Ăn một lát gừng tươi mỗi sáng, công dụng bất ngờ không phải ai cũng biết
Không chỉ làm tăng thêm hương vị cho món ăn, gừng còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.
Ăn gừng tươi có tốt?
Gừng được mọc ở Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Phi, Caribe và các vùng khí hậu nhiệt đới khác. Rễ của cây gừng được biết đến là một loại gia vị và hương liệu. Đồng thời, đây cũng là một phương thuốc truyền thống trong nhiều nền văn hóa trong hàng ngàn năm.
Gừng có vô vàn công dụng đối với sức khỏe. Sở dĩ có được những lợi ích này là nhờ trong gừng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc tính chống viêm và hàm lượng các hợp chất điều trị như gingerol, shogaol, zingerone...
Các nhà khoa học đã phát hiện có đến hơn 100 hợp chất phân lập từ gừng, không chỉ có khả năng chống oxy hóa mà còn góp phần hỗ trợ phòng chống ung thư, bảo vệ thần kinh và bảo vệ tim mạch.
Trong dân gian, gừng được sử dụng để điều trị chứng đau dạ dày, buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa và chảy nước bọt. Đặc biệt, gừng còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ở người bị tiểu đường.
Gừng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Các lợi ích từ việc sử dụng một lát gừng tươi vào buổi sáng
Ngăn chặn sự phát triển của virus
Gừng tươi là một loại thảo dược tự nhiên với đặc tính kháng khuẩn và kháng virus mạnh mẽ, giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng hiệu quả. Nhờ chứa các hợp chất hoạt tính sinh học như gingerol, gừng có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây hại, bao gồm E.coli (tác nhân chính gây nhiễm trùng đường ruột) và Shigella (gây tiêu chảy và kiết lỵ).
Ngoài ra, gừng còn hỗ trợ ngăn chặn sự lây lan của các virus như RSV (virus hợp bào hô hấp) – một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Tốt cho sức khỏe răng miệng
Các hợp chất hoạt động trong gừng như gingerols ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng. Những vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu nghiêm trọng.
Giảm căng thẳng, buồn nôn
Gừng giúp làm dịu đi những cơn đau dạ dày, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Nó có thể hoạt động bằng cách phá vỡ và loại bỏ khí tích tụ trong ruột. Gừng cũng làm giảm đi các triệu chứng say sóng hoặc buồn nôn do hóa trị.
Giảm đau cơ bắp
Gừng có tác dụng giảm đau cơ bắp tại chỗ và giảm đau nhức theo thời gian. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị đau cơ do tập thể dục khi uống nước gừng sẽ ít đau hơn vào ngày hôm sau so với những người không uống.
Giảm các triệu chứng viêm khớp
Do có chứa chất chống viêm, giảm sưng nên gừng giúp điều trị các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. Để giảm đau và sưng, người bệnh có thể uống nước gừng hoặc sử dụng gừng nén hoặc miếng dán trên da.
Gừng tốt cho người bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng gừng có khả năng cải thiện hiệu quả hoạt động của insulin trong cơ thể. Insulin là một hormone quan trọng giúp vận chuyển glucose từ máu vào tế bào để tạo năng lượng. Việc tăng cường tác dụng của insulin không chỉ giúp các tế bào hấp thụ đường tốt hơn mà còn góp phần giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên.
Đặc biệt, gừng còn chứa nhiều hợp chất sinh học như gingerol và shogaol, được cho là có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và cải thiện độ nhạy insulin, từ đó hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
Gừng có thể giúp giảm mức A1C và làm giảm mức đường huyết lúc đói ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. A1C là một xét nghiệm tiểu đường phổ biến đo lượng đường trong máu trung bình trong khoảng thời gian từ hai đến ba tháng.
Gingerol (một hợp chất hoạt tính sinh học) được tìm thấy trong thân rễ của gừng (củ gừng) có nhiều tác dụng sinh lý và dược lý, giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa lipid, tăng cường đặc tính chống viêm và điều chỉnh sự giải phóng và phản ứng insulin và do đó có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu cao.
Gừng là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nên bệnh nhân tiểu đường có thể dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Gừng còn có tác dụng giúp giảm mức độ cô đặc của máu. Điều này sẽ khiến cho cơ thể khó hình thành cục máu đông qua đó làm giảm nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
Ngoài ra, gừng còn giúp điều hòa huyết áp và giảm nồng độ cholesterol có hại cho cơ thể. Điều này giúp làm giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu cũng như xuất hiện xơ vữa động mạch.
Giảm triệu chứng cảm lạnh
Khi giao mùa, có thể ngậm một lát gừng tươi hoặc pha nước gừng vào buổi sáng để ngăn ngừa cảm lạnh. Gừng chứa nhiều chất chống viêm và chất chống oxy hóa như gingerol, shogaol và zingerone, không chỉ giúp kích thích hệ miễn dịch mà còn có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn tự nhiên, giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus gây cảm lạnh. Ngoài ra, mùi thơm tự nhiên của gừng cũng có tác dụng làm dịu tâm trạng và giảm căng thẳng, làm tăng sức đề kháng tổng thể.
Giảm nhức đầu
Nhờ vào các tính chất kháng viêm, giảm đau và làm dịu mà gừng mang lại hiệu quả trong việc giảm đau nhức đầu. Nhai 1-2 lát gừng tươi vào buổi sáng là một cách giúp giảm nhức đầu thể áp dụng.
Do có chứa chất chống viêm, giảm sưng nên gừng giúp điều trị các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp
Ai không nên ăn gừng?
Mặc dù gừng có nhiều tác dụng nhưng người sử dụng cần lưu ý một số đối tượng không nên dùng quá nhiều loại thực phẩm này:
Người thiếu cân.
Người bị suy dinh dưỡng có chỉ số cơ thể thấp nếu sự dụng gừng có thể xuất hiện một số tình trạng như: Luôn thèm ăn; rụng tóc; thiếu hụt vitamin.
Người bị rối loạn đông máu: Do gừng có tác dụng làm loãng máu nên với những người bị rối loạn đông máu đặc biệt là những bệnh lý khiến cho máu khó đông không nên sử dụng gừng vì có thể khiến cho cơ thể dễ chảy máu.
Phụ nữ mang thai: Mặc dù gừng có thể dụng làm giảm tình trạng buồn nôn trong thai nghén nhưng với những mẹ bầu đang ở trong 3 tháng cuối của thai kỳ thì không nên sử dụng gừng. Nguyên nhân chủ yếu xuất hiện khuyến cáo này là do gừng có thể làm xuất hiện các cơn co thắt và gây ra tình trạng chuyển dạ sớm.
Với những người đang sử dụng những loại thuốc sau cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng gừng:
+ Sử dụng thuốc chống đông máu.
+ Dùng thuốc điều trị tiểu đường do gừng có thể giảm lượng đường trong máu.
+ Thuốc điều trị cao huyết áp: Vì gừng kết hợp với thuốc này có thể khiến huyết áp giảm quá mức.
Khi ăn gừng cần lưu ý gì?
- Với người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 4g gừng mỗi ngày. Với phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng 1g/ngày để tránh co thắt tử cung.
- Người mắc bệnh về dạ dày, tá tràng nên hạn chế dùng gừng, vì tính nóng có thể kích thích niêm mạc dạ dày gây khó chịu.
- Người có tiền sử sỏi mật hoặc tiểu đường cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, vì gừng có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
- Gừng có thể làm tăng tác dụng của một số loại thuốc chống đông máu như aspirin hoặc warfarin gây nguy cơ chảy máu. Do đó, nếu đang sử dụng thuốc, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế.
- Không nên ăn gừng khi bụng đói, vì dễ gây kích ứng dạ dày. Sử dụng gừng sau bữa ăn hoặc kèm theo món ăn khác sẽ giảm được tình trạng này.
- Tuyệt đối không sử dụng gừng có một số dấu hiệu như bị dập, nấm mốc hoặc có màu bất thường vì có thể chứa các độc tố có hại.
Theo Sức khoẻ đời sống
-
2 giờ trướcHình ảnh chiếc Boeing 737-500 do hãng hàng không Ariana Afghan Airlines vận hành bốc khói dày đặc khi di chuyển trên đường băng sân bay quốc tế Kabul khiến nhiều hành khách hoảng sợ.
-
4 giờ trướcMột số công ty du lịch đã phải thông báo hủy tour đến Lapland, "quê hương" của ông già Noel, do tuyết rơi quá ít.
-
7 giờ trướcChính phủ Guyana đang gây tranh cãi vì muốn biến “địa ngục” tự sát kinh hoàng nhất lịch sử tại Jonestown khiến 1.000 người qua đời thành điểm du lịch nổi tiếng.
-
8 giờ trướcTrái cây tốt cho sức khỏe nhưng một số loại có lượng đường cao nên bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế.
-
8 giờ trướcMột bé gái 13 tuổi ở bang Uttar Pradesh, đã bất ngờ bị văng khỏi cabin do trò chơi đu quay trong hội chợ địa phương gặp sự cố.
-
12 giờ trướcCác món từ thịt heo, thịt bò xay vừa dễ nấu vừa dễ ăn, vậy mua thịt để xay nên chọn phần nào để món ăn có chất lượng tốt nhất?
-
23 giờ trướcTrong khi nhiều bạn trẻ say sưa lao ra đường truy tìm đồng Jagat cả ngày lẫn đêm, không ít cư dân mạng gọi đây là trào lưu vô bổ, gây lãng phí thời gian.
-
1 ngày trướcMột nhà thiết kế 24 tuổi mắc chứng chán ăn kéo dài. Kết quả kiểm tra cho thấy nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, dạ dày lổn nhổn u ác tính.
-
1 ngày trướcTiệm của người phụ nữ quê Quảng Bình nằm ở một trong những khu người Việt lớn nhất tại Úc với thực đơn gồm nhiều món như chè thập cẩm, chè bưởi, chè khoai,…
-
1 ngày trướcVụ va chạm xảy ra ngay trên khu vực đường băng của sân bay Congonhas ở Sao Paulo.
-
1 ngày trướcĐến thăm công viên Nara, tỉnh Nara, Nhật Bản, du khách có cơ hội được ngắm và chơi đùa với những chú hươu Sika đáng yêu.
-
1 ngày trướcMột người đàn ông ở Trung Quốc phải nhập viện khẩn cấp sau khi ăn thực phẩm tự muối chua tại nhà.
-
1 ngày trướcSau khi say rượu đến bất tỉnh ở một quán bar trên đảo Koh Phi Phi, 2 nữ du khách nước ngoài đã được Trung sĩ cảnh sát Saneg Jualaong dùng xe kéo đưa về khách sạn.
-
1 ngày trướcViệt Nam vinh dự có tới 4 đại diện xuất hiện trong danh sách những món hầm ngon nhất Đông Nam Á của chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas.
-
1 ngày trướcNhững năm gần đây, "săn băng tuyết Fansipan", "săn tuyết Sa Pa" là từ khoá du lịch luôn "nóng hổi" vào mùa đông.
-
1 ngày trướcHình ảnh một con khỉ trần trụi, không lông như loài "ngoài hành tinh" ở khu danh thắng Baidi Cheng, Trùng Khánh, đang gây sốt trên khắp các nền tảng mạng xã hội của "quốc gia tỷ dân".
-
1 ngày trướcLần đầu nếm thử món bún ngan ở Hà Nội, nữ du khách Nhật không chỉ bất ngờ vì hương vị thơm ngon mà còn cảm thấy sức khỏe được cải thiện rõ.
-
2 ngày trướcNhững bức ảnh này đang khiến concert Anh Trai Say Hi vấp phải tranh cãi.
-
2 ngày trướcBên cạnh việc giữ ấm cơ thể và tập luyện thể dục đều đặn, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe trong mùa đông. Có một số loại thực phẩm, tuy ngon miệng nhưng lại không tốt cho sức khỏe trong mùa đông.
-
2 ngày trước"OK" là cách nói đồng ý thông dụng trên toàn thế giới, bạn có biết đây là viết tắt của từ nào và bắt nguồn từ đâu?
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
-
1 giờ trước
-
1 giờ trước
-
2 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
7 ngày trước
-
7 ngày trước