Vì sao Nhật Bản thất bại trong "cuộc chiến" truyền hình trước Trung và Hàn?

(2Sao) – Phong cách làm phim của Nhật Bản không đi theo xu hướng của Hàn hay Trung.

Có truyền thống làm phim từ lâu hơn cả Hàn và Trung, song phim Nhật nhiều năm qua vẫn “dặm chân tại chỗ”. Số lượng người yêu thích phim Nhật ít so với Hàn và Trung. Độ phổ biến của phim Nhật ở châu Á cũng không cao và ít ỏi. Hãy cùng 2Sao tìm hiểu vì sao phim Nhật qua bao năm vẫn “chìm nghỉm” ở châu Á.

Phim Nhật không được phổ biến rộng rãi ở châu Á

Nội dung phim khó hiểu, dàn diễn viên xa lạ 

Nội dung của các phim Nhật đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, vì bị giới hạn số tập ngắn, không dài dòng nên nội dung phim Nhật rất cô đọng, súc tích. Khán giả phải xem thật kỹ phim,  tập trung theo dõi và liên kết với các tập phim trước thì mới hiểu được tổng thể bộ phim. Nếu không thì sẽ rất khó mà theo dõi và khó hiểu. Trong khi phim Hàn và Trung có số tập nhiều hơn, nội dung giãn ra đa phần dễ hiểu và dễ theo dõi.

Phim Nhật có nội dung ngắn gọn, súc tích và đầy ẩn ý, phải tập trung theo dõi


Một điểm trừ khác của phim Nhật là việc khán giả không ấn tượng với dàn diễn viên. Vẻ đẹp của diễn viên Nhật được đánh giá là không dao kéo, có phần mộc mạc, giản dị. Song lại không thuộc dạng thu hút ngay từ vẻ ngoài như Hàn hay Trung. Khán giả phải theo dõi hết bộ phim để có thể cảm nhận được diễn viên Nhật qua vai diễn. Mà việc này theo thị hiếu số đông lại không phù hợp, khi phần lớn khán giả hiện tại theo dõi phim qua độ danh tiếng và ngoại hình của diễn viên.

Diễn viên Nhật có ngoại hình mộc mạc, không lộng lẫy và hoàn mỹ như Hàn, Trung


Độ phủ sóng của các diễn viên nổi tiếng Nhật Bản với khán giả châu Á cũng không cao. Vì vậy khán giả cảm thấy xa lạ hơn so với các nước khác. Họ có thể nhớ Lee Min Ho, Song Hye Kyo, Kim Soo Hyun, Triệu Lệ Dĩnh, Hoắc Kiến Hoa… chứ ít khi biết Satoh Takeru, Honami Suzuki, Fukushi Souta… là những người nào.

Satoh Takeru nổi tiếng với series “Rurouni Kenshin”, nhưng ít được khán giả hải ngoại nhớ tới


Truyền thống chuyển thể truyện tranh thành phim 

Việc chuyển thể Manga (truyện tranh Nhật Bản) thành phim truyền hình hay phim rạp là xu hướng nhiều năm nay của phim Nhật. Đối tượng hướng tới là các fan trung thành của manga. Việc này vừa có lợi mà vừa có hại. Có lợi là phim Nhật chuyển thể sẽ có sẵn lượng fan nhất định, luôn ủng hộ các phim chuyển thể. Còn mặt hại là đối tượng người xem phim phổ thông sẽ không có hứng xem bởi họ không rành về phim Nhật hay truyện tranh. Nên phim Nhật vô tình đã đánh mất lượng khán giả tiềm năng này.

“Death Note” chỉ thu hút khán giả từ Manga chứ không thu hút khán giả phổ thông


Khi chuyển thể từ Manga sang phim thì nội dung cũng đã được rút gọn tối đa, thêm phong cách phim Nhật phải tự hiểu tự liên kết nội dung và các sự kiện. Nên nếu ai không theo dõi Manga thì họ sẽ cảm thấy khó hiểu khi xem các phim chuyển thể. Đơn cử như “Rurouni Kenshin”, nhịp phim quá nhanh cùng hàng loạt nhân vật xuất hiện đã làm khán giả “tay mơ” choáng ngộp, còn các fan từ Manga do đã đọc truyện trước nên cũng không khó để theo dõi.

Nếu không theo dõi Manga thì khán giả phổ thông bị “ngộp” bởi dàn nhân vật
đồ sộ trong “Rurouni Kenshin”


Chi phí bản quyền cao, dù không “hot”

Đây được xem là nguyên nhân chính yếu cho việc phim Nhật không phổ biến ở châu Á, cũng như thế giới. Với phim Nhật, số tập thường rất ít khi chỉ từ 10 đến11 tập. Tuy vậy số tiền mua bản quyền phim Nhật lại cao gấp nhiều lần so với phim Trung Hàn. Do đó, các nhà đài thà bỏ tiền mua bản quyền các phim Trung, Hàn với giá rẻ hơn rất nhiều, đồng thời phim cũng đảm bảo sức hút hơn.

Phí bản quyền phim Nhật rất cao, đắt đỏ hơn cả phim Hàn


Một nguyên nhân nữa là các điều kiện ngặt nghèo từ phía Nhật đưa ra. Ví dụ như phim không được cắt các cảnh nóng hay bạo lực, bắt buộc chỉ chiếu đúng một lần, sau phải mua bản quyền lại. Việc này dẫn tới tâm lý thà không mua còn hơn. Hơn nữa, phim Nhật không đảm bảo rating cao, thu hút quảng cáo bằng các phim nước khác. Mua về chi phí bản quyền đã cao, mà còn gặp thất bại về rating hay doanh thu thì quả thật khá “chua” cho đơn vị mua bản quyền.

Bản quyền cao là rào cản cho sự phổ biến của phim Nhật


Không hẳn phim Nhật nào cũng dở, nhưng không ai dám mạo hiểm bỏ chi phí bản quyền cao để mua về. Phim Hàn, Trung thường khuyến mãi mua nhiều sẽ giảm tiền bản quyền, hoặc đợi một thời gian ngắn phí bản quyền sẽ giảm nhiều, thuận lợi mua hơn. Vì vậy dù muốn dù không thì phim Nhật không phải là mảnh đất thuận lợi để khai thác.


Lãng Khách
Theo Vietnamnet


Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao