Ăn Tết kiểu của tôi thì chỉ có "tểnh tềnh tênh" và sung sướng
Chị em cứ than thở ghét Tết, sợ Tết, cứ thử đón Tết theo cách của tôi xem có sướng không nào?
Khổ bao nhiêu năm mà không biết rút ra kinh nghiệm và thay đổi kiểu cách ăn Tết đi. Cho tôi hỏi chút là quê chị ở đâu mà vẫn nặng cổ hủ lạc hậu vậy? Tết có phải chỉ để ăn đâu mà lúc nào cũng lúi húi trong bếp nấu với nướng? Tết là khoảng thời gian thư giãn, vui vẻ và đầm ấm bên gia đình, sao cứ vơ việc vào người cho khổ thân vậy? Cứ như tôi đây này, giờ nhẹ "tểnh tềnh tênh", Tết đến là vui như mở hội.
Tôi làm dâu đến nay đã 5 năm, trong một gia đình truyền thống miền Bắc. Suốt 3 năm đầu, tôi cũng chẳng khác các chị em đang ngồi than thở sợ Tết, ghét Tết là mấy. Cũng như các chị em đang than thở giáp Tết này, những năm ấy, Tết là lúc tôi dành phần nhiều thời gian cho việc bếp núc, nấu nướng, nhiều đến mức, chẳng có thời gian mà ngủ hay nghỉ ngơi, thư giãn xem phim nữa.
Để kể cho nghe. Từ qua rằm tháng Chạp, tôi đã phải tăm tia đặt một loạt hàng khô, nào miến, nào măng, mộc nhĩ nấm hương, tôm khô, bóng bì, bánh đa nem… loại 1 để dành cho Tết.
Ngày ông Công ông Táo, tôi phải đi chợ từ hôm trước, vơ sẵn các loại nguyên liệu, ngâm sẵn bóng, ninh sẵn măng, móng giò, đêm lại ngồi còng lưng hơn 2 tiếng để trộn nguyên liệu, gói nem, rán sơ để sáng hôm sau dậy sớm bày biện mâm cúng phụ mẹ chồng, đủ đầy các món truyền thống, có lẽ như trăm năm trước các cụ vẫn ăn: gà luộc, canh măng, canh bóng thả, nem rán, đĩa xào, miến nấu lòng gà, nộm su hào, bánh chưng, xôi gấc.
Tôi đã thuyết phục được mẹ chồng ăn Tết kiểu mới. (Ảnh minh họa)
Xong ngày ông Công ông Táo lại đến guồng quay “săn” bánh chưng, mứt Tết, bưởi thơm, chuối đẹp, các hoa quả để bày cúng gia tiên, là đặt dăm con gà, chục cân thịt, sườn, chân giò để biên các món, tai, mũi, lưỡi lợn để làm giò xào, vài cân thịt bò, vài cây giò lụa, rồi dưa hành, bánh trái, chè thơm… Chao ôi đủ thứ phải lo, phải nghĩ để bày biện. Đến tầm 28, 29 tháng Chạp, tủ lạnh ngăn trên ngăn dưới chật cứng thức ăn, chẳng còn chỗ trống.
Đến hôm chính thức được “nghỉ” Tết cũng là khi tôi với chồng quay cuồng đi biếu quà Tết các bác các chú ở quê, xong lại về “chiến đấu” với những mâm cỗ ở nhà, hì hục cắt thái nguyên liệu làm giò xào, ninh măng, gù lưng ngồi cuốn vài trăm cái nem… Từ sau bữa cúng giao thừa, ngày nào cũng túi bụi cơm với nước, cơm sáng mùng 1, mùng 2, mùng 3, chưa kể bữa trưa bữa tối, rồi hóa vàng, rồi khách nào đến chúc Tết cũng bày biện cơm mời.
Mẹ chồng tôi là người kiểu cổ, để thuyết phục bà thay đổi hoàn toàn nếp cũ chẳng dễ, vì bà bảo: Gì thì thì, Tết vẫn phải mâm cao cỗ đầy, vẫn phải đủ món theo đúng lệ bộ các cụ. Bà nói cũng có lý, cách tân gì thì cách tân, cũng không thể cúng các cụ bằng đồ hộp, dăm bông, thịt xông khói, bánh mì… được. Tôi chọn giải pháp ôn hòa: mâm cơm cúng giao thừa, sáng mùng 1 và ngày hóa vàng, cơm nước sẽ đúng lệ các cụ, nhưng “giảm tải” lượng đạm và đồ béo ngấy đi, thêm rau; còn thức ăn của con cháu và đồ mời khách sẽ theo thực đơn kiểu mới.
