Vì sao chụp ảnh tự sướng còn nguy hiểm hơn cả cá mập tấn công?
Mới đây, Euronews đã tiết lộ lý do vì sao gần đây ngày càng có nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới ban hành các quy định cấm hay hạn chế du khách chụp ảnh tự sướng (selfie).
Cơn sốt selfie hiện nay còn nguy hiểm hơn cả cá mập tấn công. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Du lịch vào năm 2022 đã phát hiện ra 379 trường hợp tử vong tại các điểm du lịch liên quan đến chụp ảnh tự sướng trong suốt 13 năm qua.
Trong số này, 140 khách du lịch đã chụp được bức ảnh cuối cùng của mình trước khi tử vong một cách bi thảm. Trong khi đó, chỉ có 90 vụ chạm trán chết người trong cùng khoảng thời gian liên quan đến cá mập, chủ yếu là bất ngờ, không thể lường trước.
Mới tháng trước, một chiếc thuyền gondola đã bị lật úp ở Venice (Italy), khi một nhóm du khách không chịu ngừng chụp ảnh selfie và ngồi xuống.
Ngay trước khi xảy ra tai nạn, người lái thuyền gondola đã yêu cầu cả nhóm không di chuyển xung quanh trong khi anh cố gắng di chuyển dưới một cây cầu thấp. Rất may không có ai bị thương.
Việc theo đuổi những bức ảnh selfie hoàn hảo trên mạng xã hội đã khiến khách du lịch rơi vào một thế giới cực kỳ nguy hiểm, dẫn đến những sự cố bi thảm, bao gồm cả những cú ngã chết người từ vách đá, tai nạn ô tô và tàu hỏa, chạm trán động vật hoang dã nguy hiểm và những vụ chết đuối không lường trước.
Kết quả là, khách du lịch hiện đang phải đối mặt với những án phạt rất nặng hay thậm chí phải ngồi tù khi 'đâm đầu' vào việc selfie và biến nó trở thành hành động nguy hiểm, gây rối và phá hoại.
Vào tháng 12, một nữ du khách 24 tuổi đã thiệt mạng đầy thương tâm khi cố gắng chụp ảnh selfie ở rìa Pháo đài Prabalgad ở Ấn Độ. Cô rơi từ độ cao 60 mét xuống một hẻm núi.
Trong giải đua xe đạp nổi tiếng của Pháp Tour de France năm 2023, một khán giả cố gắng chụp ảnh tự sướng với các tay đua đi ngang qua đã kẹp vào tay lái của một tay đua xe đạp người Mỹ, khiến 20 tay đua phía sau đâm nhau liên tiếp trong chặng 15 của cuộc đua.
Giới chức Portofino ở miền bắc Italy, đã ban hành lệnh cấm selfie tạm thời ở một số khu vực của thành phố vào năm ngoái để ngăn chặn tình trạng quá tải trên những con phố chật hẹp. Lệnh cấm được ban hành sau sự kiện được mô tả là "đầy hỗn loạn" do khách du lịch chặn đường để chụp ảnh.
Mạo hiểm mạng sống để có được bức ảnh hoàn hảo
Chụp được bức ảnh hoàn hảo để đăng lên mạng xã hội thường dẫn đến hành vi nguy hiểm, bắt nguồn từ mong muốn nổi bật trong khung cảnh đông đúc.
Bên cạnh đó còn là những mong muốn về lượt thích, lượt chia sẻ và sự nổi tiếng, khiến những bức ảnh selfie nguy hiểm ngày càng phổ biến. Việc tìm kiếm bức ảnh đẹp nhất có thể khiến mọi người bỏ qua các cảnh báo an toàn hoặc mạo hiểm đến những nơi đầy hiểm trở.
Trong số 379 ca tử vong liên quan đến chụp ảnh selfie trên toàn thế giới từ năm 2008 đến năm 2021, 37,2% là khách du lịch. Ngã từ trên cao chiếm 49,9% tổng số ca tử vong, tiếp theo là liên quan đến vận tải (28,4%) và đuối nước (15,3%).
Độ tuổi trung bình của nạn nhân selfie trong khoảng thời gian này là 24,4 tuổi. Phụ nữ có nhiều khả năng bị thương nặng hơn khi ngã từ trên cao và chạm trán với động vật. Trong khi đó, nhiều nam giới thiệt mạng hơn với các rủi ro liên quan đến vận tải.
Các quốc gia có số ca tử vong do chụp ảnh selfie cao nhất bao gồm Ấn Độ (26,4%), Mỹ (10,3%) và Nga (8,7%).
Điều tồi tệ hơn là theo một nghiên cứu của Tạp chí Y học Gia đình và Chăm sóc sức khỏe ban đầu, những cái chết liên quan đến selfie rất có thể không được báo cáo đầy đủ vì chúng thường không được liệt kê là nguyên nhân gây tử vong.
Những bức ảnh selfie nguy hiểm là một vấn đề sức khỏe cộng đồng
Theo phân tích khoa học của Đại học New South Wales (UNSW) ở Sydney (Australia), truyền thông có xu hướng miêu tả việc chụp ảnh selfie nguy hiểm là ngu ngốc và ích kỷ nên thường đổ lỗi cho nạn nhân.
Tuy nhiên, việc chụp ảnh tự sướng hiện đã trở thành một hoạt động phổ biếntrong cuộc sống hàng ngày và các nhà khoa học này khẳng định rằng hành vi chụp ảnh tự sướng đầy rủi ro cần được coi là một vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Tương tự, các thế hệ trước coi việc lái xe không thắt dây an toàn, đi xe đạp không đội mũ bảo hiểm và hút thuốc lá là những hoạt động hàng ngày 'bình thường' nhưng hiện nay chúng đều là những mối nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
Bằng cách thừa nhận những hành vi nguy hiểm này là vấn đề sức khỏe cộng đồng, chúng ta ngừng đổ lỗi và xấu hổ mà thay vào đó bắt đầu thực hiện các bước nhằm phòng ngừa và giáo dục.
Đây sẽ là một bước tiến xa hơn so với các quyết định trước đây nhằm chỉ định các khu vực du lịch nguy hiểm, chẳng hạn như vùng nước, đỉnh núi và các tòa nhà cao tầng, là “khu vực cấm chụp ảnh tự sướng”.
Những điểm đến hạn chế chụp ảnh selfie
Công ty Đường sắt JR West của Nhật Bản đã cấm sử dụng gậy selfie trên sân ga của mình để ngăn ngừa điện giật do dây điện trên cao và rơi xuống đường ray.
Sau một loạt vụ tai nạn liên quan đến chụp ảnh tự sướng ở Mumbai (Ấn Độ), chính phủ đã ban hành lệnh cấm chụp ảnh tự sướng ở một số khu vực trong thành phố, bao gồm một số bãi biển, địa điểm lễ hội và các điểm du lịch. Ở Pamplona (Tây Ban Nha), việc chụp ảnh tự sướng trong Lễ hội chạy đua bò tót hàng năm là bất hợp pháp do đã ăn quá nhiều trước đó.
Tại Mỹ, thành phố New York đã thông qua dự luật cấm chụp ảnh tự sướng với mèo rừng trừ khi có rào cản vật lý giữa người và động vật. Tương tự, du khách đến hồ Tahoe được yêu cầu không chụp ảnh selfie với gấu vì quay lưng lại gần một con gấu là cực kỳ nguy hiểm.
Sự phổ biến của việc chụp ảnh selfie, đặc biệt là trong giới trẻ, đã dẫn đến sự gia tăng số vụ tai nạn và tử vong.
Một số nơi đã triển khai các biển cảnh báo, hạn chế tiếp cận các khu vực nguy hiểm và tiến hành các chiến dịch nâng cao nhận thức. Nhưng những bước này có thể không giải quyết đầy đủ vấn đề cơ bản của hành vi chấp nhận rủi ro nhằm mục đích được truyền thông xã hội công nhận.
Các phương pháp tiếp cận hiệu quả và sáng tạo hơn cần được thực hiện để giải quyết mối lo ngại về an toàn thời hiện đại này.
Theo VietNamnet
-
1 giờ trướcBất chấp biển cấm, du khách 25 tuổi nhảy vào chuồng gấu, bị nó cắn và quăng quật khiến cảnh sát phải nổ súng giải cứu; các bác sỹ đang cố gắng cứu sống con gấu này.
-
2 giờ trướcSau khi bị khiếu nại quá nhiều về việc ngang nhiên cướp thức ăn từ người dân, đánh nhau với du khách trên đường phố ở Lopburi - Thái Lan, gần 2.000 con khỉ đã bị nuôi nhốt và triệt sản.
-
3 giờ trướcCông viên điêu khắc dưới nước ở Vịnh Molinere của Grenada là một trong những điểm tham quan dưới nước nổi tiếng thế giới.
-
4 giờ trướcMột thủy cung tại Trung Quốc trưng bày robot cá nhám voi thay cho cá thật, khiến nhiều du khách tức giận cho rằng mình bị lừa, đòi lại tiền vé.
-
6 giờ trước“Đây là lần đầu tiên tôi được xem trò bịt mắt bắt vịt ở giữa thành phố, cười đau cả bụng. Những lễ hội như thế này không chỉ mang lại tiếng cười mà còn giao lưu, kết nối mọi người trong khu dân cư lại gần nhau hơn”
-
7 giờ trướcKhi ăn tôm, bạn cần thận trọng vì loại hải sản này hay gây dị ứng, có thể chứa một lượng nhỏ thủy ngân, kháng sinh.
-
8 giờ trướcCố chờ giờ vàng để săn hàng giảm giá, có người ngậm ngùi ôm món hàng không dùng được vì chất lượng quá lởm; có người chốt đơn với giá cao hơn cả khi không "sale sập sàn"...
-
9 giờ trướcCuối tuần qua, khoảng 26.000 lượt du khách đổ về Vườn quốc gia Ba Vì để ngắm hoa dã quỳ, săn biển mây. Dòng người nối đuôi nhau tạo cảnh ùn tắc nghiêm trọng.
-
1 ngày trướcChuyên trang ẩm thực Taste Atlas vừa công bố danh sách 100 loại đồ chấm ngon nhất thế giới, trong đó có nước mắm và mắm nêm của Việt Nam.
-
1 ngày trướcMón cơm vỉa hè có giá 35.000 đồng/suất, kèm canh khổ qua 15.000 đồng khiến vị khách Nhật Bản ăn không ngừng, hết lời xuýt xoa và khen “ngon nhất từng ăn trong đời”.
-
2 ngày trướcSáng 16/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam lại lâm vào cảnh quá tải sau 3 tuần mở cửa miễn phí. Nhiều trẻ nhỏ sờ, nghịch hiện vật mà không được người lớn đi cùng ngăn cản.
-
2 ngày trướcHoa tươi mang lại cảm giác thư thái, tạo ra những giá trị tinh thần cho con người. Đa phần các loài hoa được trưng trong nhà thường lành tính. Tuy nhiên, số ít trong đó lại có độc nhưng không phải ai cũng biết.
-
2 ngày trướcTrung Quốc sắp tổ chức tour du lịch khổ sai để người tham gia mặc áo tù nhân, chân tay đeo xiềng xích và cùm gông ở cổ giống như các tù nhân bị lưu đày thời xưa ở Ninh Cổ Tháp. Tuy nhiên, việc này đang gây ra không ít tranh cãi.
-
2 ngày trướcRau mùi có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, nhờ vào khả năng chống viêm và kiểm soát lipid máu...
-
2 ngày trướcTập 3 của "Siêu bánh" mùa 2 giới thiệu những chiếc bánh ngọt được làm từ các nguyên liệu có vị đắng như socola, lá tim sen, vỏ bưởi, hạt bạch quả, trái khổ qua.
-
2 ngày trướcĐể thu hút khách hàng, nhà tang lễ 120 năm tuổi ở Nhật Bản cung cấp dịch vụ nằm quan tài để suy ngẫm về sự sống và cái chết.
-
3 ngày trướcẨn sâu bên dưới căn nhà xiêu vẹo ở Windsor là một đường hầm, nơi chứng kiến chuyện tình lén lút của vua Charles II với nàng Nell Gwyn xinh đẹp và phóng khoáng.
-
3 ngày trướcAo nước của một hộ dân ở Thanh Hóa đang thu hút sự hiếu kỳ của nhiều người vì luôn mát về mùa hè, ấm nóng về mùa đông và chỉ có một loài cá sống được.
-
3 ngày trướcQuả rừng này nhìn giống xoài nhưng vỏ màu tím, ruột trắng mềm, sánh mịn như thạch xen lẫn nhiều hạt đen.
-
3 ngày trướcCác bài thuốc dân gian từ thực phẩm có sẵn trong thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị chứng viêm đường hô hấp, giải cảm, tăng cường miễn dịch.
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước
-
3 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
-
6 ngày trước