Tỏi chứa hàm lượng vitamin A, B, C, D, PP, hydratcacbon dồi dào, cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như i-ốt, can-xi, phốt-pho, ma-giê, các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu, thành phần khoa học của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin, một loại kháng sinh chống lại các virus gây bệnh. Vì vậy, việc dùng tỏi sao cho đúng để phát huy được hết công dụng là điều hết sức cần thiết.
Hiện nay, tỏi được sử dụng dưới nhiều hình thức như nấu chín kèm các món ăn, ăn ngậm sống, ăn sống, ngâm rượu, ngâm giấm…
Tuy nhiên để dùng tỏi đúng cách, đúng mục đích cần tham khảo những điều sau đây:
Không dùng tỏi non khi ngâm dấm
Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, tỏi ngâm trong môi trường axit, sẽ kích thích các thành phần dược lí. Thường xuyên ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng làm giảm cloesterol trong máu, ngăn ngừa sơ cứng động mạch, giúp phân giải hòa tan các protein dễ gây tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, ăn tỏi ngâm còn có tác dụng giảm viêm đau khớp, làm chậm quá trình não hóa giúp trẻ lâu hơn.
Rất nhiều người thắc mắc khi ngâm dấm, tỏi hay bị chuyển sang màu xanh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc tỏi chuyển màu xanh khi ngâm dấm là do tỏi còn non. Ăn tỏi ngả màu xanh không lo bị độc nhưng chất lượng hỗ trợ chữa bệnh sẽ bị giảm đi so với tỏi già và ngâm đúng cách.
Tỏi chuyển màu xanh khi ngâm dấm, công dụng sẽ không được như mong muốn. (ảnh minh họa)
Không sử dụng ngay sau khi băm nhuyễn
Có nhiều người thường nấu hoặc ăn tỏi ngay sau khi bằm nhuyễn để tiết kiệm thời gian hoặc tranh thủ khi nấu để thái nhỏ tỏi. Đây là cách làm rất sai lầm. Bởi trong thành phần của tỏi tươi có chức chất allicin hay còn là một hợp chất lưu huỳnh của tỏi hay còn gọi là thiosulfinates chỉ có thể phát huy tác dụng kháng khuẩn hiệu quả cho cơ thể người nếu để trong không khí 15 phút. Bởi trong thời gian đó, các enzym trong không khí sẽ tổng hợp và tăng cường khoáng chất trong tỏi, khi cho vào nấu hay ăn sẽ phát huy tác dụng một cách tối đa.
Không xào nấu tỏi ở nhiệt độ cao
Nhiều người có thói quen phi thơm hành tỏi ở nhiệt độ cao, nhưng họ không biết rằng khi gặp nhiệt độ cao thì chất allicin sẽ bị vô hiệu hóa và không còn khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế, tốt nhất, bạn nên nấu tỏi ở một mức độ vừa phải, khoảng 15 phút ở lửa nhỏ rồi tắt bếp là tốt nhất.
Khi xào nấu cũng nên cho tỏi ở nhiệt độ vừa và đảo thật nhanh để không làm các chất trong tỏi bị vô hiệu hóa, đảm bảo tỏi vẫn còn nguyên tác dụng sau khi chế biến.
Mặc dù tỏi được nhiều người chọn ăn sống hàng ngày để chữa bệnh. Tuy nhiên, với nhóm người có dấu hiệu bệnh dưới đây nếu ăn nhiều tỏi sống, bệnh càng nặng hơn (Ảnh minh họa)
Người bị bệnh về mắt
Ăn tỏi lâu ngày thật sự có hại cho mắt. Theo nghiên cứu, vị của tỏi là cay nhất, nó có thể “thấu” lên cả mắt và gây ra tổn thương. Vì vậy, người đang có bệnh về mắt nên hạn chế ăn tỏi, nhất là tỏi sống. Ngoài ra, những thực phẩm cay khác cũng nên kiêng.
Người mắc bệnh gan, thận
Là một loại thực phẩm kháng khuẩn và kháng virus giúp loại bỏ vi khuẩn, nhưng tỏi không phải là loại thực phẩm dùng để điều trị virus viêm gan, viêm thận. Ngoài ra, tỏi có thể kích thích dạ dày và đường ruột, có thể làm giảm lượng axit dạ dày trong đường ruột và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Người bị bệnh tiêu chảy
Tỏi có khả năng kích thích mạnh, bình thường ăn một chút có thể xúc tiến tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị viêm ruột, tiêu chảy thì không nên đụng tới loại thực phẩm này.
Ngoài ra đang uống thuốc điều trị bệnh cũng cần kiêng tỏi vì tỏi làm mất hiệu quả hoặc làm xuất hiện tác dụng phụ của thuốc.
Theo Khám phá