Thêm vào đó, để giảm tải thời gian chuẩn bị chợ búa, cơm nước, nhà tôi chỉ làm gà luộc, còn các món mất thời gian chế biến như nem, giò xào, canh măng, tôi đặt mua của một cơ sở chế biến thức ăn homemade có uy tín. Giá cả đương nhiên đắt hơn, nhưng do tiết kiệm được thời gian và cách đóng gói của họ hợp lý, chất lượng thức ăn cũng tốt, ăn bữa nào hết bữa đó nên tính ra cũng khá tiết kiệm so với tự chuẩn bị.
Đó là phần đồ cúng. Còn đồ ăn đãi khách, tôi gợi ý với mẹ giản tiện chuyện đụng bát đụng đũa, vì giờ ai cũng bận, chẳng có thời gian ngồi lâu, mình bày vẽ cơm nước cũng sẽ làm khó họ.
Bà đồng ý “thử” một năm xem thế nào, nếu không ổn thì năm nay lại theo cách truyền thống. Nhà tôi không thích đồ hộp, thịt nguội cho lắm, nên tôi chọn mua các loại lạp xưởng dân tộc, thịt nai khô, trâu gác bếp, đùi gà hun khói; thức uống thì mua rượu vang, trà sữa, café, rồi các loại hạt khô, mứt Tết.
Vậy là, năm ngoái, khi khách đến nhà ngày Tết, thay vì bắt họ ăn những món ăn giống nhau từ nhà này sang nhà khác, tôi cho lạp xưởng vào lò nướng trong khi pha đồ uống theo ý thích của họ. Đồ uống xong cũng là lúc thức ăn được, tôi bày thêm nai khô, trâu gác bếp, đùi gà hun khói và các loại hoạt, kèm theo đĩa dưa chuột chống ngấy và đĩa khoai rán cho bọn trẻ nữa, thế là đủ cho một buổi chuyện trò tiếp khách thân mật.
Đấy là với khách đến chúc Tết. Còn khách theo diện người nhà, họ hàng anh em thân thiết, đến ăn cơm, nhà tôi vẫn đãi cỗ thịnh soạn như thường. Bên cạnh mấy món chế biến sẵn mà tôi kể, cơm Tết nhà tôi cũng có phần phá cách hơn.
Ăn Tết như vậy đúng là nhàn tênh phải không chị em? (Ảnh minh họa)
Thịt gà luộc – cái món mâm nào cũng phải có nhưng không mấy ai ăn, thắp hương xong, tôi đem ra xé nhỏ, phần để trộn nộm cùng hoa chuối hoặc bắp cải, rau răm, phần để làm miến trộn (thay vì miến nấu). Nước luộc gà, thay vì nấu canh bóng thả như mọi năm, tôi đem ra làm nước lẩu, thêm rau củ thật nhiều, ít tôm, thịt bò, cá, đậu phụ… thả vào, thế là được một món để lai rai, vừa nhanh vừa tiện.
Nhờ áp dụng “chính sách” mới linh hoạt, Tết năm ngoái của tôi nhàn hơn hẳn, không đầu bù tóc rối như mấy năm trước, có nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, thăm hỏi bà con bạn bè hơn. Phần chi phí, tính ra thậm chí còn tiết kiệm hơn mọi năm, vì cỗ bày ra bao nhiêu, mọi người ăn hết bấy nhiêu, không còn thực phẩm thừa ê hề chất trong tủ lạnh cả chục ngày như trước.
Điều thành công nhất có lẽ là thuyết phục được mẹ chồng tôi. Thấy cả hai mẹ con đều nhàn hơn, khách khứa đến nhà chẳng trách gia chủ tiếp đón không nồng hậu như bà lo, trái lại, còn thích thú vì được thưởng thức mấy món ăn lạ, không “nặng” bụng, bà khoái lắm. Vui hơn nữa là ngày nào cả nhà cũng được ăn các món mới, đổi bữa liên tục, ngon miệng mà vẫn “sang chảnh” như bà muốn.
Từ “thí điểm” năm ngoái thành công, mẹ chồng tôi bảo, từ năm nay, bà sẽ để tôi thu xếp Tết tương tự thế, để nhàn mẹ sướng con, hai mẹ con bớt được khoản lọ mọ dậy sớm đi chợ, nấu nướng, mà khách khứa cũng vui vẻ. Năm nay, bà còn lên kế hoạch sẽ đi thăm thú các chùa, còn bảo vợ chồng tôi: “Hóa vàng vào mùng 3 con nhé, sau đó hai đứa đặt vé đi đâu chơi mấy hôm cho thằng Tũn (con trai tôi) biết đó biết đây”.
Một cái Tết như vậy, đâu đến nỗi bi kịch như chị em kể, nhỉ?
