Tranh luận nảy lửa vụ Lục Tiểu Linh Đồng kiện công ty game

Sự kiện nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng và một công ty game trực tuyến tranh chấp hình ảnh nhân vật Tôn Ngộ Không đang gây tranh cãi trong dư luận Trung Quốc.

Nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng (Chương Kim Lai), người từng thủ vai thành công nhân vật Tôn Ngộ Không trong bản phim truyền hình nổi tiếng Tây Du Ký của nữ đạo diễn Dương Khiết, giai đoạn từ 1982 – 1986 và 2000.

Tên tuổi của ông đã gắn liền với hình tượng nhân vật “anh  khỉ” và được biết đến trên khắp Trung Quốc và cả thế giới. Tháng 9/2010, nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng đã lên tiếng kiện một công ty game trực tuyến đã vi phạm hình ảnh nhân vật Tôn Ngộ Không do ông từng đăng ký độc quyền, tuy nhiên tòa án sau đó không thể đưa ra phán quyết.

Hình ảnh Tôn Ngộ Không trong một game trực tuyến
và Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng trong Tây Du Ký 1986.

Mới đây, tòa án Tây Thành ở Bắc Kinh đã tiếp tục tiến hành xét sử lần hai vụ kiện cáo trên. Phía Lục Tiểu Linh Đồng khởi kiện và đòi bồi thường 1 triệu tệ (3,3 tỷ đồng). Sự kiện này đã dẫn đến tranh luận nảy lửa trong dư luận, các diễn đàn mạng cũng như cơ quan truyền thông và báo chí của Trung Quốc.

Vậy Lục Tiểu Linh Đồng có quyền bảo hộ đối với hình ảnh nhân vật Tôn Ngộ Không hay không? Rút cục người có liên quan đến hình tượng nghệ thuật nhân vật Tôn Ngộ Không là ai? Về vấn đề này, phóng viên tờ Sina đã có cuộc điện đàm với luật sư Thôi Thiên tại Văn phòng luật sư Đồng ở Thiểm Tây trả lời thấu đáo, đồng thời giải thích rõ sự việc trên.

Hình tượng nhân vật thuộc về phía nhà sản xuất phim

Tạo hình nhân vật Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký phiên bản 1986 theo quy định hiện hành của pháp luật sẽ thuộc về phía nhà sản xuất phim. Tuy nhiên, sự việc nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng muốn giữ bản quyền hình ảnh nhân vật này lại mang tính đặc thù riêng.


Nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng đã gắn liền với hình tượng
 nhân vật Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký 1986.


Quay lại thời điểm tham gia đoàn phim Tây Du Ký, Lục Tiểu Linh Đồng đã có được thương hiệu từ hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không, như vậy “khi đã đăng ký thương hiệu, khi đó bao gồm cả việc nghệ sĩ hóa trang của đoàn phim đều không có ý kiến gì, do đó ai là người đăng ký thương hiệu đầu tiên thì người đó có quyền sở hữu thương hiệu/hình ảnh. Do đó nhân vật Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký 1986 hoàn toàn thuộc về Chương Kim Lai”, luật sư Đồng giải thích.

Nói về việc nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng từng đăng ký độc quyền trên 3 hạng mục gồm độc quyền hình ảnh nhân vật, độc quyền thương hiệu nhân vật và độc quyền người biểu diễn nhân vật Tôn Ngộ Không. Vậy có gì khác nhau ở 3 hạng  mục trên, luật sư Thôi Thiên giải thích: “Quyền hình ảnh nhân vật (tạo hình) là quyền không nhất thiết phải đăng ký, tuy nhiên Chương Kim Lai đã đăng ký thương hiệu đối với hình ảnh nhân vật.


Tạo hình Tôn Ngộ Không trong game trực tuyến
Tây Du Ký của công ty game online Lam Cảng.

Trong khi đó quyền thương hiệu và quyền biểu diễn đã thuộc về phạm vi quyền sở hữu tài sản tri thức, do đó độc quyền thương hiệu nhất thiết phải được đăng ký, còn độc quyền biểu diễn thì có thể có hoặc không, nó bao gồm việc người biểu diễn độc quyền về động tác biểu diễn, phục trang, ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật tổng hợp của nhân vật.

Do đó những diễn viên khác chỉ có thể mô phỏng một phần, hoặc phải xin phép người sở hữu để có được sự đồng ý sau khi trả một phần tác quyền cho chủ sở hữu”.

Cá nhân sử dụng hình ảnh đã đăng ký bản quyền có vi phạm?

Từng xảy ra trường hợp hình tượng nhân vật Hắc Sĩ và Bạch Vân của đạo diễn Triệu Bản Sơn và nữ diễn viên Tống Đan Đan được dựng thành nhân vật hoạt hình, thậm chí làm thương hiệu quảng cáo cho một loại thuốc cảm.

Theo luật sư Thôi thì hành động này rõ ràng đã vi phạm tác quyền của tác giả sáng tác ra hai nhân vật trên. Về phía diễn viên thể hiện, họ chỉ có quyền về hình tượng nghệ thuật cũng như quyền về danh tiếng nhân vật, nếu hình tượng nhân vật hoạt hình bị cá nhân khác sử dụng tên tuổi của diễn viên hoặc xúc phạm đến diễn viên thì lúc này người nghệ sĩ mới có quyền truy cứu trách nhiệm và đòi bồi thường quyền lợi.


Nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng lên tiếng kiện công ty game online
đã vi phạm hình ảnh độc quyền nhân vật Tôn  Ngộ Không
 trong Tây Du Ký 1986 của ông.

Về vụ việc liên quan đến nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng, công ty game trực tuyến trên chỉ cần chứng minh hình ảnh nhân vật của họ và hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng chỉ có nét tương tự nhưng không giống hoàn toàn.

Vì vậy công ty trên không vi phạm độc quyền thương hiệu của Lục Tiểu Linh Đồng. Còn nếu hình ảnh nhân vật của công ty game làm tổn hại đến danh tiếng của nhân vật cũng như nghệ sĩ, lúc này Lục Tiểu Linh Đồng có quyền truy cứu trách nhiệm về vi phạm thương hiệu độc quyền của ông.


Lục Tiểu Linh Đồng chỉ được độc quyền hình ảnh
 Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký 1986

Có nhiều ý kiến cư dân mạng cho rằng, Lục Tiểu Linh Đồng chỉ được độc quyền hình ảnh nhân vật do ông thể hiện trong Tây Du Ký 1986 chứ không thể độc quyền hình ảnh của Tôn Ngộ Không nói chung.

Bởi một thành viên mạng ý kiến: “Hình ảnh nhân vật cổ điển lừng danh này là thuộc về công chúng tạo nên, như vậy hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không chỉ có thể thuộc về con cháu của tác giả Ngô Thừa Ân, cũng có thể nói rộng ra là thuộc về tất cả những người Trung Quốc từng đọc truyện Tây Du Ký.

Tác giả Ngô Thừa Ân và con cháu cũng chỉ có quyền đối với tác phẩm Tây Du Ký trong 50 năm sau khi ông mất.

Còn theo giải thích của luật sư Thôi cho biết: “Tôn Ngộ Không là nhân vật thần thoại của trí tưởng tượng dân gian, đồng thời là hình tượng hư cấu trong một tác phẩm văn học, do đó mỗi người sau khi đọc xong Tây Du Ký đều có thể tưởng tượng ra hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không riêng của mình”.

Luật sư Thôi Thiên chia sẻ, luật pháp hiện hành chỉ bảo vệ cho người chứ không bảo vệ thần thánh, do đó nhân vật thần thoại Tôn Ngộ Không bản thân nó vốn không có hình tượng riêng.

Cũng theo luật sư Thôi, Ngô Thừa Ân và con cháu ông cũng chỉ được thừa hưởng độc quyền từ tác phẩm Tây Du Ký, trong đó bao gồm quyền về tài sản cũng như quyền tự lợi tự thân của tác phẩm. Thế nhưng quyền về tài sản của tác phẩm chỉ có hiệu lực trong vòng 50 năm sau khi tác giả qua đời, vì vậy sau 50 năm thì tất cả các nhân vật, tình tiết trong truyện sẽ thuộc về lớp hậu thế bao gồm bất kỳ ai, kể cả người nước ngoài, họ có quyền sử dụng, cải biên, đồng thời không phải xin phép những người có liên quan đến tác phẩm.

Còn về hình ảnh nhân vật Mỹ hầu vương đã cải biên trong Tây Du Ký 1986 của đài CCTV đã được chính người thể hiện là diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng đăng ký độc quyền thương hiệu, vậy nên bất kỳ ai cũng không được phép sử dụng hình ảnh đó.


Hình ảnh Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký 1986
là hình ảnh độc quyền của Lục Tiểu Linh Đồng.

Ngoài ra, Ngô Thừa Ân cũng như người thân của ông chỉ là người sáng tạo nên một tác phẩm văn học như Tây Du Ký chứ không có công tạo nên hình ảnh cụ thể về các nhân vật trong truyện.

Phía công ty game trực tuyến Lam Cảng từng đến gặp Lục Tiểu Linh Đồng để xin phép, tuy  nhiên theo người đứng đầu công ty cho biết, vì Lục Tiểu Linh Đồng đòi quyền hình ảnh từ 3 triệu hoặc 2 triệu NDT + 20% doanh thu từ phát hành game.

Cho rằng điều kiện này quá cao nên công ty này đã từ chối. Lục Tiểu Linh Đồng trong bài phỏng vấn trên đài truyền hình Bắc Kinh cho biết, giá mà ông đưa ra không hề cao. Bởi từng có những ngôi sao hạng A được trả 2 – 3 triệu NDT trở lên/năm cho các công ty sử dụng hình ảnh của họ. Trong khi các ngôi sao hạng B, C thậm chí còn nhận được vài trăm ngàn tệ.

Lục Tiểu Linh Đồng còn tố cáo công ty game trên vì cho rằng game của họ quá thô tục: “Tôn Ngộ Không trong game đó còn yêu Bạch Cốt Tinh, thật chẳng ra làm sao…”.

Đáp lại, phía công ty game Lam Cảng đã tố cáo ngược Lục Tiểu Linh Đồng vì phát ngôn bôi nhọ danh tiếng game Tây Du Ký của họ, đồng thời kiện ông phải bồi thường 2 triệu NDT vì hành động trên.

Theo Giáo dục Việt Nam


Tin tức mới nhất