Nhà trường cho rằng khi làm như vậy, các học sinh sẽ không thể tùy ý ra vào nhà vệ sinh và giúp cho việc quản lý học sinh được dễ dàng hơn. Tin tức này đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội và thu hút nhiều sự quan tâm của cư dân mạng.
Ngôi trường ra quy định kỳ lạ nói trên có tên là Trường THCS Thực nghiệm Dương Giang ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Lý do nhà trường yêu cầu học sinh mang theo thẻ khi đi vệ sinh là để giảm số lần học sinh sử dụng nhà vệ sinh trong giờ học nhằm nâng cao hiệu quả học tập.
Ngoài ra, nhà trường cũng khẳng định điều này có thể tránh được tình trạng ùn tắc khi học sinh xếp hàng đợi dùng nhà vệ sinh. Tuy nhiên, một số cư dân mạng lại không đồng tình với cách làm của nhà trường.
Học sinh của một trường ở Trung Quốc cần mang thẻ thông hành mỗi lần đi vệ sinh (Ảnh: NetEase).
Một số người đã nói đùa rằng có thể trong tương lai, các học sinh cũng sẽ cần phải làm bài kiểm tra để sử dụng nhà vệ sinh trong trường.
Trước hết, từ góc độ pháp lý, "Luật Giáo dục của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" đã quy định "nhà trường cần tôn trọng danh dự và nhân phẩm của học sinh".
Bởi vậy, việc yêu cầu học sinh mang thẻ và đóng dấu vào đó khi đi vệ sinh đã vi phạm điều này.
Ngoài ra, phương pháp này còn đi ngược lại với mục tiêu ban đầu của nền giáo dục.
Sứ mệnh của nhà trường là bồi dưỡng nhân tài và giúp học sinh phát triển toàn diện về mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất chứ không phải là dùng những biện pháp mang tính ép buộc để hạn chế quyền tự do của các em.
Ngoài ra, việc các em đi vệ sinh trong giờ học là nhu cầu sinh lý bình thường, nếu bị ép hạn chế việc này thì sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe của học sinh.
Đồng thời, cách làm này cũng sẽ làm tăng thêm gánh nặng tâm lý cho học sinh, khiến các em cảm thấy chán nản và thiếu tự do.
Trước sự việc này, các trường học cũng cần nghiêm túc suy ngẫm lại về cách thức quản lý của mình và nên có các phương pháp quản lý học sinh hợp lý và nhân văn hơn.
Đồng thời, nhà trường cũng cần tăng cường trao đổi với phụ huynh nhằm cải thiện sức khỏe về mặt thể chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện của học sinh.
Theo Dân Trí