Tôi làm dâu đến nay đã 5 năm, trong một gia đình truyền thống miền Bắc. Suốt 3 năm đầu, tôi cũng chẳng khác các chị em đang ngồi than thở sợ Tết, ghét Tết là mấy. Cũng như các chị em đang than thở giáp Tết này, những năm ấy, Tết là lúc tôi dành phần nhiều thời gian cho việc bếp núc, nấu nướng, nhiều đến mức, chẳng có thời gian mà ngủ hay nghỉ ngơi, thư giãn xem phim nữa.
Để kể cho nghe. Từ qua rằm tháng Chạp, tôi đã phải tăm tia đặt một loạt hàng khô, nào miến, nào măng, mộc nhĩ nấm hương, tôm khô, bóng bì, bánh đa nem… loại 1 để dành cho Tết.
Ngày ông Công ông Táo, tôi phải đi chợ từ hôm trước, vơ sẵn các loại nguyên liệu, ngâm sẵn bóng, ninh sẵn măng, móng giò, đêm lại ngồi còng lưng hơn 2 tiếng để trộn nguyên liệu, gói nem, rán sơ để sáng hôm sau dậy sớm bày biện mâm cúng phụ mẹ chồng, đủ đầy các món truyền thống, có lẽ như trăm năm trước các cụ vẫn ăn: gà luộc, canh măng, canh bóng thả, nem rán, đĩa xào, miến nấu lòng gà, nộm su hào, bánh chưng, xôi gấc.
Tôi đã thuyết phục được mẹ chồng ăn Tết kiểu mới. (Ảnh minh họa)
Xong ngày ông Công ông Táo lại đến guồng quay “săn” bánh chưng, mứt Tết, bưởi thơm, chuối đẹp, các hoa quả để bày cúng gia tiên, là đặt dăm con gà, chục cân thịt, sườn, chân giò để biên các món, tai, mũi, lưỡi lợn để làm giò xào, vài cân thịt bò, vài cây giò lụa, rồi dưa hành, bánh trái, chè thơm… Chao ôi đủ thứ phải lo, phải nghĩ để bày biện. Đến tầm 28, 29 tháng Chạp, tủ lạnh ngăn trên ngăn dưới chật cứng thức ăn, chẳng còn chỗ trống.
Đến hôm chính thức được “nghỉ” Tết cũng là khi tôi với chồng quay cuồng đi biếu quà Tết các bác các chú ở quê, xong lại về “chiến đấu” với những mâm cỗ ở nhà, hì hục cắt thái nguyên liệu làm giò xào, ninh măng, gù lưng ngồi cuốn vài trăm cái nem… Từ sau bữa cúng giao thừa, ngày nào cũng túi bụi cơm với nước, cơm sáng mùng 1, mùng 2, mùng 3, chưa kể bữa trưa bữa tối, rồi hóa vàng, rồi khách nào đến chúc Tết cũng bày biện cơm mời.
Mẹ chồng tôi là người kiểu cổ, để thuyết phục bà thay đổi hoàn toàn nếp cũ chẳng dễ, vì bà bảo: Gì thì thì, Tết vẫn phải mâm cao cỗ đầy, vẫn phải đủ món theo đúng lệ bộ các cụ. Bà nói cũng có lý, cách tân gì thì cách tân, cũng không thể cúng các cụ bằng đồ hộp, dăm bông, thịt xông khói, bánh mì… được. Tôi chọn giải pháp ôn hòa: mâm cơm cúng giao thừa, sáng mùng 1 và ngày hóa vàng, cơm nước sẽ đúng lệ các cụ, nhưng “giảm tải” lượng đạm và đồ béo ngấy đi, thêm rau; còn thức ăn của con cháu và đồ mời khách sẽ theo thực đơn kiểu mới.
Thêm vào đó, để giảm tải thời gian chuẩn bị chợ búa, cơm nước, nhà tôi chỉ làm gà luộc, còn các món mất thời gian chế biến như nem, giò xào, canh măng, tôi đặt mua của một cơ sở chế biến thức ăn homemade có uy tín. Giá cả đương nhiên đắt hơn, nhưng do tiết kiệm được thời gian và cách đóng gói của họ hợp lý, chất lượng thức ăn cũng tốt, ăn bữa nào hết bữa đó nên tính ra cũng khá tiết kiệm so với tự chuẩn bị.
Đó là phần đồ cúng. Còn đồ ăn đãi khách, tôi gợi ý với mẹ giản tiện chuyện đụng bát đụng đũa, vì giờ ai cũng bận, chẳng có thời gian ngồi lâu, mình bày vẽ cơm nước cũng sẽ làm khó họ.
