'Tình nhân hợp pháp' đầu tiên của vua được Hoàng gia công nhận: Thích khoe ngực chốn công cộng

Agnès Sorel, "nàng thơ" của nhiều tác phẩm nghệ thuật đương đại, là phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Pháp được Hoàng gia công nhận là tình nhân hợp pháp của vua Charles 7.

"Tình nhân hợp pháp" được Hoàng gia công nhận, Agnès Sorel

Tình nhân hợp pháp đầu tiên của vua được Hoàng gia công nhận: Thích khoe ngực chốn công cộng-1

Agnès Sorel (1422 - 1450), người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Pháp được hoàng gia công nhận là tình nhân hợp pháp của vua Charles 7. Hai người có với nhau 3 người con gái.

Agnès Sorel cũng là "nàng thơ" của nhiều tác phẩm nghệ thuật đương đại, nổi tiếng là bức chân dung Virgin and Child Surrounded by Angels của danh họa Jean Fouquet. Bức tranh này đã cho các nhà sử học biết rằng: trào lưu khoe ngực từng được thịnh hành ở thế kỷ 15.

Người tình hợp pháp của vua Charles luôn vận trang phục được thiết kế đặc biệt để khoe trọn bầu ngực. Một số tài liệu ghi chép lại rằng Agnès Sorel còn yêu cầu người hầu may những bộ váy sao cho một trong hai bầu ngực của bà được lộ ra hoàn toàn. Sau đó, nhiều phụ nữ quý tộc cũng chạy theo xu hướng này.

Agnès Sorel qua đời khi mới 28 tuổi, do bị nhiễm độc thủy ngân. Hiện chưa rõ người đẹp bị đầu độc hay do nhiễm độc từ mỹ phẩm được chế bằng chì - phương pháp làm đẹp phổ biến thời đó.

Hoàng hậu quyền lực nhất Tây Âu thế kỷ 12, Eleanor xứ Aquitaine

Tình nhân hợp pháp đầu tiên của vua được Hoàng gia công nhận: Thích khoe ngực chốn công cộng-2

Eleanor (1122 - 1204) là nữ công tước xứ Aquitaine - một trong những phụ nữ quyền lực, giàu có và xinh đẹp bậc nhất Tây Âu trong giai đoạn Trung kỳ Trung cổ.

Năm 1137, người đẹp kết hôn với vua Louis 7 của Pháp và trở thành Hoàng hậu. Từ đây, Eleanor đã góp phần đưa xứ Aquitaine thành một trong những thành phố tri thức và văn hóa lớn nhất Tây Âu bấy giờ.

Năm 1144, Eleanor cũng thuyết phục mọi người để bà cùng 300 người phụ nữ khác cùng tham gia vào cuộc Thập tự chinh nhằm khẳng định sự bình đẳng giới và nữ quyền, đồng thời đóng góp công sức vào cuộc chiến có sự tham gia của quân đội nước nhà.

Năm 1152, chính Hoàng hậu Eleanor đã đệ đơn ly hôn với Hoàng đế Louis. Sự kiện này đã gây chấn động Hoàng gia Pháp thời bấy giờ bởi đây là lần đầu tiên trong lịch sử Pháp có chuyện Hoàng hậu xin ly hôn vua.

Hai năm sau đó, Eleanor kết hôn với công tước Henry xứ Anjou, người sau này trở thành vua Henry 2 của nước Anh. Suốt quãng thời gian bên chồng, người đẹp là cánh tay phải đắc lực cho chồng trong việc cai trị đất nước. Hai người có với nhau 8 người con (5 người con trai và 3 người con gái).

Tuy nhiên, một lần nữa Eleanor lại làm khuynh đảo vương triều khi muốn tạo phản bằng việc muốn đưa con trai lên ngôi nắm quyền thay chồng. Khi kế hoạch bị bại lộ, vua Henry đã giam lỏng vợ suốt hơn một thập kỷ.

 Năm 1189, vua Henry 2 qua đời. Con trai cả là Richard đã thả mẹ ra. Mặc dù tuổi đã cao nhưng Eleanor vẫn cùng con trị vì vương quốc khi vua Richard I lãnh đạo cuộc Thập tự chinh 3.

"Vệ nữ thành Florence" Simonetta Vespucci

Tình nhân hợp pháp đầu tiên của vua được Hoàng gia công nhận: Thích khoe ngực chốn công cộng-3

Được mệnh danh là "Nữ hoàng sắc đẹp" của Ý, Simonetta Vespucci (1453 – 1476) qua đời khi tuổi còn rất trẻ, mới chỉ ngoài 20. Ở ngưỡng tuổi thanh xuân, vẻ đẹp và sự duyên dáng của Simonetta đã được người dân thành Florence ca tụng.

Người đẹp cũng là nhân vật chính trong kiệt tác hội họa The Birth of Venus (tạm dịch là Vệ nữ ra đời) của danh họa Sandro Botticelli. Theo một số tài liệu ghi lại, họa sĩ nổi tiếng thời kỳ Phục Hưng này đã đem lòng yêu thầm Simonetta Vespucci, bởi ở thời điểm đó cô đã yên bề gia thất.

Theo trang Bright Side, Simonetta Vespucci qua đời do bệnh lao khiến người dân vô cùng thương tiếc. Quan tài của cô còn được để mở nắp, đi diễu hành khắp thành phố để người dân có thể chiêm ngưỡng dung nhan tuyệt trần của người đẹp thành Florence, thậm chí cả khi cô đã đi vào "giấc ngủ thiên thu".

Nữ thi sĩ tài sắc vẹn toàn nhưng bạc mệnh, Ono no Komachi

Tình nhân hợp pháp đầu tiên của vua được Hoàng gia công nhận: Thích khoe ngực chốn công cộng-4

Nữ thi sĩ nổi tiếng với thể loại Waka (Hoà ca) của nền văn học Nhật Bản, Ono no Komachi (825-900) không chỉ được biết tới là nhà thơ đại tài mà còn là một giai nhân tuyệt sắc, biểu tượng cho vẻ đẹp của phụ nữ Nhật Bản bấy giờ.

Tuy nhiên, nữ thi sĩ này cũng được nhớ tới là người đẹp lạnh lùng và đường tình duyên trắc trở. Komachi từng làm tì thiếp trong Hoàng cung Nhật; nhưng chốn Hoàng cung không thể trói buộc tâm hồn nghệ sĩ đa sầu đa cảm của cô.

Có nhiều giai thoại về tình yêu của Ono no Komachi nhưng câu chuyện tình xót xa với vị đại thần họ Fukasuka được nhắc tới nhiều nhất. Tương truyền, nữ thi sĩ đã yêu cầu Fukasuka phải đến thăm mình suốt 100 đêm liên tiếp, thì Komachi mới chấp nhận tình yêu của vị đại thần. Người này đã cần mẫn tới thăm giai nhân trong 99 đêm, chỉ bỏ lỡ đêm cuối cùng.

Thế nhưng Ono no Komachi đã cự tuyệt tình yêu với ông. Sau đó, đại thần này lâm bệnh rồi qua đời. Từ đó, nữ thi nhân luôn sống trong tâm trạng dằn vặt, buồn thương, cô quạnh tới cuối đời.

Không chỉ để lại những áng thơ cho hậu thế, tên của Ono no Komachi còn được người đời sau nhớ tới trong kịch nghệ. Tên của bà còn được đặt biệt hiệu cho tàu cao tốc Akita Shinkansen nhằm vinh danh nữ thi sĩ tài sắc vẹn toàn nhưng bạc mệnh.

Mời các bạn đón đọc kỳ tiếp theo "Những người phụ nữ có ảnh hưởng trong lịch sử" vào lúc 7h thứ 6, ngày 8/12/2017.
 

Mộc
Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/tinh-nhan-hop-phap-dau-tien-cua-vua-duoc-hoang-gia-cong-nhan-thich-khoe-nguc-chon-cong-cong-n-140685.html

lịch sử thế giới phụ nữ đẹp nghệ thuật

Tin tức mới nhất