10 điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết để cả năm không bị xui

Người xưa có câu "có kiêng có lành", vì thế trong ngày đầu năm mới mọi người thường kiêng kỵ một số điều để cả năm gặp được may mắn.



Vào ngày đầu năm, tùy từng vùng miền mà người dân có những tục lệ kiêng kỵ khác nhau. Tục kiêng kỵ được chi phối bởi nhiều quan niệm, hệ thống tín ngưỡng chồng chéo lên nhau. Dưới đây là một số điều kiêng kỵ vào ngày mùng 1 bạn có thể tham khảo để áp dụng cho bản thân mình.

1. Kỵ cho lửa, nước

Vì quan niệm lửa là đỏ, là may mắn nên cho người khác cái đỏ trong những ngày Tết thì cả năm đó gia đình sẽ không giữ được tiền bạc, gặp nhiều điều xui rủi, các thành viên ra đường hay gặp tai vạ.

 

Tương tự, xưa vẫn có câu “tiền vô như nước”, việc cho đi nước đầu năm giống như cho đi nguồn tài lộc, tiền bạc, trong năm không giữ được tiền bạc, của cải.

Xuất phát từ quan niệm này mà ngay từ những ngày cuối năm, dân gian luôn chủ động đưa nước đầy ắp lu vại, lửa hồng trong bếp để tránh phải đi xin mấy ngày đầu năm.

2. Kiêng vay mượn, xuất tiền, trả tiền

Người Việt thường không vay hay trả tiền vào ngày mùng 1 đầu tháng. Bởi theo quan niệm dân gian, việc xuất tiền của tháng sẽ bị “dông”, hao tiền của. Do đó, việc vay tiền, trả nợ đều kiêng thực hiện đầu tháng.

3. Không đổ nước, đổ rác, quét nhà

Phong tục này xuất phát từ câu chuyện của người Trung Quốc. Truyện kể rằng, ngày xưa có một người lái buôn được Thủy thần tặng một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ khi có nàng hầu này về nhà, ông ta bỗng trở nên giàu có. Đến một năm, đúng ngày mùng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi, bị ông chủ đánh đập, mắng nhiếc thậm tệ nên nàng tủi thân, biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông ta trở lại nghèo khó. Nên người Việt Nam quan niệm nếu đổ rác ngày mùng 1 thì cũng hết tài lộc của gia đình.

Quan niệm dân gian cho rằng, nếu quét nhà, đổ rác trong 3 ngày đầu năm là quét hết tiền bạc, vận đỏ ra khỏi nhà, cả năm đó sẽ nghèo túng, khánh kiệt, thần tài sẽ đi mất nên những ngày này, việc dọn dẹp nhà cửa thường được “miễn”.

Ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu, các gia đình đều dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, bàn thờ sạch sẽ. Những ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi; nếu có quét nhà, rác cũng được gom gọn để ở các góc nhà hoặc ở sân.

Ở Nam bộ, sau khi quét dọn, người ta còn cất hết chổi vì tin rằng ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải.

4. Không làm đổ vỡ đồ dùng

Người Việt Nam quan niệm đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương trong ngày đầu năm báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ nên rất kiêng kỵ.

5. Kỵ đánh thức người khác sáng mùng 1

Nếu đi chúc Tết sáng mùng 1, gặp người đang ngủ, khách không nên đánh thức họ dậy mà người đó tỉnh táo mới được chúc. Nhiều người cho rằng làm như vậy sẽ khiến người ta bị “trù ẻo” cả năm phải nằm trên giường.

Người nhà cũng không giục nhau dậy vào mùng 1 vì quan niệm người nằm ngủ sẽ chịu sự thúc giục về công việc, cuộc sống suốt năm.

6. Con gái đã lấy chồng không nên về nhà mẹ đẻ

Theo quan niệm xưa, ngày đầu tiên của năm mới, nếu như con gái đã lấy chồng quay về nhà mẹ đẻ, ý chỉ sẽ khiến nhà mẹ đẻ nghèo khó. Do vậy, chỉ có thể trong ngày mùng 2 hoặc mùng 3 quay về. Hơn nữa ngày đầu năm mới bên nhà chồng cũng có nhiều người đến chúc Tết, do vậy con dâu nên ở nhà giúp gia đình bưng trà tiếp khách. Điều này cũng phù hợp với câu nói “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”.

Tuy vậy, ngày nay trong xã hội hiện đại, nhiều gia đình đã rút gọn bớt về thăm cả nhà bố mẹ chồng và bố mẹ vợ vào mùng 1 Tết để những ngày sau dành thời gian riêng cho gia đình đi thăm thú bạn bè cũng như du lịch.

7. Kỵ mai táng

Ngày mùng 1 là ngày vui của mọi người nên nhà nào có tang sẽ cất khăn tang trong 3 ngày. Nếu người nhà mất vào ngày mùng 1, gia chủ sẽ không phát khăn tang mà để đến sáng mùng 2.

Những gia đình có tang đều tránh đi chúc Tết, thăm hỏi gia đình người khác.

8. Kỵ chúc Tết người đang ngủ

Mùng 1 không nên chúc Tết người đang ngủ, đợi người đó dậy rồi chúc Tết sau. Phạm phải cấm kỵ này sẽ khiến cho người được chúc Tết cả năm phải nằm trên giường bệnh.

9. Kiêng một số món ăn

Các món ăn như thịt chó, cá mè, thịt vịt, mực, cua… thường bị kiêng trong những ngày đầu năm vì người ta tin rằng chúng sẽ mang lại vận “đen”. Một số vùng còn không ăn tôm vì sợ công việc cả năm sẽ… giật lùi như tôm chứ không thể thăng tiến.

 

Ở miền Trung và miền Nam, một số loại hoa quả cũng bị kiêng trong năm mới như cam (cam chịu), lê (lê lết), sapôchê – hồng xiêm (chê bai), chuối (chúi). Trong mâm trái cây, người miền Nam cũng chỉ bày quýt mà không bày cam vì sợ rằng “quýt làm cam chịu”.

Kiêng nói bậy, chửi tụcNói bậy chửi tục chắc chắn cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người. Đây cũng là điều mà rất nhiều người kiêng kỵ để không xuất hiện trong những ngày đầu tháng. Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.

10. Kiêng nói bậy, chửi tục

Nói bậy chửi tục chắc chắn cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người. Đây cũng là điều mà rất nhiều người kiêng kỵ để không xuất hiện trong những ngày đầu tháng. Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.

 

Theo Khám Phá


Tết

Tin tức mới nhất