12 điều bạn nên biết trước khi tham gia tiệc rượu Tết năm nay

Dưới đây là 12 điều bí ẩn về rượu mà National Health Service Choices tiết lộ. Tiết lộ này đúng hay sai, tôi không dám bàn, nhưng NHS là tổ chức Y tế Quốc gia thuộc bộ Y tế Vương quốc Anh, nên những giải thích của họ khả tín đấy.

1. Đàn bà và đàn ông uống rượu ngang cơ nhau?

Trật. Tổng lượng nước trung bình trong cơ thể đàn ông nhiều hơn đàn bà (62% so với 52%), nghĩa là dễ làm loãng rượu hơn. Ngoài ra, sự khác biệt về enzyme giữa hai phái cũng làm phụ nữ nhạy cảm với alcohol hơn. Tóm lại, đàn bà uống rượu “yếu” hơn, nếu cùng uống một lượng rượu như nhau.

12 điều bạn nên biết trước khi tham gia tiệc rượu Tết năm nay-1

2. Uống nước làm giảm bớt sự vật vã sau cơn say?

Đúng. Nước và đồ ăn có thể làm giảm bớt ngầy ngật khó chịu sau cơn say, nhưng giảm bớt không có nghĩa là không bị vật vã. Tốt nhất là nên uống rượu vừa phải, khi nhậu nên uống thêm nước “chữa cháy”. Lưu ý rằng, uống nước không làm giảm cơn say và cũng không bảo vệ lá gan cho bạn.

3. Tắm nước lạnh, một luồng gió mát, hay một lý cà phê nóng sẽ làm giã rượu?

Trật. Những thứ đó chỉ làm đỡ buồn ngủ hơn thôi. Chỉ có thời gian mới trục xuất được alcohol ra khỏi cơ thể. Phải mất một giờ cơ thể “giải quyết” được một đơn vị cồn (tương đương với 30ml rượu mạnh 40 độ, 100ml rượu vang hoặc một lon bia).

4. Rượu làm cơ thể tăng trọng?

Đúng. Một ly rượu vang 250ml cung cấp gần 200 calo. Đường và mấy món cocktail pha rượu có đường cũng thế. Alcohol (và đường) trong những thứ uống hấp dẫn này làm bạn nhịn không nổi, và cứ thế ăn tới tới.

5. Rượu là chất kích thích?

Trật. Bia rượu quả thực là chất làm dịu xuống. Mới uống, bạn cảm thấy hào hứng, vui vẻ vì rượu làm xoa dịu đi những ức chế, nhưng dần dần rồi bạn sẽ không còn kiểm soát được cảm xúc và phản ứng của mình.

6. Uống bia ít say hơn?

Trật. Uống nửa lít bia (độ cồn 5%), một ly vang 250ml (độ cồn 11%), hay một ly vodka 70ml (độ cồn 40%), nghĩa là bạn đã uống 2,8 đơn vị cồn. Uống cỡ này là bạn đã say về mặt hóa học rồi. Uống càng lẹ, thì nồng độ cồn trong máu dễ đạt dỉnh cao. Nhưng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc cảm thấy như thế nào mới là “quắc cần câu”, kể cả tâm trạng muốn uống cho tới xỉn.

7. Đổ “bê tông” trước khi uống đỡ bị say hơn?

Trật. Ăn đầy bụng rồi mới ra ngoài nhậu chỉ làm chậm hấp thu rượu, chứ không làm giảm say được. Chậm hấp thu (tưởng đâu mình ngon), uống thả giàn là xỉn. Dù sao cũng nên đổ “bê tông” ở nhà trước khi ra ngoài nhập tiệc, nhất là nên “đổ” trước những món nhiều bột đường (carbohydrate) và protein (cá, thịt, đậu…)

8. Đang uống bia, xọ sang uống rượu vang hoặc rượu mạnh, sẽ làm mau xỉn hơn?

Trật. Lượng cồn trong máu mới là yếu tố quyết định đến chuyện say xỉn. Còn uống đủ thứ rượu bia có thể làm bạn khó chịu hơn do bao tử bị “rối loạn”, chứ không làm bạn mau xỉn hơn được.

9. Càng uống càng lên đô, nhậu sẽ an toàn hơn?

Trật. Càng uống nhiều, càng hại nhiều. Càng lên đô, càng rủi ro nhiều. Lên đô là dấu hiệu cảnh báo cho biết, cơ thể của bạn đã bắt đâùbị ảnh hưởng do rượu.

10. Uống hơn một ly vang mỗi ngày có thể làm giảm cơ may thụ thai?

Đúng. Phụ nữ uống rượu nhiều khó dính bầu hơn. Một nghiên cứu trên tờ British Medical Journal cho thấy, chỉ cần uống rượu năm lần mỗi tuần là có thể giảm cơ may thụ thai. Nếu quý bà muốn có con, nên tránh xa rượu.

11. Nếu muốn uống rượu nhẹ ít độ cồn, nên dùng vang trắng?

Trật. Một ly vang trắng, vang đỏ hay một chai bia, một shot whisky, hay các loại rượu chưng cất khác… đều chứa một lượng cồn như nhau. Tùy vào độ mạnh (độ cồn) của bia hay rượu và uống nhiều hay ít, khi thử trên thiết bị dò cồn qua hơi thở đều cho kết quả như nhau.

12. Đàn ông uống quá nhiều rượu, khó có con?

Đúng. Rượu làm giảm khả năng sinh sản do ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Đàn ông muốn có con nên giảm nhậu lại.

 


Theo Dân Việt


uống rượu Tết Nguyên Đán sống khỏe

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao