Những kiểu bệnh tuyệt đối không nên sử dụng gừng, kẻo lại tự hại bản thân

Gừng là một thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của một số nước, trong đó có Việt Nam. Loại gia vị này được đánh giá cao nhờ vị thơm cay nồng sử dụng nhiều trong ẩm thực và dược liệu. Tuy nhiên không phải ai sử dụng gừng nhiều cũng tốt.

VTC News dẫn lời nhà khoa học, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, gừng tên khoa học là Zingiber officinale Rosc, thuộc họ gừng Zingiberaceae.

Những kiểu bệnh tuyệt đối không nên sử dụng gừng, kẻo lại tự hại bản thân-1

Gừng là cây thảo, sống dai, có thân rễ nạc và phân nhánh xòe ra như hình bàn tay, gần như trên cùng một mặt phẳng, mang nhiều chồi, từ đó mọc ra những thân thực cao 80-100cm. Lá gừng thuôn hình ngọn giáo, dài 20-30cm, mọc thẳng lên, hoa vàng xanh, mép tím, quả mọng.

Ở nước ta, gừng được trồng khắp mọi nơi. Trong y học cổ truyền gừng có tên gọi là khương, tuỳ từng cách chế biến lại có công dụng khác nhau:

- Sinh khương (gừng sống) có tính vị: vị cay, tính hơi ấm. Qui kinh: Phế, Tỳ, Vị. Tác dụng của gừng sống dùng trong trường hợp chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn, giúp tiêu hoá.

- Thán khương (gừng nướng cháy) có vị cay, tính ấm. Qui kinh: Phế, Tỳ, Vị. Gừng nướng thường được dùng trong trường hợp lạnh bụng đi ngoài.

- Can khương (Gừng khô) có vị cay, tính nóng. Qui kinh: Phế, Tỳ, Vị. Gừng khô dùng tán phong hàn chủ trị cảm lạnh, thổ tả.

- Vỏ gừng (hương bì) có vị cay, tính hơi ấm. Qui kinh: Phế, Tỳ, Vị. Vỏ gừng được dùng trong các trường hợp tiêu phù thũng.

Tuy nhiên những nhóm người này được khuyên không nên sử dụng gừng

Người có bệnh trĩ

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, gừng có tính ấm, nóng có thể khiến vỡ các mạch máu bị yếu. Cũng vì lý do đó mà loại gia vị này cần phải tránh sử dụng đối với các trường hợp có tiền sử như chảy máu cam, bệnh trĩ không nên ăn gừng.

Người đang say nắng

Gừng có tính nóng nên thường dùng để điều trị những trường hợp bị cảm do nhiễm lạnh, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Các trường hợp say nắng (cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt) tuyệt đối không nên dùng gừng vì có thể nguy hiểm.

Viêm loét dạ dày, tá tràng

Gừng có tính nhiệt cao, sẽ tác động mạnh mẽ tới vùng niêm mạc dạ dày. Nếu đang bị kích ứng viêm mạc hoặc có vết loét, gừng sẽ kích thích thêm và gây tổn thương nghiêm trọng.

Bệnh gan

Những người bị bệnh gan như cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan tuyệt đối không nên ăn gừng. Gừng sẽ kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và lâu dần có thể gây hoại tử.

Bệnh sỏi mật

Tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật. Sử dụng thuốc để tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài sẽ không còn tác dụng nữa nếu bạn thường xuyên ăn hoặc uống nước gừng.

Người hay bị xuất huyết

Trong nhiều trường hợp, tính nhiệt của gừng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu ở cơ thể người. Những người có tiền sử chảy máu cam hoặc chảy máu trong được khuyến cáo nên ăn gừng, sẽ gây ra hiện tượng chảy máu khó kiểm soát.

Tiền sử huyết áp cao, bệnh tim

Với những người huyết áp thấp, nước gừng sẽ là thức uống tốt để cải thiện tình trạng hạ đường huyết.

Tuy nhiên, những người huyết áp cao tuyệt đối không nen uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là lúc huyết áp tăng cao. Nước gừng có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.

Tương tự đối với người có thân nhiệt cao, đặc biệt khi đang bị sốt, không nên sử dụng nước gừng luôn mà nên dùng nước gừng sau khi đã hạ sốt. Một lưu ý là khi bị sốt do cảm nắng, người bệnh tuyệt đối không được uống nước gừng bởi tính nhiệt của gừng sẽ khiến nhiệt độ của cơ thể tăng đột biến, có thể dẫn đến tử vong.

Mang thai nửa cuối chu kỳ

Gừng là một nguyên liệu được nhiều phụ nữ mang thai dùng để điều trị tình trạng ốm nghén, thế nhưng ăn quá nhiều sẽ dễ gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác cho thai nhi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu bổ sung một lượng gừng lớn vào cơ thể đang mang thai sẽ dễ ảnh hưởng lớn đến hormone giới tính của em bé, gây sảy thai,…

Ở nửa cuối thai kỳ, phụ nữ mang thai nên cân nhắc sử dụng gừng vì tính nhiệt của gừng có thể làm tăng huyết áp, không tốt cho em bé. Trong thời kỳ cho con bú, các mẹ cũng nên cẩn trọng với gừng vì gừng sẽ được bài tiết vào sữa mẹ và gây mất ngủ ở trẻ nhỏ.

Người phản ứng với thuốc

Gừng có thể phù hợp và tương thích với người dùng thuốc, nhưng trong một số trường hợp thì ngược lại và người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng gừng song song với thuốc.

Các chuyên gia khuyến cáo không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim sẽ phản tác dụng, thông tin trên báo Lao Động.

Theo Người đưa tin

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-kieu-benh-tuyet-doi-khong-nen-su-dung-gung-keo-lai-tu-hai-ban-than-a605004.html

sức khỏe gừng

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao