Tiêm phòng vắc-xin Covid-19: Giải đáp những băn khoăn phổ biến mà người dân cần phải biết
Dưới đây là một số băn khoăn của người dân trong tiêm phòng vắc-xin Covid-19 được CDC Hoa Kỳ giải thích rõ ràng.
Dịch Covid-19 hiện nay vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Tiêm phòng vắc-xin Covid-19 được coi là giải pháp quan trọng nhất hiện nay để khống chế dịch bệnh, tạo ra miễn dịch cộng đồng, tiến tới chặn đứng căn bệnh này trong tương lai.
Ở nước ta, vắc-xin Covid-19 cũng mới được cập bến và đang tiến hành tiêm thử nghiệm lâm sàng, từ đó tiến hành tiêm cho người dân theo thứ tự ưu tiên. Mặc dù vậy, người dân vẫn còn có nhiều băn khoăn về tiêm chủng căn bệnh này.
Dưới đây là một số băn khoăn của người dân trong tiêm phòng vắc-xin Covid-19 được CDC Hoa Kỳ giải thích rõ ràng:
1. Tiêm phòng vắc-xin Covid-19 rồi tôi có thể vẫn mắc bệnh Covid-19 hay không?
Không có bất cứ loại vắc-xin Covid-19 nào được cấp phép và khuyên dùng chứa virus còn sống có thể gây bệnh Covid-19. Điều đó cũng có nghĩa là không có vắc-xin Covid-19 nào có thể khiến bạn nhiễm căn bệnh này.
Ngay cả với những loại vắc-xin đang được phát triển. Tất cả các loại vắc-xin này đều giúp phát triển hệ miễn dịch để phát hiện và chống lại virus SARS-CoV-2.
Cũng cần phải nói thêm, sau khi tiêm phòng vắc-xin Covid-19, phải mất vài tuần sau khi tiêm chủng để cơ thể phát triển khả năng miễn dịch. Điều này có nghĩa là một người có thể bị lây nhiễm virus gây bệnh Covid-19 ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng và vẫn sẽ bị bệnh. Đây là do vắc-xin chưa có đủ thời gian để cung cấp sự bảo vệ cơ thể.
2. Nếu đã bị nhiễm Covid-19 và khỏi bệnh, tôi có cần tiêm phòng vắc-xin Covid-19 nữa hay không?
Bạn vẫn cần tiêm vắc-xin Covid-19 ngay cả khi đã từng bị và điều trị khỏi bệnh. Nguyên nhân bởi các chuyên gia hiện nay vẫn chưa biết thời gian không bị nhiễm bệnh lại sau khi đã khỏi bệnh Covid-19 là bao lâu. Do đó, dù đã khỏi bệnh vẫn có khả năng bị nhiễm lại nCoV.
Bạn vẫn cần tiêm vắc-xin Covid-19 ngay cả khi đã từng bị và điều trị khỏi bệnh.
3. Vắc-xin Covid-19 có làm thay đổi ADN của tôi không?
Không. Vắc-xin COVID-19 không thay đổi hay tương tác với ADN của bạn bằng bất cứ hình thức nào.
Ví dụ như vắc-xin RNA truyền tin hay còn gọi là vắc-xin mRNA là vắc-xin COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng ở Hoa Kỳ. Vắc-xin mRNA giúp các tế bào của chúng ta có thể tạo ra protein nhằm kích thích đáp ứng miễn dịch. mRNA trong vắc-xin COVID-19 không xâm nhập vào nhân tế bào nơi chứa ADN của bạn.
Điều này có nghĩa là mRNA không thể tác động hay tương tác với ADN của chúng ta bằng bất cứ hình thức nào. Thay vào đó, vắc-xin COVID-19 mRNA hoạt động với hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể nhằm phát triển khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật một cách an toàn.
Vào cuối quá trình đó, cơ thể chúng ta đã học cách bảo vệ chống lại lây nhiễm trong tương lai. Hoạt động đáp ứng miễn dịch và tạo ra kháng thể đó chính là yếu tố bảo vệ để chúng ta không bị nhiễm bệnh khi virus thực sự xâm nhập vào cơ thể.
4. Sử dụng vắc-xin Covid-19 có ảnh hưởng đến việc có con sau này của tôi không?
Dựa trên kiến thức hiện tại, các chuyên gia tin rằng vắc-xin Covid-19 gần như không có khả năng gây rủi ro cho người muốn mang thai trong thời gian ngắn hay dài hạn.
Các nhà khoa học nghiên cứu kỹ tác dụng phụ của vắc-xin, trước mắt và nhiều năm sau đó. Vắc-xin Covid-19 hiện đang được nghiên cứu cẩn thận và sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong nhiều năm nữa, tương tự như các loại vắc-xin khác.
Các chuyên gia tin rằng vắc-xin Covid-19 gần như không có khả năng gây rủi ro cho người muốn mang thai trong thời gian ngắn hay dài hạn.
Cũng giống như các loại vắc-xin khác, vắc-xin Covid-19 hoạt động thông qua huấn luyện cơ thể chúng ta phát triển các kháng thể để chiến đấu với loại virus gây bệnh Covid-19, nhằm phòng bệnh sau này.
Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy kháng thể hình thành từ việc tiêm phòng vắc-xin Covid-19 gây ra bất cứ vấn đề nào với thai kỳ, kể cả sự phát triển của nhau thai.
