Xử vụ thảm sát Bình Phước: Đích thân viện trưởng giữ quyền công tố

Theo đó, các bị cáo sẽ ra hầu tòa trong ngày mai gồm: Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang), Vũ Văn Tiến (tên gọi khác là Bé, 24 tuổi, nguyên quán Bình Phước) và Trần Đình Thoại (27 tuổi, quê Vĩnh Long).

Vụ thảm sát ra vào ngày 7-7, nạn nhân là gia đình ông Lê Văn Mỹ gồm vợ chồng ông Mỹ, hai con và hai người cháu.

Trao đổi với Báo Pháp Luật TP.HCM trước ngày diễn ra phiên xét xử, ông Nguyễn Hữu Trí- Chánh án TAND tỉnh Bình Phước cho biết, đích thân ông sẽ làm chủ tọa phiên tòa, cùng ông Hoàng Minh Thịnh, Phó chánh Tòa hình sự TAND tỉnh Bình Phước làm thẩm phán.

Chánh án TAND tỉnh Bình Phước cũng thông tin thêm, vụ án sẽ được xét xử trong một ngày, địa điểm xét xử tại khu phố Trung Lợi, thị trấn Chơn Thành (gần trung tâm hành chính huyện Chơn Thành).

“Đến hôm nay công tác an ninh, chuẩn bị cho phiên tòa đã được chuẩn bị rất chặt chẽ, đúng quy định pháp luật. Sẽ có hơn 200 cảnh sát và lực lượng an ninh bảo vệ phiên tòa”.

Ông Lê Đức Xuân- Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Phước cũng cho biết, đích thân ông và kiểm sát viên Nguyễn Quốc Hân, Trưởng phòng 1 VKSND tỉnh Bình Phước thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án đặc biệt nghiêm trọng này.

Theo lãnh đạo công an tỉnh Bình Phước, các biện pháp bảo vệ phiên tòa và giữ gìn an ninh trật tự tại phiên xử đã được triển khai chặt chẽ để xử lý kịp thời các trường hợp gây rối, trộm cắp.

Hiện trường vụ thảm sát. Ảnh: N.Đức 
Hiện trường vụ thảm sát. Ảnh: N.Đức

Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Bình Phước, cả ba bị can bị truy tố về tội “giết người” và “cướp tài sản” theo điều 93 và điều 133 Bộ luật Hình sự (có khung hình phạt cao nhất là tử hình).

Trong đó, các bị can Dương, Tiến có những tình tiết tăng nặng như: giết người man rợ, giết trẻ em, hành vi đê hèn…

Dương là người chủ mưu và trực tiếp thực hiện hành vi giết chết 6 nạn nhân, cướp tài sản của gia đình ông Mỹ. Tiến là người thực hiện hành vi dùng dây siết cổ các nạn nhân để Dương dùng dao đâm và là người thực hiện hành vi cướp tài sản.

Thoại là người thực hành và giúp sức, mua dao cho Dương, hành vi của Thoại đã đủ cấu thành tội giết người, nên không cần thiết phải truy tố thêm tội Che giấu tội phạm, bởi hành vi này đã nằm trong tội Giết người.

Cả 3 bị cáo đều bị truy tố khung hình phạt cao nhất là tử hình. Trong vụ án này, 3 bị can được hưởng 2 tình tiết giảm nhẹ là phạm tội lần đầu và thành khẩn khai báo.

Đại diện cơ quan CSĐT Công an tỉnh cũng thông tin tại buổi họp báo công bố cáo trạng: Qua công tác khám nghiệm tử thi, cơ quan CSĐT cũng xác định được 2 con dao trong vụ án đều phù hợp với các vết thương trên thân thể của các nạn nhân.

Khi giết ông Mỹ, Dương bị trầy xước tay chảy máu. Mẫu máu này được giám định ADN. Băng keo dùng để bịt miệng và trói tay có dấu vân tay của Tiến

Theo cơ quan CSĐT, khi bị can Dương và Tiến thực hiện giết bà Nga thì ông Mỹ bước ra khỏi cửa nhưng bị phát hiện. Sau khi nghe các đối tượng kêu quay lại thì ông Mỹ không tiếp tục phản ứng mà chịu trói.

Đây chính là vấn đề khả năng tự vệ rất yếu của các bị hại, cũng là nguyên nhân của việc 6 người bị khống chế dễ dàng.

Theo Pháp luật TP HCM

Tin tức mới nhất