Valentine Cô đơn - Quà của người văn minh?
(2Sao) - Ông trời vẫn vậy, không cho ai được trọn vẹn cả hai điều quan trọng nhất trong cuộc đời là sự nghiệp và hạnh phúc. Người nào thành công quá thì ắt sẽ thiếu thốn hạnh phúc còn khi đã hạnh phúc đủ đầy thì sự nghiệp khó viên mãn.
Điều này hoàn toàn dúng khi quy chiếu sang diễn viên Minh Vượng, người cả đời như con ong cần mẫn bán nụ cười để rồi mua nước mắt đắng trong những đêm một mình lẻ bóng.
Một tuổi thơ mạnh mẽ, ngổ ngáo như đàn ông
Minh Vượng có tên cúng cơm là Minh Phượng nhưng cảm thấy cái tên có vẻ yểu điệu thục nữ quá mà tính chị lại khẳng khái nên đổi sang Vượng cho cuộc sống đủ đầy về tình bạn, sự nghiệp… Chị được sinh ra trong một gia đình có sáu anh chị em ở khu lao động nghèo Lương Yên. Tại đây, có sân chiếu bóng Lương Yên, là nơi thường xuyên diễn chèo, tuồng, cải lương. Sau mỗi lần xem diễn xong, chị và nhóm trẻ con trong xóm cùng đóng giả các nhân vật được xem. Vì vậy mà nghệ thuật đã gieo vào đam mê nghề nghiệp của Minh Vượng từ nhỏ và rất tự nhiên.
Trong xóm, anh trai Minh Vượng cầm đầu thủ lĩnh làm đại ca (Minh Vượng là con thứ hai sau anh cả), nên phần nào cô em gái “láu tính” được đại ca cưng chiều. Học tiểu học, Minh Vượng nổi tiếng là một đứa trẻ cá biệt, luôn không thuộc bài cũ, đi học muộn về sớm như cơm bữa. Là con gái nhưng Vượng rất mê đá bóng, chị cởi trần như lũ bạn cùng tuổi, chỉ trực đội thiếu người là nhảy vào. Vượng rất thích vị trí thủ môn, một phần vì đỡ phải chạy nhiều, hai là ăn gian dễ hơn. Mỗi khi thấy bóng bay tới thì đẩy hai cọc gôn vào gần hoặc ra xa. Khi bị phát hiện thì Vượng chối đây đẩy, vả lại cô là em gái của đại ca trong xóm nên ít khi bị bắt nạt nếu có “lỡ” ăn gian.
Là con gái nhưng Vượng cũng rất ham hố đánh nhau, thích ra tay nghĩa hiệp khi thấy ai đó bị bắt nạt. Có lần đánh nhau đến mức quần áo te tua, rồi bị ngã đến thâm cả ngực, mẹ vừa xoa dầu vừa xót con và cấm không cho chơi trò con trai nữa nhưng chỉ được hôm đầu là lại đâu vào đấy.
Nhưng khi lên cấp II, Minh Vượng bỗng hiền dịu lạ thường, cô chịu khó học hành và ra dáng người chị trong nhà, giúp mẹ công việc và chăm sóc em. Những năm cuối cấp hai, Vượng xin đi làm thêm các công việc phụ hồ, quét vôi, khảo sát đất, công nhân ép nhựa… để phụ giúp kinh tế gia đình.
Năm 1973, Minh Vượng thi đỗ vào Đoàn chèo Hà Nội, nhưng gia đình không đồng ý vì cho rằng đó là bộ môn “âm lịch”. Sau, lại thi tuyển vào múa rối, để nghe bạn bè chê “nghề gì mà suốt đời ở dưới gầm sân khấu”, thế là lại bỏ. Rồi chị thi đỗ tiếp vào Đoàn kịch nói Tổng cục Hậu cần nhưng lại không theo vì sợ bị cắt hộ khẩu. Đến tháng 4 năm 1974, Minh Vượng thi vào trường Nghệ thuật Hà Nội với bài hát “Giải phóng miền Nam” nhưng vì quá run chị lại hát lộn sang lời xuyên tạc, nhưng chị cũng được nhận vào vì điểm diễn quá tốt. Tốt nghiệp Khoa Kịch nói, trường Nghệ thuật Hà Nội vào năm 1978, Minh Vượng về làm việc tại Nhà hát Kịch Hà Nội. Vì hạn chế ngoại hình nên Minh Vượng phải chờ tận 2 năm mới có vai diễn đầu tiên trong vở “Hà Mi của tôi” do NSND Doãn Hoàng Giang đạo diễn. Có cơ hội thể hiện mình, Minh Vượng lao vào nghiên cứu kịch bản, tập ngày, tập đêm, với tất cả khát khao được làm nghề và vở kịch được đánh giá cao trong Hội diễn Sân khấu Kịch nói toàn quốc năm 1980.
Sau những khởi đầu ấn tượng, cái tên Minh Vượng được khán giả biết đến nhiều hơn qua các vai hài như: Bà mối trong vở kịch “Già kén”, Kiều Nhung trong vở “Vợ chồng dởm”. Tại Hội diễn sân khấu kịch nói toàn quốc năm 1991, 2 vai này đã giúp chị lập “cú đúp” HCV trong vòng 1 ngày, gây tiếng vang lớn, là tiền đề cho nhiều thành công của chị về sau. Sau này, Minh Vượng nổi tiếng với những bộ phim truyền hình có sức lan tỏa, truyền tải thông điệp của đất nước và chính phủ trong thời đại mới như phim về thuế giá trị gia tăng VAT. Minh Vượng cũng là cái tên ghi dấu qua rất nhiều tiểu phẩm hài trong chương trình “Gặp nhau cuối tuần” và “Gặp nhau cuối năm”.
Trăn trở lắm với nghiệp diễn mà hạnh phúc dở dang
Gặp chị sau cánh gà, quần áo được độn lên nhiều tạo vẻ to béo gây cười cho vai diễn, khuôn mặt được tô tô vẽ vẽ đậm vùng khóe mắt, đánh phấn trắng và hai má ửng hồng. Minh Vượng được chào đón tung hô bao nhiêu ở sân khấu thì chị lại lầm lũi và cô đơn bấy nhiêu sau cánh gà. Bởi nghề diễn vốn bạc bẽo, bán vui đấy nhưng rồi mua lại nước mắt cho mình. Cô đơn, lủi thủi, chạy show, hết mình cho đêm diễn…
Bệnh tật lại kéo đến với chị như muốn thử thách sự chống đỡ của người diễn viên tóc điểm hai màu như chị. Mẹ mất do bạo bệnh, chị cũng bệnh, Minh Vượng biến mất một thời gian để lại sự chờ đợi và mong mỏi nơi khán giả. Chị tâm sự: “Sức khỏe của tôi thì làng nhàng, phải biết chấp nhận sống chung với “lũ” thôi. Tôi quan niệm rằng cái vui của mình cũng chưa phải cái vui nhất, nỗi buồn của mình cũng chưa phải cái buồn nhất, bệnh tật của mình vẫn còn thuốc, vẫn còn chữa thì đấy vẫn là hạnh phúc. Nhiều người mắc bệnh nan y mà không có thuốc chữa nhưng họ vẫn vượt lên để sống được, huống hồ gì là tôi, vậy nên tôi cứ 'hồn nhiên' sống chung với ‘lũ’. Tôi là người lạc quan, tôi phải cảm ơn cuộc sống này vì đã cho tôi cái nghề được nói, biết tiết chế cảm xúc của mình”.
Ngày nào Minh Vượng cũng nhận được rất nhiều thư từ, cuộc điện thoại từ mọi tầng lớp trong xã hội hỏi han, nói chuyện. Đối với Minh Vượng, khán giả là nguồn động viên và cổ vũ rất lớn, chị luôn mang ơn khán giả. “Ở những góc tối, tôi cũng buồn, cũng cô đơn nhưng nhờ có sự động viên vô giá đấy mà mình vẫn lạc quan, vượt lên nỗi buồn của chính mình và lại tiếp tục cống hiến”. Có thời gian, Minh Vượng cũng nhận lời tham gia trả lời, đưa ra lời khuyên cho một chương trình trò chuyện về những khúc mắc trong cuộc sống.
Minh Vượng cũng cô đơn nhưng chị bảo rằng mình biết tức là trời biết, không phải lừa dối mình nhưng phải biết tìm những nguồn vui riêng do mình tạo ra. Chứ cuộc sống mà chỉ có ăn và mặc thôi thì vô nghĩa lắm, chẳng thể làm được điều gì cả. Chị tự chỉ vào mình và nói chị chính là minh chứng cụ thể đây này, các bác sĩ đều bất ngờ trước bệnh tình của chị, có hôm lượng đường lên đến tận 25, 26 tiêm mấy mũi insulin liền, người khác với lượng đường cao như thế thì nằm liệt giường và có khi nguy kịch lâu rồi. Đấy, niềm vui của mình chưa phải là niềm vui nhất, nỗi buồn của mình chưa phải là tột độ nhất, chị nhấn mạnh.
Một năm ít làm việc bởi cú shock mất người mẹ và bệnh tật nhưng Minh Vượng vẫn miệt mài làm từ thiện ở làng trẻ em SOS, tham gia gây quỹ. Chị là người mà các quỹ từ thiện “gọi là có”, có đợt chị đi diễn, mang tiếng cười, khỏa lấp nỗi đau cho người dân sau cơn lũ. Các trại hồi phục nhân phẩm, mang lại niềm tin về ngày mai tươi sáng cho những người chẳng may lầm lỡ.
