Cam thảo là loài cây sống lâu năm với chiều cao trung bình khoảng từ 30cm đến 100cm, rễ và thân của cây cam thảo phơi khô làm thuốc.
Cam thảo có thành phần chính bao gồm: Glycyrrhizin, Isoliquiritigenin, Neoliquiritin, Liquiritin, Licurazid, Iso Liquiritin và Liquiritigenin nên có tác dụng hỗ trợ và điều trị nhiều loại bệnh.
Trên thị trường, bạn có thể dễ dàng tìm thấy cam thảo dưới các dạng như: bột cam thảo, chích thảo và sinh thảo.
Tuy nhiên chúng có thể gặp phản ứng với những loại thuốc như: thuốc điều hòa nhịp tim, thuốc hạ kali trong máu, thuốc kháng viêm, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc làm loãng máu, thuốc ngừa thai, và các loại thuốc hormone nội tiết,...
Do đó, bạn nên tránh kết hợp sử dụng cam thảo khi đang dùng các loại thuốc trên.
Uống nước cam thảo có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Dưới đây là một số tác dụng của nước cam thảo đối với sức khỏe:
Uống nước cam thảo có tác dụng gì?
Việc uống cam thảo hàng ngày có thể giúp bạn chữa tỳ vị hư nhược, chán ăn, ho do yếu phổi, đau bụng do tiêu chảy, sốt do mệt mỏi,...
Ngoài ra, khi sử dụng cam thảo tươi có thể giúp giải nhiệt, hạ hoả, chữa loét đường tiêu hoá và giải độc rất hữu hiệu. Đặc biệt, nước cam thảo có thể giúp hỗ trợ giải chất độc của độc tố uốn ván.
Điều trị viêm da và nhiễm trùng da
Một số nghiên cứu cho thấy, hoạt chất chính Glycyrrhiza glabra trong cam thảo có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn, từ đó giúp khắc phục các tình trạng nhiễm trùng da hiệu quả.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nước cam thảo có khả năng kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus, nhờ đó giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm nang lông, bệnh chốc lở hoặc viêm mô tế bào.
Hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày
Chiết xuất glabrene và glabridin trong cam thảo có tác dụng giảm đau và giúp lành vết loét ở dạ dày. Trong các hoạt chất chống oxy hoá này còn có khả năng giảm thiểu một số triệu chứng do đau dạ dày gây ra, ví dụ như ợ nóng và buồn nôn.
Ngoài ra, các chiết xuất từ cam thảo còn có công dụng diệt loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tên là Helicobacter pylori.
Chữa sâu răng
Những hoạt chất chống viêm và chống oxy hoá trong nước cam thảo còn có thể tiêu diệt những vi khuẩn gây sâu răng.
Điều trị bệnh viêm gan C
Hoạt chất chính glycyrrhizin trong nước cam thảo còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn cao, nhờ đó giúp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mắc viêm gan C.
Ngoài ra, hoạt chất này còn có khả năng giải độc và bảo vệ gan khỏi sự tổn thương do carbon tetrachloride gây ra.
Một số công dụng khác
Uống cam thảo hàng ngày còn có thể điều trị chứng viêm họng, tiêu đàm, giúp điều hoà nội tiết tố nữ và chống cơn co thắt cơ trơn ở đường tiêu hoá.
Tuy cam thảo gần như an toàn với người sử dụng nhưng nếu sử dụng hàng ngày sẽ gây ra 1 số tác dụng phụ như sau:
Gây suy nhược, nồng độ kali thấp, tê liệt hoặc gât tổn thương não,... ở những người khỏe mạnh.
Khi nhai cam thảo trực tiếp sẽ dễ mắc chứng cao huyết áp
Gây mất kinh nguyệt ở phụ nữ
Gây nên triệu chứng nhức đầu, giữ nước và natri
Giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng sinh lý ở nam giới.
Uống nước cam thảo như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Một số thí nghiệm gần đây cho thấy, uống khoảng 8g cam thảo/ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm hormone testosterone và gây bất lực cho nam giới.
Ngoài ra, uống nước cam thảo không đúng liều lượng sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch, phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày. Do đó, chúng ta nên chú ý đến liều lượng sử dụng cam thảo.
Đối với những người bình thường, không nên sử dụng quá 2 gói trà chứa cam thảo vào mỗi ngày. Ngoài ra, không nên sử dụng nước bao gồm cả cam thảo, chẳng hạn như bát bảo, nhân trần,... để thay cho nước lọc.
Đối với những người uống cam thảo để điều trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định được liều lượng phù hợp với bản thân.
Theo Người đưa tin