Hồi tháng 6 năm ngoái, V (BTS) bị chỉ trích nặng nề khi lên thẳng xe riêng mà không cúi chào phóng viên và người hâm mộ chờ tại sân bay. Mặc dù đã lên tiếng xin lỗi nhanh chóng, sự việc này vẫn thường xuyên bị nhắc lại trên các cộng đồng về Kpop, khiến hình ảnh của V phần nào bị ảnh hưởng.
Thái độ của V (BTS) tại sân bay Gimpo hồi tháng 6 khiến nhiều người không hài lòng
Những tranh cãi tương tự như trên cho thấy tầm quan trọng của fanservice (những hành động chiều lòng fan) trong ngành công nghiệp Kpop.
Quyền lực mềm từ fandom
Kpop ngày càng cho thấy sức ảnh hưởng toàn cầu chứ không còn bó hẹp trong các quốc gia châu Á như trước đây. Dễ nhận thấy những nhóm nhạc hàng đầu như BTS, BLACKPINK, EXO, SNSD, BIGBANG,... đều sở hữu lượng fandom độc lập rất cao.
Đối với BTS, danh hiệu “nhóm nhạc toàn cầu” của họ có được là nhờ sự hiện diện mạnh mẽ của ARMY (fandom BTS) trên khắp các châu lục.
Từ một nhóm nhạc vô danh ra mắt bởi công ty nhỏ Big Hit Entertainment vào năm 2013, BTS giờ đây là nhóm nhạc nổi tiếng nhất thế giới. BTS được trao cho nhiều trọng trách lớn, chẳng hạn như Đặc phái viên Tổng thống Hàn Quốc, gặp gỡ Tổng thống Mỹ Joe Biden, hát tại lễ khai mạc World Cup 2022,...
BTS phát biểu trước Liên Hợp Quốc
ARMY hoạt động cực kỳ năng nổ để thúc đẩy danh tiếng của thần tượng, từ chi tiền mua album, vé concert,... đến huy động stream nhạc, bình chọn BXH, lễ trao giải,...Theo Hanteo Global, BTS đã thống trị các BXH doanh số bán album cứng trong 5 năm liên tiếp, từ 2017 đến 2021.
ARMY cũng sẵn sàng bênh vực thần tượng của mình khi họ bị đối xử bất công. Chẳng hạn như khi V vướng tranh cãi không cúi chào nêu trên, rất nhiều fan vẫn đứng ra để bênh vực anh, sau đó còn chỉ trích truyền thông đưa tin một chiều khiến idol bị ảnh hưởng.
Có thể thấy fandom vững mạnh giúp idol nắm trong tay quyền lực mềm, giúp họ duy trì danh tiếng dễ dàng hơn.
Tương tự với trường hợp của BLACKPINK. Nhóm nhạc nhà YG Entertainment không phát hành nhạc mới trong gần 2 năm từ album The Album (2020). Tuy nhiên, độ nổi tiếng của 4 thành viên không giảm đi mà còn tăng lên.
BLACKPINK vẫn kiếm bộn nhờ các hợp đồng đại sứ thương hiệu xa xỉ trong khoảng 2 năm không comeback nhóm
Công đầu ở đây thuộc về BLINK (fandom BLACKPINK). Họ sát cánh bên BLACKPINK ở mọi sự kiện công khai mà nhóm tham dự. Mỗi khi các thành viên dự tuần lễ thời trang ở Paris hay Milan, mọi diễn biến đều được cập nhật theo từng phút, với hàng trăm nghìn hashtag được đẩy để phủ sóng nhóm càng nhiều càng tốt.
Các loại hình fanservice
Thấu hiểu sức mạnh của fandom, nghệ sĩ Kpop luôn tận dụng mọi cách để tăng cường sự liên kết với fandom. Ngoài các sự kiện thông thường trên thế giới như concert, idol Kpop còn tổ chức thêm fansign, livestream hay thậm chí nhắn tin trực tiếp với fan qua các nền tảng riêng...
Một sự kiện fansign của TWICE
Khác với quan niệm thông thường rằng chỉ fan mới tặng quà cho idol, ngày nay trường hợp idol tặng lại quà cho fan không hề hiếm. Chẳng hạn như khi tham gia các chương trình âm nhạc hàng tuần, idol sẽ chuẩn bị trước suất ăn, nước uống và quà cho fan đến chờ.
Fan CIX được idol thuê trước nhà hàng, tặng coupon ăn uống khi tham gia ghi hình chương trình ISAC
Trong mỗi fandom còn có nhiều fansite nhỏ riêng, được một số cá nhân lập ra để cập nhật các tin tức, ảnh độc quyền của idol. Những người đứng đầu fansite này được gọi là masternim. Những fansite lớn còn có mối quan hệ thân thiết với công ty quản lý bởi họ là kênh trung gian giúp idol duy trì kết nối với fan chung.
Rosé đích thân đến dự triển lãm ảnh của fansite riêng - Récord
NQ
Theo VietNamNet