Lý do Thiết Phiến công chúa không bị trừng phạt khi cản lối Đường Tăng

Ngô Thừa Ân - tác giả của Tây du ký đã viết nên một kết cục vô cùng tốt đẹp với người đã cản đường lấy kinh của thầy trò Đường Tăng: Thiết Phiến công chúa.

Trong Tây du ký, kết cục của Thiết Phiến công chúa so với những yêu quái khác là kết cục tốt đẹp nhất.

Tại sao có thể so sánh Thiết Phiến công chúa với những yêu quái khác như vậy? Vì "nương tử" của Ngưu Ma Vương là người đã cản lối Đường Tăng đi lấy kinh khi thầy trò đi tới Hỏa Diệm Sơn. Thế nhưng Thiết Phiến công chúa không những không bị giết, không bị phạt như những yêu quái khác mà sau này, còn từng bước thăng lên làm chính quả.

Lý do Thiết Phiến công chúa không bị trừng phạt khi cản lối Đường Tăng-1
Thiết Phiến công chúa sau này đã tu thành chính quả.

Khi thầy trò Đường Tăng tới Hỏa Diệm Sơn, Thiết Phiến công chúa nhất định không chịu cho Ngộ Không mượn quạt ba tiêu. Bởi vậy Ngộ Không đã phải nghĩ ra kế chui vào bụng công chúa, buộc Thiết Phiến phải giao quạt ba tiêu ra.

Lý do Thiết Phiến công chúa không bị trừng phạt khi cản lối Đường Tăng-2
Tôn Ngộ Không chui vào bụng Thiết Phiến, buộc bà phải cho mượn quạt ba tiêu.

Nếu là những yêu quái khác, nhất định sẽ bị trừng phạt. Người hâm mộ của phim truyền hình Tây du ký có lẽ cũng thắc mắc điều này.

Theo nguyên tác, Thiết Phiến là người dân có thỉnh cầu thì nhất định sẽ không từ chối. Năm xưa, khi Tôn Ngộ Không đánh đổ lò bát quái, gây ra đại hỏa hoạn ở Họa Diệm Sơn bây giờ, dân chúng vô cùng lầm than, đói khổ. Thiến Phiến vì có quạt ba tiêu có thể dập được lửa, đã bằng lòng về đây giúp dân dập lửa, mưa thuận gió hòa, cuộc sống của người dân không còn nghèo khổ như trước nữa.

Lý do Thiết Phiến công chúa không bị trừng phạt khi cản lối Đường Tăng-3
Thiết Phiến công chúa trong mắt dân chúng chính là một vị tiên.

Cũng bởi vậy mà trong mắt dân chúng, Thiết Phiến được gọi là Thiết Phiến Tiên, so với những tiên nhân khác địa vị không hề kém cỏi.

Thiết Phiến công chúa không phải người cũng không phải yêu mà là một loại ác quỷ tên "La Sát", bản chất ăn thịt, uống máu người. Thế nhưng Thiết Phiến công chúa lại vô cùng lương thiện, không hề giết người. Bà còn được người dân quanh núi Thúy Vân gọi là nữ La Sát, Thiết Phiến công chúa.

Ngô Thừa Ân sống ở thời nhà Minh bởi vậy mà quan niệm tam tòng tứ đức cũng xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm. Đối với Thiết Phiến công chúa, bà đúng thực là vô cùng đức hạnh. Biết Ngưu Ma Vương ở cùng với Ngọc Diện công chúa cũng không ghen tuông, không gây sự, một mình ở động Chuối Tây chờ ngày Ngưu Ma Vương tỉnh ngộ mà quay về. Ngưu Ma Vương cũng vô cùng tin tưởng đức hạnh của vợ mình. Và quả thực, dù ở động Chuối Tây một mình nhưng không hề có một nam nhân nào khác.

Lý do Thiết Phiến công chúa không bị trừng phạt khi cản lối Đường Tăng-4
Thiết Phiến công chúa là mẫu người theo tư tưởng tam tòng tứ đức, không ai có thể chê cười.

Hơn nữa, khi Ngưu Ma Vương gặp nguy hiểm, Thiết Phiến cũng không sợ hãi mà bất chấp cứu chồng mình một mạng.

Một người đức hạnh như Thiết Phiến công chúa, có thể tu thành chính quả, cũng khiến khán giả cảm thấy vô cùng thỏa đáng.

Theo Vietnamnet


Đường Tăng Tây Du Ký

Tin tức mới nhất