Cuối tháng 4/2010, NSƯT Minh Vượng cùng nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thành Sơn và các cán bộ ngoại giao ra thăm đảo Trường Sa Lớn, làm lễ cầu siêu cho chiến sĩ và đồng bảo tử nạn trên biển. Minh Vượng đã biểu diễn tại nhiều nơi nhưng chưa ở đâu lại khiến chị có nhiều cảm xúc như tại Trường Sa. Nơi đây đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong chị bởi để giữ yên bờ cõi, các chiến sĩ vẫn phải canh cho dân từng giấc ngủ trong thời bình. Cũng trong dịp này, Minh Vượng đã được Bộ Tư lệnh Hải quân tặng Huy hiệu Chiến sĩ Trường Sa. Với chị, đó là một phần thưởng vô giá.
Minh Vượng bị bệnh thấp khớp, mà khớp thì đớp tim, chính điều đó khiến chị mặc cảm, tự ti vì tiêm nhiều thuốc dẫn đến việc sinh nở khó khăn. “Thà mình hy sinh vì sự nghiệp còn hơn là yêu một người quá rồi không bỏ được nhau, họ sẽ thiệt thòi về đường con cái. Chính vì vậy, một cái khổ mình mình chịu, kiếp sau mình sẽ đẻ thật nhiều con để bù”- Minh Vượng tự bao biện cho sự cô đơn của chị.
Ít ai biết rằng Minh Vượng là người rất thích làm thơ, chị làm nhiều lắm, đã đăng trên rất nhiều báo nhưng với các bút danh khác nhau. Chị là người đa sầu, đa cảm, có khi chỉ nhìn chiếc lá rơi mùa thu chị cũng buồn. Nhớ lại thời yêu đương, chị kể lại. Ngày xưa có yêu một anh chàng, nhưng anh ấy nói dối chị. Tình cờ gặp hai người đấy đang đi dạo trên chiếc xe phượng hoàng, người con gái kia đang ngồi trong lòng anh ấy. Minh Vượng đi theo và giả vờ đụng xe vào hai người kia, để cho chàng trai nhận ra chị rồi chị lờ quay đi. Sau đấy người kia đến nhà xin lỗi nhưng chị không bằng lòng. Thế rồi cuộc tình này cũng trôi qua nhẹ nhàng. Mỗi lần qua phố Khâm Thiên, nhìn thấy bóng cây, con đường thân quen, bao kỷ niệm lại ùa về trong chị, chị lại đọc câu thơ năm ấy…
Chị kể rằng chị được yêu và yêu rất nhiều nhưng không đi đến tận cùng được. Khi sức khỏe, bệnh tật rồi khi “hòm hòm” thì gia đình nhà chồng bắt bỏ nghề, quản lý hàng hoa... Một người yêu nghề, sống phóng khoáng như chị không bao giờ chấp nhận cuộc sống tù túng và gò bó như thế. Chị có quan niệm: Tiền là giấy, xé là rách, tiêu là hết, đốt là cháy, nhiều khi tiền không phải là tất cả. Cái gì mua được bằng tiền, cái đấy rẻ…“Hạnh phúc của tôi trong nghề nghiệp cao hơn nhiều. Ông trời đã sinh ra tôi làm nghề này, tôi không oán trách và bằng lòng với những gì tôi đang có”, chị khẳng định.
Trẻ con là món quà vô giá, đắt quá nên Minh Vượng chỉ… dám nhìn từ xa
Trong căn nhà tại ngõ nhỏ khu tập thể Bách Khoa, ở đấy có hai con người phụ nữ ngoài năm mươi nương tựa vào nhau lúc xế chiều, lúc ốm đau và chia sẻ những niềm vui nhỏ nhất trong cuộc đời. Hai người phụ nữ đã thắp lên ngọn lửa trong tim để sưởi ấm cho nhau trong căn nhà vắng bóng hình ảnh người đàn ông.
Nhớ lại ngày xưa, Minh Vượng thấy rằng cuộc sống hiện tại của chị với người chị tên My quả thựa là sự sắp đặt của ông trời. Ngày trước, nhà của hai người cách nhau một cái sân, bố mẹ hai bên thân thiết với nhau từ hồi còn nhỏ, nên con cái hai nhà coi bố mẹ của nhau như bố mẹ đẻ. Chị My dường như là “bản sao” của Minh Vượng, chị là người thiệt thòi thiếu thốn tình cảm, cũng bệnh tật nên hai người được hai bên gia đình khuyên bảo về sống chung cho vui cửa vui nhà. Người nào người nấy đều coi người kia là nhân chứng thầm lặng của cuộc đời mình.
Cứ năm hết Tết đến, lại thấy hai người phụ nữ diện quần áo đi chợ hoa sắm tết, thích lắm cái không khí ồn ào, vội vã của người người đi sắm quà ngày Tết. Minh Vượng rất thích hoa, chị khá mát tay, bao nhiêu loại hoa quý chỉ trồng ở bản địa nhưng khi vào tay chị, là sống tốt, mơn mởn, đơm hoa nở rộ đem lại sự hoan hỉ và sung sướng cho người chăm sóc. Minh Vượng thích hoa Lan lắm, bởi nó có vẻ đẹp và mùi hương dịu nhẹ, đài các nhưng không quá phô trương. Minh Vượng là người hết mình với công việc và sự nghiệp thế nên những khoảnh khắc rảnh rỗi, niềm vui chị truyền hết và những bông hoa đem lại hương sắc cho đời.
Trên sân khấu, Minh Vượng ồn ào bao nhiêu thì về nhà chị bình lặng và âm thầm bấy nhiêu. Nơi Minh Vượng yêu thích nhất trong căn nhà mình chính là khu bếp, nơi đây là nơi chị được thể hiện tài lẻ của mình. Chị hay nói, chị thích tụ tập bạn bè, hay mời những người bạn thân đến nhà thưởng thức những món ăn do chính tay chị nấu. Chị nấu ngon nhưng lại ít ăn, thích ngắm những người bạn, người thân thưởng thức món ăn mình làm ra.
Minh Vượng là người có một tình cảm sâu nặng và sâu sắc với trẻ em. Mỗi lần các cháu của anh/ chị em trong nhà đến chơi là chị cảm thấy như được trẻ lại đến vài chục tuổi. Được nô đùa, nói chuyện, được sẻ chia những kinh nghiệm với trẻ em là một niềm vui vô bờ đối với Minh Vượng, chị có thể bỏ ra cả ngày để nói chuyện với các em. “Nhà tôi rất đông anh em, các anh chị sống rất đoàn kết, đùm bọc thương yêu nhau. Hơn nữa, các anh chị có nhiều con, cháu, chúng nó coi tôi như người mẹ thứ hai thế nên nhà cũng không cô quạnh”, chị kể về sự an ủi của mình.
Trong khu Minh Vượng đang sinh sống, chị rưng rưng khi chứng kiến bao cảnh ngộ của nhiều em nhỏ đang tuổi ăn, tuổi chơi mà phải xa gia đình, lên thành phố đi làm ôsin, bưng bê ở các cửa hàng, bị bóc lột sức lao động, bị đối xử ghẻ lạnh… Chính vì vậy, Minh Vượng năng thực hiện và dàn dựng các tiểu phẩm liên quan đến trẻ em nhỏ bởi chị mòng rằng hành động nhỏ của mình phần nào làm ấm lên những trái tim bé nhỏ của mình. Trong khi đó lại có những bậc cha mẹ quá ư chiều chuộng con cái, làm nhiều em sống ích kỷ và hời hợt.
Chị dốc lòng, "Tôi yêu sự trong sáng, sự trung thực ở trẻ em vô cùng, các em không hề biết nói dối. Vui nhất là trẻ em coi tôi là bạn thân, bạn tri kỷ để tâm sự. Chính các em đã cho tôi được trẻ mãi không già, là nghệ sĩ của tuổi thơ, mãi được sống trong thế giới trong sáng và hồn nhiên. Tuổi già đang sầm sập gõ cửa nhà tôi và chính các em đã là những người giúp tôi sống trẻ trung, sôi nổi". Minh Vượng nhớ có lần đang đi trên đường, thấy có một đoàn các em nhỏ đi qua đường, chị đang dừng đèn đỏ, được các em nhỏ vẫy tay chào và nói: “Chào Minh Vượng nhé!”, những lời chào ngây thơ và vô tư của em đã là niềm vui nho nhỏ góp vào cuộc sống của chị thêm thú vị.
Một tuổi thơ mạnh mẽ, ngổ ngáo như đàn ông
Minh Vượng có tên cúng cơm là Minh Phượng nhưng cảm thấy cái tên có vẻ yểu điệu thục nữ quá mà tính chị lại khẳng khái nên đổi sang Vượng cho cuộc sống đủ đầy về tình bạn, sự nghiệp… Chị được sinh ra trong một gia đình có sáu anh chị em ở khu lao động nghèo Lương Yên. Tại đây, có sân chiếu bóng Lương Yên, là nơi thường xuyên diễn chèo, tuồng, cải lương. Sau mỗi lần xem diễn xong, chị và nhóm trẻ con trong xóm cùng đóng giả các nhân vật được xem. Vì vậy mà nghệ thuật đã gieo vào đam mê nghề nghiệp của Minh Vượng từ nhỏ và rất tự nhiên.
Trong xóm, anh trai Minh Vượng cầm đầu thủ lĩnh làm đại ca (Minh Vượng là con thứ hai sau anh cả), nên phần nào cô em gái “láu tính” được đại ca cưng chiều. Học tiểu học, Minh Vượng nổi tiếng là một đứa trẻ cá biệt, luôn không thuộc bài cũ, đi học muộn về sớm như cơm bữa. Là con gái nhưng Vượng rất mê đá bóng, chị cởi trần như lũ bạn cùng tuổi, chỉ trực đội thiếu người là nhảy vào. Vượng rất thích vị trí thủ môn, một phần vì đỡ phải chạy nhiều, hai là ăn gian dễ hơn. Mỗi khi thấy bóng bay tới thì đẩy hai cọc gôn vào gần hoặc ra xa. Khi bị phát hiện thì Vượng chối đây đẩy, vả lại cô là em gái của đại ca trong xóm nên ít khi bị bắt nạt nếu có “lỡ” ăn gian.
Là con gái nhưng Vượng cũng rất ham hố đánh nhau, thích ra tay nghĩa hiệp khi thấy ai đó bị bắt nạt. Có lần đánh nhau đến mức quần áo te tua, rồi bị ngã đến thâm cả ngực, mẹ vừa xoa dầu vừa xót con và cấm không cho chơi trò con trai nữa nhưng chỉ được hôm đầu là lại đâu vào đấy.
Nhưng khi lên cấp II, Minh Vượng bỗng hiền dịu lạ thường, cô chịu khó học hành và ra dáng người chị trong nhà, giúp mẹ công việc và chăm sóc em. Những năm cuối cấp hai, Vượng xin đi làm thêm các công việc phụ hồ, quét vôi, khảo sát đất, công nhân ép nhựa… để phụ giúp kinh tế gia đình.
Năm 1973, Minh Vượng thi đỗ vào Đoàn chèo Hà Nội, nhưng gia đình không đồng ý vì cho rằng đó là bộ môn “âm lịch”. Sau, lại thi tuyển vào múa rối, để nghe bạn bè chê “nghề gì mà suốt đời ở dưới gầm sân khấu”, thế là lại bỏ. Rồi chị thi đỗ tiếp vào Đoàn kịch nói Tổng cục Hậu cần nhưng lại không theo vì sợ bị cắt hộ khẩu. Đến tháng 4 năm 1974, Minh Vượng thi vào trường Nghệ thuật Hà Nội với bài hát “Giải phóng miền Nam” nhưng vì quá run chị lại hát lộn sang lời xuyên tạc, nhưng chị cũng được nhận vào vì điểm diễn quá tốt. Tốt nghiệp Khoa Kịch nói, trường Nghệ thuật Hà Nội vào năm 1978, Minh Vượng về làm việc tại Nhà hát Kịch Hà Nội. Vì hạn chế ngoại hình nên Minh Vượng phải chờ tận 2 năm mới có vai diễn đầu tiên trong vở “Hà Mi của tôi” do NSND Doãn Hoàng Giang đạo diễn. Có cơ hội thể hiện mình, Minh Vượng lao vào nghiên cứu kịch bản, tập ngày, tập đêm, với tất cả khát khao được làm nghề và vở kịch được đánh giá cao trong Hội diễn Sân khấu Kịch nói toàn quốc năm 1980.
Sau những khởi đầu ấn tượng, cái tên Minh Vượng được khán giả biết đến nhiều hơn qua các vai hài như: Bà mối trong vở kịch “Già kén”, Kiều Nhung trong vở “Vợ chồng dởm”. Tại Hội diễn sân khấu kịch nói toàn quốc năm 1991, 2 vai này đã giúp chị lập “cú đúp” HCV trong vòng 1 ngày, gây tiếng vang lớn, là tiền đề cho nhiều thành công của chị về sau. Sau này, Minh Vượng nổi tiếng với những bộ phim truyền hình có sức lan tỏa, truyền tải thông điệp của đất nước và chính phủ trong thời đại mới như phim về thuế giá trị gia tăng VAT. Minh Vượng cũng là cái tên ghi dấu qua rất nhiều tiểu phẩm hài trong chương trình “Gặp nhau cuối tuần” và “Gặp nhau cuối năm”.
Trăn trở lắm với nghiệp diễn mà hạnh phúc dở dang
Gặp chị sau cánh gà, quần áo được độn lên nhiều tạo vẻ to béo gây cười cho vai diễn, khuôn mặt được tô tô vẽ vẽ đậm vùng khóe mắt, đánh phấn trắng và hai má ửng hồng. Minh Vượng được chào đón tung hô bao nhiêu ở sân khấu thì chị lại lầm lũi và cô đơn bấy nhiêu sau cánh gà. Bởi nghề diễn vốn bạc bẽo, bán vui đấy nhưng rồi mua lại nước mắt cho mình. Cô đơn, lủi thủi, chạy show, hết mình cho đêm diễn…
Bệnh tật lại kéo đến với chị như muốn thử thách sự chống đỡ của người diễn viên tóc điểm hai màu như chị. Mẹ mất do bạo bệnh, chị cũng bệnh, Minh Vượng biến mất một thời gian để lại sự chờ đợi và mong mỏi nơi khán giả. Chị tâm sự: “Sức khỏe của tôi thì làng nhàng, phải biết chấp nhận sống chung với “lũ” thôi. Tôi quan niệm rằng cái vui của mình cũng chưa phải cái vui nhất, nỗi buồn của mình cũng chưa phải cái buồn nhất, bệnh tật của mình vẫn còn thuốc, vẫn còn chữa thì đấy vẫn là hạnh phúc. Nhiều người mắc bệnh nan y mà không có thuốc chữa nhưng họ vẫn vượt lên để sống được, huống hồ gì là tôi, vậy nên tôi cứ 'hồn nhiên' sống chung với ‘lũ’. Tôi là người lạc quan, tôi phải cảm ơn cuộc sống này vì đã cho tôi cái nghề được nói, biết tiết chế cảm xúc của mình”.
Ngày nào Minh Vượng cũng nhận được rất nhiều thư từ, cuộc điện thoại từ mọi tầng lớp trong xã hội hỏi han, nói chuyện. Đối với Minh Vượng, khán giả là nguồn động viên và cổ vũ rất lớn, chị luôn mang ơn khán giả. “Ở những góc tối, tôi cũng buồn, cũng cô đơn nhưng nhờ có sự động viên vô giá đấy mà mình vẫn lạc quan, vượt lên nỗi buồn của chính mình và lại tiếp tục cống hiến”. Có thời gian, Minh Vượng cũng nhận lời tham gia trả lời, đưa ra lời khuyên cho một chương trình trò chuyện về những khúc mắc trong cuộc sống.
Minh Vượng cũng cô đơn nhưng chị bảo rằng mình biết tức là trời biết, không phải lừa dối mình nhưng phải biết tìm những nguồn vui riêng do mình tạo ra. Chứ cuộc sống mà chỉ có ăn và mặc thôi thì vô nghĩa lắm, chẳng thể làm được điều gì cả. Chị tự chỉ vào mình và nói chị chính là minh chứng cụ thể đây này, các bác sĩ đều bất ngờ trước bệnh tình của chị, có hôm lượng đường lên đến tận 25, 26 tiêm mấy mũi insulin liền, người khác với lượng đường cao như thế thì nằm liệt giường và có khi nguy kịch lâu rồi. Đấy, niềm vui của mình chưa phải là niềm vui nhất, nỗi buồn của mình chưa phải là tột độ nhất, chị nhấn mạnh.
Một năm ít làm việc bởi cú shock mất người mẹ và bệnh tật nhưng Minh Vượng vẫn miệt mài làm từ thiện ở làng trẻ em SOS, tham gia gây quỹ. Chị là người mà các quỹ từ thiện “gọi là có”, có đợt chị đi diễn, mang tiếng cười, khỏa lấp nỗi đau cho người dân sau cơn lũ. Các trại hồi phục nhân phẩm, mang lại niềm tin về ngày mai tươi sáng cho những người chẳng may lầm lỡ.
Cuối tháng 4/2010, NSƯT Minh Vượng cùng nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thành Sơn và các cán bộ ngoại giao ra thăm đảo Trường Sa Lớn, làm lễ cầu siêu cho chiến sĩ và đồng bảo tử nạn trên biển. Minh Vượng đã biểu diễn tại nhiều nơi nhưng chưa ở đâu lại khiến chị có nhiều cảm xúc như tại Trường Sa. Nơi đây đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong chị bởi để giữ yên bờ cõi, các chiến sĩ vẫn phải canh cho dân từng giấc ngủ trong thời bình. Cũng trong dịp này, Minh Vượng đã được Bộ Tư lệnh Hải quân tặng Huy hiệu Chiến sĩ Trường Sa. Với chị, đó là một phần thưởng vô giá.
Minh Vượng bị bệnh thấp khớp, mà khớp thì đớp tim, chính điều đó khiến chị mặc cảm, tự ti vì tiêm nhiều thuốc dẫn đến việc sinh nở khó khăn. “Thà mình hy sinh vì sự nghiệp còn hơn là yêu một người quá rồi không bỏ được nhau, họ sẽ thiệt thòi về đường con cái. Chính vì vậy, một cái khổ mình mình chịu, kiếp sau mình sẽ đẻ thật nhiều con để bù”- Minh Vượng tự bao biện cho sự cô đơn của chị.
Ít ai biết rằng Minh Vượng là người rất thích làm thơ, chị làm nhiều lắm, đã đăng trên rất nhiều báo nhưng với các bút danh khác nhau. Chị là người đa sầu, đa cảm, có khi chỉ nhìn chiếc lá rơi mùa thu chị cũng buồn. Nhớ lại thời yêu đương, chị kể lại. Ngày xưa có yêu một anh chàng, nhưng anh ấy nói dối chị. Tình cờ gặp hai người đấy đang đi dạo trên chiếc xe phượng hoàng, người con gái kia đang ngồi trong lòng anh ấy. Minh Vượng đi theo và giả vờ đụng xe vào hai người kia, để cho chàng trai nhận ra chị rồi chị lờ quay đi. Sau đấy người kia đến nhà xin lỗi nhưng chị không bằng lòng. Thế rồi cuộc tình này cũng trôi qua nhẹ nhàng. Mỗi lần qua phố Khâm Thiên, nhìn thấy bóng cây, con đường thân quen, bao kỷ niệm lại ùa về trong chị, chị lại đọc câu thơ năm ấy…
Chị kể rằng chị được yêu và yêu rất nhiều nhưng không đi đến tận cùng được. Khi sức khỏe, bệnh tật rồi khi “hòm hòm” thì gia đình nhà chồng bắt bỏ nghề, quản lý hàng hoa... Một người yêu nghề, sống phóng khoáng như chị không bao giờ chấp nhận cuộc sống tù túng và gò bó như thế. Chị có quan niệm: Tiền là giấy, xé là rách, tiêu là hết, đốt là cháy, nhiều khi tiền không phải là tất cả. Cái gì mua được bằng tiền, cái đấy rẻ…“Hạnh phúc của tôi trong nghề nghiệp cao hơn nhiều. Ông trời đã sinh ra tôi làm nghề này, tôi không oán trách và bằng lòng với những gì tôi đang có”, chị khẳng định.
Trẻ con là món quà vô giá, đắt quá nên Minh Vượng chỉ… dám nhìn từ xa
Trong căn nhà tại ngõ nhỏ khu tập thể Bách Khoa, ở đấy có hai con người phụ nữ ngoài năm mươi nương tựa vào nhau lúc xế chiều, lúc ốm đau và chia sẻ những niềm vui nhỏ nhất trong cuộc đời. Hai người phụ nữ đã thắp lên ngọn lửa trong tim để sưởi ấm cho nhau trong căn nhà vắng bóng hình ảnh người đàn ông.
Nhớ lại ngày xưa, Minh Vượng thấy rằng cuộc sống hiện tại của chị với người chị tên My quả thựa là sự sắp đặt của ông trời. Ngày trước, nhà của hai người cách nhau một cái sân, bố mẹ hai bên thân thiết với nhau từ hồi còn nhỏ, nên con cái hai nhà coi bố mẹ của nhau như bố mẹ đẻ. Chị My dường như là “bản sao” của Minh Vượng, chị là người thiệt thòi thiếu thốn tình cảm, cũng bệnh tật nên hai người được hai bên gia đình khuyên bảo về sống chung cho vui cửa vui nhà. Người nào người nấy đều coi người kia là nhân chứng thầm lặng của cuộc đời mình.
Cứ năm hết Tết đến, lại thấy hai người phụ nữ diện quần áo đi chợ hoa sắm tết, thích lắm cái không khí ồn ào, vội vã của người người đi sắm quà ngày Tết. Minh Vượng rất thích hoa, chị khá mát tay, bao nhiêu loại hoa quý chỉ trồng ở bản địa nhưng khi vào tay chị, là sống tốt, mơn mởn, đơm hoa nở rộ đem lại sự hoan hỉ và sung sướng cho người chăm sóc. Minh Vượng thích hoa Lan lắm, bởi nó có vẻ đẹp và mùi hương dịu nhẹ, đài các nhưng không quá phô trương. Minh Vượng là người hết mình với công việc và sự nghiệp thế nên những khoảnh khắc rảnh rỗi, niềm vui chị truyền hết và những bông hoa đem lại hương sắc cho đời.
Trên sân khấu, Minh Vượng ồn ào bao nhiêu thì về nhà chị bình lặng và âm thầm bấy nhiêu. Nơi Minh Vượng yêu thích nhất trong căn nhà mình chính là khu bếp, nơi đây là nơi chị được thể hiện tài lẻ của mình. Chị hay nói, chị thích tụ tập bạn bè, hay mời những người bạn thân đến nhà thưởng thức những món ăn do chính tay chị nấu. Chị nấu ngon nhưng lại ít ăn, thích ngắm những người bạn, người thân thưởng thức món ăn mình làm ra.
Minh Vượng là người có một tình cảm sâu nặng và sâu sắc với trẻ em. Mỗi lần các cháu của anh/ chị em trong nhà đến chơi là chị cảm thấy như được trẻ lại đến vài chục tuổi. Được nô đùa, nói chuyện, được sẻ chia những kinh nghiệm với trẻ em là một niềm vui vô bờ đối với Minh Vượng, chị có thể bỏ ra cả ngày để nói chuyện với các em. “Nhà tôi rất đông anh em, các anh chị sống rất đoàn kết, đùm bọc thương yêu nhau. Hơn nữa, các anh chị có nhiều con, cháu, chúng nó coi tôi như người mẹ thứ hai thế nên nhà cũng không cô quạnh”, chị kể về sự an ủi của mình.
Trong khu Minh Vượng đang sinh sống, chị rưng rưng khi chứng kiến bao cảnh ngộ của nhiều em nhỏ đang tuổi ăn, tuổi chơi mà phải xa gia đình, lên thành phố đi làm ôsin, bưng bê ở các cửa hàng, bị bóc lột sức lao động, bị đối xử ghẻ lạnh… Chính vì vậy, Minh Vượng năng thực hiện và dàn dựng các tiểu phẩm liên quan đến trẻ em nhỏ bởi chị mòng rằng hành động nhỏ của mình phần nào làm ấm lên những trái tim bé nhỏ của mình. Trong khi đó lại có những bậc cha mẹ quá ư chiều chuộng con cái, làm nhiều em sống ích kỷ và hời hợt.
