Trào lưu bơm môi căng mọng của chị em và những kết quả... thảm họa không ngờ

Việc lạm dụng phương pháp phẫu thuật, tạo hình thẩm mỹ để có được những đôi môi "nhân tạo" quyến rũ khiến nhiều người phải gánh hậu quả là cặp môi khổng lồ, sưng phồng, thiếu cân đối với khuôn mặt.

Uớc muốn đôi môi căng mọng và những kết quả... phũ phàng

Hiện nay, việc tạo hình môi bằng chất làm đầy (filler) rất phố biến trên toàn thế giới. Rất nhiều ngôi sao nổi tiếng trên thế giới đều sử dụng kỹ thuật tiêm filler để giúp có được một đôi môi dày căng mọng và quyến rũ hơn. Riêng giới trẻ ở Châu Á, đặc biệt là ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam... thường thích tiêm filler để tạo hình môi trái tim, hạt lựu, môi cười, còn phụ nữ trung niên thường thích môi dày, căng mọng, vì dáng môi phụ nữ Châu Á thường mỏng, chỉ có thể nhờ cậy chất làm đầy mới có được dáng môi như ý muốn.

Bơm môi là một trong những kiểu phẫu thuật thẩm mỹ giúp tạo nên vẻ quyến rũ cho phái đẹp một cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua nhan sắc ấy vẫn có những trường hợp ngoại lệ, không phải ai cũng có được đôi môi quyến rũ như ý mà thay vào đó là những đôi môi... thảm họa.

Trào lưu bơm môi căng mọng của chị em và những kết quả... thảm họa không ngờ - Ảnh 1.
Những đôi môi sưng phồng sau phẫu thuật.

Minh chứng rõ ràng nhất chính là trường hợp của chị Nguyễn Thị H. (23 tuổi, quê Quảng Ninh), với mong muốn có được một đôi môi như ý chị đã quyết định sử dụng phương pháp bơm môi tại một trung tâm thẩm mỹ tại Hà Nội.

Đôi môi bị hoại tử, bong tróc của chị H. khiến nhiều người hoảng hốt.


Tuy nhiên, không lâu sau đó môi chị H. bắt đầu sưng tấy, có mủ chảy dịch, đau nhức khiến chị phải đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ đã hút trực tiếp từ môi N.T. H rất nhiều chất làm đầy lẫn với mủ trắng, tuy nhiên tình trạng của chị vẫn không được cải thiện do vậy chị H. đã được phẫu thuật để cắt bỏ phần hoại tử ở môi dưới.

Những chiếc môi "nhân tạo" chẳng khác gì... chú chim Flappy Bird. Nguồn: Beatvn


Trước đó trên mạng xã hội nhiều người cũng phản ánh hậu quả của việc tiêm chất làm đầy môi, để lại những di chứng không đáng có trên khuôn mặt.

Có nên tiêm chất làm đầy để tạo dáng môi hay không?

Để có thêm những thông tin kĩ càng hơn về vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với Nguyễn Thu Hiền - được biết đến là hot girl Hạt Mít, người có rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong việc tư vấn phẫu thuật thẩm mỹ (đặc biệt các công nghệ thẩm mỹ của Hàn Quốc). Cô đã có những chia sẻ về trào lưu bơm môi của giới trẻ hiện nay.

Trào lưu bơm môi căng mọng của chị em và những kết quả... thảm họa không ngờ - Ảnh 4.

"Thẩm mỹ không giống như là khi bạn đi làm một cái gì đấy chắc chắn. Ngay cả các bác sĩ đầu ngành cũng sẽ nói với bạn rằng có khoảng 1-2% rủi ro, bởi ai cũng có cơ địa riêng của họ. Tác hại của tiêm môi tại các cơ sở không uy tín cái đầu tiên có thể thấy ngay đó là dáng môi sau tiêm thường rất giả, cứng, không phù hợp với khuôn mặt, hoặc thậm chí kéo tất cả đường nét trên khuôn mặt đi xuống. Chưa kể đến, chất làm đầy được tiêm vào môi chưa được kiểm chứng chất lượng".

