhiều lắm!
Sau khi an táng cho vợ tôi xong, tôi vẫn không hiểu tại sao cô ấy lại bị tai nạn ở một vùng đất xa xôi và không hề có mối liên hệ nào tới cuộc sống của chúng tôi như thế. Tôi vào tất cả facebook, blog… của vợ để tìm kiếm manh mối. Nhưng không thấy gì. Đến một tuần sau tôi mới tìm thấy cuốn nhật ký của vợ đặt ở tầng trên cùng giá sách của các con, tôi nhận ra mình thật ngốc, đã bỏ lỡ bao nhiêu thứ. Vợ tôi để ở nơi rất dễ thấy, nếu tôi chỉ cần bỏ ra một buổi tối, dạy các con học là nhìn thấy.
Trong nhật ký, vợ tôi viết cho các con là chủ yếu. Kể từ khi mang bầu, cho tới lúc sinh con, rồi là những kỷ niệm của 3 mẹ con. Toàn bộ cuốn nhật ký không hề có hình ảnh của tôi, mà chỉ được nhắc đến qua những câu chữ như: “Hôm đó bố bận đi tiếp khách,…”. “Hôm đó, bố về muộn…”.
Vừa đọc nhật ký, tôi vừa khóc. Trong đầu tôi mường tượng ra cảnh vợ con tôi ngồi chờ tôi, các con tôi hỏi vì sao bố chưa về, vợ tôi đã bối rối giải thích ra sao… Và tới nửa cuốn nhật ký cuối cùng, thì một bí mật chấn động dần được hé lộ.
Đó là 3 năm trước, khi các con tôi chuẩn bị bước vào lớp 1, vợ tôi mang thai lần thứ hai. Nhưng đứa bé mới ngoài 4 tháng thì đã rời bỏ vợ chồng tôi vì vợ tôi gặp vấn đề về tâm lý. Những việc này tôi không hề biết, tôi không biết mình đã vô duyên với một sinh mệnh từ lúc đó. Tôi không hề biết người vợ ngày nào cũng tươi cười vui vẻ của tôi lại mắc bệnh tâm lý, phải uống thuốc chống trầm cảm. Sau khi đứa bé mất, vợ tôi đã đem thi hài bé lên một nghĩa địa thật xa để an táng. Một phần vì cô ấy rất đau khổ, một phần vì cô ấy muốn giấu kín bí mật này.
Thế rồi hàng năm vào ngày đó, cô ấy sẽ tự mua vé xe khách và lang thang lên đó thăm con một mình. Mỗi lần đi về, vợ tôi đều viết rất nhiều trong nhật ký, kèm theo đó là những chữ cái đã bị nhòe vì nước mắt.
Nhật ký dừng lại ở hai ngày trước, hôm đó tôi có buổi họp về muộn. Vợ tôi viết rằng cô ấy muốn nói cho tôi biết sự thật, và mong tôi có thể lên thăm con một lần. Cô ấy hy vọng đến hôm này tôi có thể đi cùng cô ấy…
Khép cuốn nhật ký lại, tôi chỉ biết nằm vật ra giường và khóc nức nở. Giá mà tôi về sớm, giá mà tôi biết việc này, tôi sẽ lái xe đưa vợ đi, không để vợ tôi một mình ôm nỗi đau với bí mật giằng xé suốt 3 năm qua như thế. Bây giờ, hối hận thì đã quá muộn rồi.
Sáng nay tôi vừa đi thăm con, chẳng khó nhận ra nấm mộ bé tí có một bó hoa cúc trắng đã khô héo. Người bảo vệ nghĩa địa chia buồn với tôi vài câu rồi rời đi. Còn tôi thì chỉ biết chôn chân tại chỗ. Tôi biết, có lẽ trong suốt quãng đời về sau, tôi sẽ phải sống trong nỗi ân hận giày vò… Tôi viết tâm sự này để bày tỏ một phần day dứt của mình, đồng thời cũng mong mọi người lấy trường hợp của tôi làm gương, đừng sống thờ ơ với chính người thân trong gia đình mình.
Tiến tới tôi sẽ từ chức, tìm một công việc làm ở nhà để có thời gian chăm sóc 2 con. Tôi không muốn các con đã mất mẹ, lại không nhận được tình cảm từ bố. Nhưng tôi biết đối diện với các con tôi như thế nào đây? Làm sao để chúng tiếp nhận được sự thật rằng mẹ chúng đã ra đi mãi mãi? Tôi phải làm gì để bù đắp mọi sự thiếu hụt trống vắng đây?
