Những bộ phận nào của gà không nên ăn?

Giá trị dinh dưỡng của thịt gà mang đến nhiều công dụng khác nhau cho sức khỏe. Rất nhiều người luôn chọn thịt gà là món ăn chính trong bữa ăn hàng ngày. Với nguyên liệu là thịt gà sẽ dễ dàng chế biến nhiều món ăn đa dạng như: Luộc, nướng, chiên, tẩm bột, hầm, nấu cháo…

Tuy nhiên, không phải tất cả các bộ phận trên con gà đều mang đến dinh dưỡng mà ngược lại, một số bộ phận của con gà được khuyến cáo nên hạn chế nấu món ăn thường xuyên.

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ (giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược TP HCM), những bộ phận của gà không nên ăn:

Phao câu: Phao câu là bộ phận giúp gà nổi trên mặt nước. Phao câu chứa nhiều túi xoang, có rất nhiều chất béo, mô bạch cầu chứa các vi khuẩn, virus và chất gây ung thư.

Da gà: Da gà chứa nhiều chất béo và cholesterol. Chất béo trong da gà có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì và một số bệnh khác. Cholesterol trong da gà có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nội tạng gà: Nội tạng gà có thể chứa nhiều chất độc hại, giun sán, vi khuẩn, virus. Các chất độc hại trong nội tạng gà có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Giun sán trong nội tạng gà có thể gây nhiễm trùng. Vi khuẩn, virus trong nội tạng gà có thể gây bệnh.

Đầu gà: Đầu gà là nơi tập trung nhiều chất độc hại, không nên ăn thường xuyên. Đầu gà chứa nhiều cholesterol, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đầu gà cũng có thể chứa nhiều vi khuẩn, virus, không tốt cho sức khỏe.

Cổ gà: Cổ gà chứa nhiều cholesterol, không nên ăn nhiều. Cổ gà cũng có thể chứa nhiều vi khuẩn, virus, không tốt cho sức khỏe.

Thịt gà cần hạn chế ăn 5 bộ phận này, có những người đại kỵ tuyệt đối không ăn vì cực độc-1
Nhiều bộ phận của thịt gà được khuyến cáo không nên ăn nhiều. Ảnh minh họa: TL

Những ai không nên ăn thịt gà?

Trên GD&TĐ, lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, dù thịt gà ngon miệng và có thể sử dụng để trị nhiều bệnh nhưng có nhiều người không nên ăn thịt gà. Nếu mắc những bệnh sau mà ăn thịt gà thì hậu quả khôn lường:

Người đang bị thủy đậu: Người bị thủy đậu nên kiêng ăn thịt gà, đặc biệt là phần da bởi nó sẽ gây ngứa, khó chịu ở các nốt thủy đậu. Đồng thời dễ để lại sẹo.

Người đang bị táo bón, khó tiêu: Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều thịt gà rất khó tiêu. Những người có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn thịt gà vì chúng không có lợi về mặt tiêu hóa, sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

Người bị sỏi thận: Thịt gà là loại thực phẩm giàu protein, có thể khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi. Chính vì vậy người đang mắc sỏi thận cần kiêng loại thịt thơm ngon này.

Người mới phẫu thuật: Những bệnh nhân mới mổ xong ăn thịt gà sẽ gây cảm giác ngứa da. Dù còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người nhưng tốt nhất là tránh ăn.

Người bị vết thương hở: Thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương. Ăn nhiều gà sẽ làm da lâu lành, dễ bị viêm nhiễm.

Người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch: Y học hiện đại cho biết da gà và lòng trắng trứng gà có nhiều mỡ, cholesterol. Do đó người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà, đặc biệt là da gà và lòng trắng trứng.

Người bị xơ gan: Những người đang mắc bệnh xơ gan cần tránh một số loại thực phẩm có khả năng làm bệnh nặng hơn, điển hình là thịt gà. Do đây là loại thực phẩm có tính nóng nên sẽ trợ thấp nhiệt, làm cho chứng thấp nhiệt ở gan nặng thêm, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu.

Người bị viêm khớp: Người bị vấn đề về khớp như viêm khớp, thấp khớp hoặc bất kỳ tình trạng khớp nào có thể cần cân nhắc hạn chế ăn thịt gà trong các bữa ăn hằng ngày. Người bị viêm khớp cần duy trì một chế độ ăn kiêng lành mạnh để giảm tình trạng viêm nhiễm và đau nhức. Thịt gà có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây khó chịu cho bệnh nhân khớp.

Theo Sức Khỏe Đời Sống