Thả cá chép ngày 23 tháng Chạp: Phóng sinh hay sát sinh?

Nhân chủ đề nói về ngày ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp, nhiếp ảnh gia Na Sơn đã đăng tải ý kiến cá nhân của mình về việc thả cá chép - tục lệ mà nhiều người dân vẫn thường làm.



Theo quan niệm xưa cũ, việc thả cá chép về trời mang hàm nghĩa tâm linh rằng để tiễn ông Táo về trời.
 

 Tha ca chep ngay 23 thang Chap: Phong sinh hay sat sinh?

Mới đây, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Nguyễn Sơn lại cho rằng, việc thả cá chép xuống sông, hồ là sát sinh nhiều hơn là phóng sinh. Trên trang cá nhân của mình, anh đã viết:

"Mấy năm gần đây nhiều nhà đua nhau thả cá chép cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Trước kia thì ít lắm. Có lẽ còn nghèo, chả có cá mà ăn ai lại còn thả ra sông, hồ thì tiếc lắm. Đa phần là cúng cá chép vàng mã.

Mình thấy ở thành phố thì không nên thả cá chép làm gì. Hầu như ít người chịu khó mang cá ra tận bờ sông lớn để thả. Toàn đứng trên cầu (cách mặt sông chắc cũng 2 chục mét là nhẹ) vứt tọp cá xuống. Rơi như thế thì cá cầm chắc là toi mạng chứ chả còn hơi sức đâu nữa mà cõng Táo quân về chầu Ngọc Hoàng?! Đa phần còn lại thì hay thả ở mấy hồ trong nội thành, hay sông Tô Lịch, Kim Ngưu (Hà Nội) hoặc kênh Nhiêu Lộc, Tàu Hủ... (Sài Gòn). Mà nước ở những chỗ đấy thì "sạch" phải biết. Cá chép nào sống nổi?! Thả xong 1 lúc đảm bảo ngửa bụng, thăng thiên. Lại khổ công nhân vệ sinh đi dọn. Mời gúc gồ lại, mình chả bịa.

Hơn nữa chuyện phóng sinh này mình thấy nó mang hơi hướng... sát sinh nhiều hơn. Vì nhu cầu tăng cao nên người ta nuôi cá chép chuyên để bán cho các bạn thả. Mà họ nuôi trong ao hồ chuyên biệt, cá bán ra còn bé tí, độ 2 ngón tay, nên chả khỏe khoắn gì. Thả xuống mấy môi trường khác lạ, chưa kể đầy ô nhiễm như môi trường của sông, hồ ở thành phố thì chả có mấy con cá sống sót được đâu. Mình thật!

Đấy là nói đến việc đầu này bạn thả cá, đầu kia có người vớt lại bằng vợt ngay, rồi họ lại mang ra bán tiếp. Khéo có những con cá chép lại chả "xoay tua" được mấy lần cũng nên?!. Cứ đến Tết Ông Công ông Táo hay Rằm tháng 7 nào là sông hồ lại có một đống cá chết ngửa bụng, bốc mùi càng thêm ô nhiễm. Lại mời các bạn tự tìm trên mạng đọc thêm.

Chưa kể chuyện đi kèm với cá chép bao giờ cũng có... túi nylon. Có mấy ai chịu khó mang những cái túi ấy về bỏ thùng rác mà toàn bỏ lại tại chỗ. Thế là thêm một đống rác rưởi nữa mọc ra ven sông, hồ.

Vậy nên, nếu có cúng ông Táo ngày 23, nên chăng các bạn cúng bánh, trái hình cá chép được rồi hoặc cùng lắm là đốt cá chép vàng mã (cái vị này cũng nên dần hạn chế và bỏ). Đừng mua rồi thả cá chép nữa. Khổ thân lũ cá lắm và còn gây ô nhiễm thêm. Và các anh chị công nhân vệ sinh sát Tết cũng vất vả lắm rồi. Đừng bắt họ phải đi vớt cá chết thối nữa. Xin các bạn!"

Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 23 tháng chạp các sông hồ lại ngập ngụa trong túi ni-lông, nhiều người tự hỏi thả cá kiểu ném thẳng xuống, dốc ngược túi, rồi phi cá từ trên bờ xuống dưới sông liệu đây là cách dân gian thương gọi là phóng sinh? Thả cá chép phải thả từ từ, thả và mang theo sự thành kính chứ không phải làm cho có lệ.

Tha ca chep ngay 23 thang Chap: Phong sinh hay sat sinh?
Dốc cả xô đổ xuống?!

Có ý kiến tán đồng rằng, việc thay bằng thả cá chép ở dưới sông thì nên lược bỏ vì đây là hành vi gây ô nhiêm và hủy hoại cho môi trường. Bởi lẽ, vẫn còn khá nhiều người dân thiếu ý thức trong việc phóng sinh cá, tiện tay là quẳng luôn cả túi xuống hồ.


 Tha ca chep ngay 23 thang Chap: Phong sinh hay sat sinh?

Bên cạnh những ý kiến tán đồng việc nên dừng tay thả cá chép xuống sông, hồ thì có có quan điểm rằng đây là một phong tục mang tính chất tín ngưỡng không phải nói bỏ thì có thể bỏ được. Nếu có trách thì nên trách người dân chưa có ý thức, chứ văn hóa truyền từ đời này sang đời khác nó đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người.

Vậy theo ý kiến của bạn, phong tục thả cá chép vào ngày 23 tháng Chạp có nên hay không nên tiếp tục duy trì?

 

Theo Phununews/ Người đưa tin


phóng sinh sát sinh cúng Táo quân cúng ông Công ông Táo tín ngưỡng quan niệm

Tin tức mới nhất