Ngoài ra, chưa có bằng chứng nào cho thấy vấn đề vô sinh là tác dụng phụ của bất kỳ loại vắc-xin nào. Những người đang cố gắng có thai ở thời điểm hiện tại hoặc có kế hoạch mang thai trong tương lai có thể sử dụng vắc-xin Covid-19 khi có vắc-xin cho họ.
5. Nếu gặp phải tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, tôi phải làm gì?
Nếu bạn gặp phải phản ứng dị ứng nặng, hãy gọi cho nhân viên y tế hoặc đến bệnh viện gần nhất. Hãy gọi cho chuyên gia tiêm chủng hoặc chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị nếu quý vị có bất kỳ tác dụng phụ nào khiến quý vị khó chịu hoặc các tác dụng phụ này không khỏi.
Theo Nhịp Sống Việt
-
1 giờ trướcCông an An Giang khởi tố, bắt giam 6 người dùng bom xăng, hung khí chống đối lực lượng chức năng cưỡng chế thu hồi mặt bằng thi công đường tỉnh 945.
-
2 giờ trướcCEO Nguyễn Quốc Cường ký thông báo cho biết bà Nguyễn Thị Như Loan đã được tại ngoại, tiếp tục tham gia các hoạt động kinh doanh, giải quyết các dự án của tập đoàn.
-
6 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen (Bảo Yên, Lào Cai) nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
6 giờ trướcDù phải lùi giờ cất cánh 27 phút nhưng toàn bộ hành khách trên chuyến bay VN214 từ TPHCM đi Hà Nội vẫn vui vẻ, kiên nhẫn chờ vì lý do rất đặc biệt.
-
6 giờ trướcNgười dân chứng kiến sự việc cho biết, khi phát hiện ra xe máy dưới mương nước gần Trường Tiểu học Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), hiện trạng lúc đó rất đau lòng khi các nạn nhân vẫn ôm chặt nhau.
-
7 giờ trướcĐến nay, chính quyền phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) phát hiện tổng số 408 tiểu sành, tăng 258 chiếc so với thông tin ban đầu.
-
7 giờ trướcĐi làm vườn, người phụ nữ ở Vĩnh Long bị đối tượng lạ mặt khống chế, dùng tay siết cổ để cướp vàng; gây án xong đối tượng dùng băng keo bịt miệng nạn nhân.
-
8 giờ trướcĐại diện VKS cho rằng, hậu quả do bị cáo Trương Mỹ Lan gây ra trong lịch sử tố tụng là chưa từng có, chưa biết khi nào mới khắc phục được. Vì vậy, vẫn giữ nguyên mức đề nghị tử hình đối với bị cáo.
-
10 giờ trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 Thượng Đình (Thanh Xuân, Hà Nội), chỉ có những người cố tình đi ngược chiều đường mới phản đối việc lắp barie ngăn xe vào ngõ.
-
11 giờ trướcSáng 25/11, một vụ cháy quán bar đã xảy ra trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Các lực lượng đang triển khai công tác chữa cháy.
-
13 giờ trướcBị VKS tiếp tục đề nghị giữ nguyên mức án tử hình ở tội “Tham ô tài sản”, bị cáo Trương Mỹ Lan hoảng loạn nói: “Bị cáo không còn tâm trí nào, tinh thần bấn loạn”.
-
13 giờ trướcLiên quan đến vụ tai nạn xảy ra tại xã Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), sáng 25/11, lãnh đạo UBND xã thông tin, cơ quan chức năng đang điều tra vụ 4 người trong gia đình tử vong dưới mương nước trên địa bàn.
-
13 giờ trướcMột xe máy rơi xuống mương nước khiến 4 người trong một gia đình ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị thương vong.
-
13 giờ trướcDự báo thời tiết 25/11/2024, không khí lạnh tràn đến, khu vực Bắc Bộ giảm 3 - 5 độ so với ngày 24/11. Đêm 25 và sáng 26/11 nhiều nơi rét sâu và có mưa.
-
1 ngày trướcBộ GTVT đề xuất người dân được sử dụng lòng đường, vỉa hè trên các tuyến đường huyện, xã, đường đô thị - không bao gồm đường phố chính, để tổ chức đám tang, đám cưới.
-
1 ngày trướcLực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm bé 2 tuổi ở Quảng Nam mất tích 2 ngày qua, nghi bị rơi xuống suối gần nhà.
-
1 ngày trướcKhi bị bắt, Lê Công Linh khai đã mua gom xe máy trên mạng xã hội rồi vận chuyển về cất giấu tại nhà riêng chờ cơ hội mang đi tiêu thụ tại Campuchia.
-
1 ngày trướcTại cơ quan công an, bị can Phùng Thị Sơn nói lời hối hận muộn màng sau khi 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
-
1 ngày trướcBà Phùng Thị Sơn (37 tuổi, trú huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) bị bắt vì hành vi vô ý làm chết người sau khi để 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
-
1 ngày trướcSáng 24/11, bà Hứa Thị Xuân Liên - Chủ tịch UBND phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, lực lượng chức năng thống nhất phương án di dời toàn bộ số hài cốt ở ngõ 167 Tây Sơn về nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì).
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước
-
2 giờ trước
-
3 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
13 ngày trước
-
14 ngày trước