Chị dốc lòng, "Tôi yêu sự trong sáng, sự trung thực ở trẻ em vô cùng, các em không hề biết nói dối. Vui nhất là trẻ em coi tôi là bạn thân, bạn tri kỷ để tâm sự. Chính các em đã cho tôi được trẻ mãi không già, là nghệ sĩ của tuổi thơ, mãi được sống trong thế giới trong sáng và hồn nhiên. Tuổi già đang sầm sập gõ cửa nhà tôi và chính các em đã là những người giúp tôi sống trẻ trung, sôi nổi". Minh Vượng nhớ có lần đang đi trên đường, thấy có một đoàn các em nhỏ đi qua đường, chị đang dừng đèn đỏ, được các em nhỏ vẫy tay chào và nói: “Chào Minh Vượng nhé!”, những lời chào ngây thơ và vô tư của em đã là niềm vui nho nhỏ góp vào cuộc sống của chị thêm thú vị.
Anh Tuấn Anh
-
6 giờ trướcHari Won khiến khán giả bất ngờ khi chia sẻ ấn tượng ban đầu của cô về ông xã Trấn Thành là ''nhìn mặt đểu đểu''.
-
9 giờ trướcTheo khán giả Trung Quốc, họ có thể đã bị Huỳnh Hiểu Minh cho "ăn" 1 cú lừa lớn.
-
9 giờ trướcBị mỉa mai lấy nhiều chồng, Hoàng Yến thẳng thắn lên tiếng đáp trả.
-
13 giờ trướcĐám cháy bùng phát tại tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) khiến bối cảnh phim truyền hình "Donggung" bị thiêu rụi. Đây là phim có Nam Joo Hyuk đóng chính.
-
13 giờ trướcViệc Phương Lan và Phan Đạt có những lời nói, cử chỉ ngọt ngào trong chương trình Người yêu tôi đỉnh nhất giữa thời điểm cả hai đấu tố trên mạng xã hội khiến khán giả đặt câu hỏi.
-
17 giờ trướcNăm 2024, nhiều sao Việt như Phương Lan, Xoài Non, Thảo Nhi Lê, Mai Ngọc, Thanh Hương xác nhận đổ vỡ hôn nhân hoặc chia tay người yêu.
-
20 giờ trướcAhn Jae Hyun đã để lộ điều này trong vlog dự định của năm 2025.
-
22 giờ trướcCon gái 1 tháng tuổi của Tú Anh sở hữu vẻ ngoài bụ bẫm, đáng yêu và được đánh giá thừa hưởng nhiều nét đẹp từ người mẹ Á hậu.
-
1 ngày trướcPhan Đạt bật khóc, phủ nhận những cáo buộc như kiểm soát, đe dọa, lén cài định vị GPS và bạo hành của vợ cũ - diễn viên Phương Lan.
-
1 ngày trướcDiệp Kha hiện tại trở thành cái tên nhạy cảm với những người hâm mộ Huỳnh Hiểu Minh. Khi cô xuất hiện sẽ kéo theo nhiều rắc rối.
-
1 ngày trướcĐàm Vĩnh Hưng, Nam Em, Nam Thư... là những cái tên sao Việt vướng nhiều ồn ào, scandal của showbiz Việt trong năm 2024.
-
1 ngày trướcDiễn biến mới nhất, tỷ phú Gerard Richard Williams - chồng ca sĩ Bích Tuyền bổ sung hơn 300 trang hồ sơ kiện ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng với những nội dung đáng chú ý.
-
1 ngày trướcNam nghệ sĩ Phan Đạt lên tiếng về những ồn ào liên quan đến mối quan hệ với vợ cũ Phương Lan, sau khi cô chia sẻ về cuộc hôn nhân trên mạng xã hội.
-
1 ngày trướcLee Young Ae thất bại trong vụ kiện do cô khởi xướng chống lại chủ một tài khoản YouTube. Người này tuyên bố nữ diễn viên có mối quan hệ thân thiết với Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc.
-
1 ngày trướcĐoạn clip về các con do shark Bình chia sẻ đang thu hút nhiều bình luận.
-
1 ngày trướcCục Điều tra Đặc biệt (DSI) đã ra lệnh truy tố 18 nghi phạm là lãnh đạo của The Icon Group, không chấp nhận thêm bằng chứng và lời khai.
-
1 ngày trướcBộ ảnh mới của "chị đẹp" Minh Tuyết khiến dân tình mê mẩn bởi vẻ xinh đẹp, quyến rũ, "cân" mọi thể loại outfit khó nhằn.
-
1 ngày trướcSau thời gian dài im lặng trước những ồn ào về cuộc hôn nhân tan vỡ, diễn viên Phương Lan tiếp tục lên tiếng, vén bức màn về bi kịch hôn nhân.
-
2 ngày trướcĐàm Vĩnh Hưng mới chia sẻ hình ảnh đầy ẩn ý trên trang cá nhân sau khi vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền có thêm tình tiết mới.