Còn vợ tôi, khi chưa có con, cô ấy chăm chỉ làm cơm cho tôi mang theo. Thỉnh thoảng sẽ đi xe bus tới cổng công ty đón tôi mỗi khi tôi tăng ca. Đến khi có con (chúng tôi sinh đôi), cô ấy nghỉ luôn công việc để ở nhà chăm sóc tôi và con. Đối với tôi, không có khoảng thời gian nào đẹp như vậy. Buổi tối trở về được ăn những món nóng hổi, được vui đùa với con và tận hưởng không khí gia đình ấm áp.
Khi 2 con trai lên một tuổi, tôi được thăng chức trưởng phòng. Khi con được 3 tuổi, tôi lên chức phó giám đốc và trở thành giám đốc trong 6 tháng sau đó. Công việc của tôi cũng vì thế mà tăng gấp 10 lần trước. Tôi hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi, đêm về trong đầu vẫn phải nghĩ kế hoạch. Tiền tôi mang về mỗi ngày một nhiều, nhà cửa cũng khang trang, mọi thiết bị trong nhà đều tiện nghi, sang trọng. Nhưng tình cảm thì lại dần nguội lạnh. Tôi ít giao lưu nói chuyện với vợ, ít bế bồng các con.
Khi các con học lớp 3, vợ tôi mất đột ngột vì một tai nạn xe khách. Chiều muộn hôm đó tôi đang ở công ty thì nhận được cuộc gọi của cô giáo chủ nhiệm, báo tôi tới đón con vì qua giờ tan học lâu rồi. Tôi vội vã gọi cho vợ nhưng không liên lạc được, lòng không hiểu vì sao hôm nay vợ tôi lại quên cả đón con. Tôi lái xe tới trường tiểu học, nhưng đi nhầm cổng, tới lúc này tôi mới giật mình nhận ra, 3 năm qua, tôi chưa từng đưa đón con một lần nào.
Vừa đọc nhật ký, tôi vừa khóc. Trong đầu tôi mường tượng ra cảnh vợ con tôi ngồi chờ tôi, các con tôi hỏi vì sao bố chưa về, vợ tôi đã bối rối giải thích ra sao… (Ảnh minh họa)
Đón con về mà mãi tới 9h tối, vợ vẫn chưa thấy đâu. Lòng dạ bồn chồn lo lắng, tôi gọi điện hỏi khắp nơi không ai biết vợ tôi ở đâu. Lục tìm trong tủ, mọi thứ vẫn bình thường, không hề có dấu hiệu cô ấy bỏ đi. Tôi gửi con về nhà bà nội rồi lái xe đi khắp phố tìm. Gần 1 giờ đêm trở về, vẫn không thấy vợ. Chưa bao giờ tôi lo lắng như lúc đó. Tôi biết vợ tôi tính tình hiền lành, là người của gia đình, sẽ không có chuyện cô ấy đột nhiên bỏ đi đâu. Tôi lên mạng tìm kiếm các thông tin về người đi lạc hoặc tai nạn, nhưng không thấy.
Cho tới hơn 4 giờ sáng, một cuộc điện thoại bàn đầu số thuộc tỉnh miền núi gọi tới, thông báo tôi tới nhận mặt người thân. Lúc đó, tôi như rụng rời tay chân. Nhưng vẫn thầm mong rằng người ta nhầm, vì không có lý do gì mà vợ tôi vượt gần 200km từ thành phố lên đó.
Tuy thầm nhủ như vậy, tôi vẫn lái xe đi ngay khi nhận được tin. Đến được bệnh viện của huyện cũng đã tờ mờ sáng. Run rẩy mãi tôi mới dám lật chiếc khăn trắng lên và trước mặt tôi đúng là vợ mình. Mặt cô ấy trắng bệch, mắt nhắm lại an tĩnh, trên người vẫn còn đọng lại nhiều vết máu. Một nhân viên y tế đưa cho tôi chiếc ví của vợ, bên trong chỉ có vài trăm ngàn, một tấm ảnh chụp cả gia đình cách đây 4 năm. Ngoài ra còn có chiếc điện thoại đã vỡ nát và chiếc sim rời. Nhân viên y tế nói, điện thoại hỏng, họ phải lắp sim vào máy khác mới biết số của tôi để gọi tôi tới nhận dạng.
Tôi cầm số kỷ vật của vợ, sờ bàn tay lạnh ngắt của cô ấy mà không thốt nên lời nào. Ngồi lặng vài tiếng đồng hồ, tôi mới nhớ phải gọi điện cho mọi người ở nhà. Tôi nhờ mẹ tôi nhắn thêm vài người anh họ nội ngoại lên đưa vợ tôi về. Khi nghe tôi thông báo, mẹ tôi hét lên vì kinh ngạc. Rồi bà vừa khóc vừa gặng hỏi tôi tại sao, tại sao lại thế? Tôi biết mẹ tôi thương vợ tôi nhiều lắm!
Sau khi an táng cho vợ tôi xong, tôi vẫn không hiểu tại sao cô ấy lại bị tai nạn ở một vùng đất xa xôi và không hề có mối liên hệ nào tới cuộc sống của chúng tôi như thế. Tôi vào tất cả facebook, blog… của vợ để tìm kiếm manh mối. Nhưng không thấy gì. Đến một tuần sau tôi mới tìm thấy cuốn nhật ký của vợ đặt ở tầng trên cùng giá sách của các con, tôi nhận ra mình thật ngốc, đã bỏ lỡ bao nhiêu thứ. Vợ tôi để ở nơi rất dễ thấy, nếu tôi chỉ cần bỏ ra một buổi tối, dạy các con học là nhìn thấy.
Trong nhật ký, vợ tôi viết cho các con là chủ yếu. Kể từ khi mang bầu, cho tới lúc sinh con, rồi là những kỷ niệm của 3 mẹ con. Toàn bộ cuốn nhật ký không hề có hình ảnh của tôi, mà chỉ được nhắc đến qua những câu chữ như: “Hôm đó bố bận đi tiếp khách,…”. “Hôm đó, bố về muộn…”.
Giá mà tôi biết sự việc sớm hơn, tôi sẽ không để vợ tôi một mình ôm nỗi đau với bí mật giằng xé suốt 3 năm qua như thế. (Ảnh minh họa)
Vừa đọc nhật ký, tôi vừa khóc. Trong đầu tôi mường tượng ra cảnh vợ con tôi ngồi chờ tôi, các con tôi hỏi vì sao bố chưa về, vợ tôi đã bối rối giải thích ra sao… Và tới nửa cuốn nhật ký cuối cùng, thì một bí mật chấn động dần được hé lộ.
Đó là 3 năm trước, khi các con tôi chuẩn bị bước vào lớp 1, vợ tôi mang thai lần thứ hai. Nhưng đứa bé mới ngoài 4 tháng thì đã rời bỏ vợ chồng tôi vì vợ tôi gặp vấn đề về tâm lý. Những việc này tôi không hề biết, tôi không biết mình đã vô duyên với một sinh mệnh từ lúc đó. Tôi không hề biết người vợ ngày nào cũng tươi cười vui vẻ của tôi lại mắc bệnh tâm lý, phải uống thuốc chống trầm cảm. Sau khi đứa bé mất, vợ tôi đã đem thi hài bé lên một nghĩa địa thật xa để an táng. Một phần vì cô ấy rất đau khổ, một phần vì cô ấy muốn giấu kín bí mật này.
Thế rồi hàng năm vào ngày đó, cô ấy sẽ tự mua vé xe khách và lang thang lên đó thăm con một mình. Mỗi lần đi về, vợ tôi đều viết rất nhiều trong nhật ký, kèm theo đó là những chữ cái đã bị nhòe vì nước mắt.
Nhật ký dừng lại ở hai ngày trước, hôm đó tôi có buổi họp về muộn. Vợ tôi viết rằng cô ấy muốn nói cho tôi biết sự thật, và mong tôi có thể lên thăm con một lần. Cô ấy hy vọng đến hôm này tôi có thể đi cùng cô ấy…
Khép cuốn nhật ký lại, tôi chỉ biết nằm vật ra giường và khóc nức nở. Giá mà tôi về sớm, giá mà tôi biết việc này, tôi sẽ lái xe đưa vợ đi, không để vợ tôi một mình ôm nỗi đau với bí mật giằng xé suốt 3 năm qua như thế. Bây giờ, hối hận thì đã quá muộn rồi.
Sáng nay tôi vừa đi thăm con, chẳng khó nhận ra nấm mộ bé tí có một bó hoa cúc trắng đã khô héo. Người bảo vệ nghĩa địa chia buồn với tôi vài câu rồi rời đi. Còn tôi thì chỉ biết chôn chân tại chỗ. Tôi biết, có lẽ trong suốt quãng đời về sau, tôi sẽ phải sống trong nỗi ân hận giày vò… Tôi viết tâm sự này để bày tỏ một phần day dứt của mình, đồng thời cũng mong mọi người lấy trường hợp của tôi làm gương, đừng sống thờ ơ với chính người thân trong gia đình mình.
Tiến tới tôi sẽ từ chức, tìm một công việc làm ở nhà để có thời gian chăm sóc 2 con. Tôi không muốn các con đã mất mẹ, lại không nhận được tình cảm từ bố. Nhưng tôi biết đối diện với các con tôi như thế nào đây? Làm sao để chúng tiếp nhận được sự thật rằng mẹ chúng đã ra đi mãi mãi? Tôi phải làm gì để bù đắp mọi sự thiếu hụt trống vắng đây?
Theo Trí thức trẻ