Các thông tin gần đây cho thấy hầu hết những người đã thực hiện tiêm tại thẩm mỹ giá rẻ đều không biết mình được tiêm chất gì, thành phần và tác dụng ra sao, dẫn đến hậu quả tình trạng sưng môi, lệch mũi, cằm vẹo…

Hiện nay, có rất nhiều loại filler siêu rẻ được bán trôi nổi trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau mà bản thân các chị em không thể kiểm chứng được chất lượng dao động trong khoảng 2 - 2,5 triệu đồng. Các loại filler này khi đi vào cơ thể sẽ không tan hết mà sẽ để lại cục cứng đến chục năm sau khi tiêm. Vùng tiêm không được mịn mà sẽ lổm nhổm, sờ vào thấy lộm cộm, rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhiều trường hợp phải ra bệnh viện lớn để nạo đi mới hết vì cục cứng "chạy" xung quanh mặt.

Chia sẻ thêm về tác hại của chất làm đầy, Hạt Mít cho biết: "Tôi từng đọc được khá nhiều lời phàn nàn của các chị em về những biến chứng họ gặp phải sau khi tiêm môi, cho thấy thay vì sử dụng filler thể mềm- soft filler - dành riêng cho vùng môi, trong vòng 1 tuần đến 10 ngày dáng môi sẽ mềm mại, sờ nắn vẫn thấy mềm như môi thật thì họ lại được tiêm vào một loại silicon lỏng – được quảng cáo là có tác dụng kéo dài 10 năm là chất không thể tự tan và đào thải ra khỏi cơ thể như các chất làm đầy tạm thời".

Thực tế, xu hướng làm đẹp bằng tiêm chất làm đầy không cần phẫu thuật ngày càng được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như thời gian thực hiện nhanh gọn, không cần nghỉ ngơi hay chăm sóc hậu phẫu phức tạp, phù hợp với các nhu cầu làm đẹp nhanh gọn, hiệu quả tức thời của phụ nữ hiện đại.

Theo đó, để có được kết quả làm đẹp bằng tiêm chất làm đầy đẹp và đảm bảo an toàn nhất, Hạt Mít đưa ra lời khuyên dành cho các chị em cần có sự tỉnh táo, tìm hiểu cụ thể, rõ ràng trước khi thực hiện bất kì một phương pháp làm đẹp nào.

Nhiều cơ sở sử dụng chất liệu bị cấm để tiêm cho khách hàng

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của thẩm mỹ không phẫu thuật thì các chất liệu sử dụng để bơm môi (filler) chủ yếu là Acid hyaluronic là những hạt ngậm nước, có cấu trúc tương tự như 1 loại acid hyaluronic có trong cơ thể người.

Tại Việt Nam, nhóm chất làm đầy này có tên là juvederm, Restylane, Teoxane, Prevelle có tác dụng từ 6 đến 12 tháng. Sau khi tiêm, nếu khách hàng không thích có thể tiêm thuốc làm tan filler và đôi môi sẽ trở lại như ban đầu. Do đó, được đánh giá là nhóm filler an toàn tuyệt đối và hiệu quả: không gây kích ứng, không cần phải test da, và có thể phân giải nhanh chóng ra ngoài cơ thể.

Nhóm filler này giá thành rất cao, 1cc khoảng 5-7 triệu đồng tùy theo thương hiệu. Vì vậy nếu các cơ sở thẩm mỹ sử dụng đúng chất liệu này thì sẽ không có biến chứng gì đáng ngại, còn có đôi môi đẹp là phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ thẩm mỹ.

Tuy nhiên, do một số chị em phụ nữ ham rẻ lại đến các cơ sở thẩm mỹ không uy tín để tiêm môi. Do giá thành của nhóm filler như juvederm, Restylane, Teoxane, Prevelle …rất cao nên các cơ sở trên đã dùng chất liệu là silicon (thường được gọi là mỡ nhân tạo) đã bị cấm sử dụng từ lâu để tiêm cho khách hàng, hậu quả sẽ để lại rất nhiều biến chứng như: môi bị đóng cục, hoại tử, nhiễm trùng, biến dạng môi, v.v.. khi đó khách hàng sẽ phải đến bác sĩ thẩm mỹ để phẫu thuật lấy bỏ silicon và tạo hình lại môi rất tốn kém. Và có những trường hợp biến dạng môi do biến chứng silicon không thể nào khắc phục lại như đôi môi ban đầu.

Bác sĩ thẩm mỹ Chiêm Quốc Thái

Theo Trí thức trẻ

Tin tức mới nhất