Bà đồng ý “thử” một năm xem thế nào, nếu không ổn thì năm nay lại theo cách truyền thống. Nhà tôi không thích đồ hộp, thịt nguội cho lắm, nên tôi chọn mua các loại lạp xưởng dân tộc, thịt nai khô, trâu gác bếp, đùi gà hun khói; thức uống thì mua rượu vang, trà sữa, café, rồi các loại hạt khô, mứt Tết.
Vậy là, năm ngoái, khi khách đến nhà ngày Tết, thay vì bắt họ ăn những món ăn giống nhau từ nhà này sang nhà khác, tôi cho lạp xưởng vào lò nướng trong khi pha đồ uống theo ý thích của họ. Đồ uống xong cũng là lúc thức ăn được, tôi bày thêm nai khô, trâu gác bếp, đùi gà hun khói và các loại hoạt, kèm theo đĩa dưa chuột chống ngấy và đĩa khoai rán cho bọn trẻ nữa, thế là đủ cho một buổi chuyện trò tiếp khách thân mật.
Đấy là với khách đến chúc Tết. Còn khách theo diện người nhà, họ hàng anh em thân thiết, đến ăn cơm, nhà tôi vẫn đãi cỗ thịnh soạn như thường. Bên cạnh mấy món chế biến sẵn mà tôi kể, cơm Tết nhà tôi cũng có phần phá cách hơn.
Ăn Tết như vậy đúng là nhàn tênh phải không chị em? (Ảnh minh họa)
Thịt gà luộc – cái món mâm nào cũng phải có nhưng không mấy ai ăn, thắp hương xong, tôi đem ra xé nhỏ, phần để trộn nộm cùng hoa chuối hoặc bắp cải, rau răm, phần để làm miến trộn (thay vì miến nấu). Nước luộc gà, thay vì nấu canh bóng thả như mọi năm, tôi đem ra làm nước lẩu, thêm rau củ thật nhiều, ít tôm, thịt bò, cá, đậu phụ… thả vào, thế là được một món để lai rai, vừa nhanh vừa tiện.
Nhờ áp dụng “chính sách” mới linh hoạt, Tết năm ngoái của tôi nhàn hơn hẳn, không đầu bù tóc rối như mấy năm trước, có nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, thăm hỏi bà con bạn bè hơn. Phần chi phí, tính ra thậm chí còn tiết kiệm hơn mọi năm, vì cỗ bày ra bao nhiêu, mọi người ăn hết bấy nhiêu, không còn thực phẩm thừa ê hề chất trong tủ lạnh cả chục ngày như trước.
Điều thành công nhất có lẽ là thuyết phục được mẹ chồng tôi. Thấy cả hai mẹ con đều nhàn hơn, khách khứa đến nhà chẳng trách gia chủ tiếp đón không nồng hậu như bà lo, trái lại, còn thích thú vì được thưởng thức mấy món ăn lạ, không “nặng” bụng, bà khoái lắm. Vui hơn nữa là ngày nào cả nhà cũng được ăn các món mới, đổi bữa liên tục, ngon miệng mà vẫn “sang chảnh” như bà muốn.
Từ “thí điểm” năm ngoái thành công, mẹ chồng tôi bảo, từ năm nay, bà sẽ để tôi thu xếp Tết tương tự thế, để nhàn mẹ sướng con, hai mẹ con bớt được khoản lọ mọ dậy sớm đi chợ, nấu nướng, mà khách khứa cũng vui vẻ. Năm nay, bà còn lên kế hoạch sẽ đi thăm thú các chùa, còn bảo vợ chồng tôi: “Hóa vàng vào mùng 3 con nhé, sau đó hai đứa đặt vé đi đâu chơi mấy hôm cho thằng Tũn (con trai tôi) biết đó biết đây”.
Một cái Tết như vậy, đâu đến nỗi bi kịch như chị em kể, nhỉ?
Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ
-
25 phút trướcChi tiết lịch thi đấu vòng bán kết AFF Cup 2024 (ASEAN Cup) mới nhất: Đội tuyển Việt Nam gặp Singapore 2 trận.
-
40 phút trướcBình luận viên Vũ Quang Huy cho rằng Nguyễn Xuân Son vẫn chưa thể hiện hết khả năng sau màn ra mắt ấn tượng trong màu áo đội tuyển Việt Nam.
-
53 phút trướcSau khi kết thúc trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Myanmar, ống kính máy quay trên sân vô tình bắt được khoảnh khắc cầu thủ Xuân Son và Soe Moe Kyaw (ĐT Myanmar) có những trao đổi ngay trên sân.
-
2 giờ trướcHành động thể hiện cặp đôi này đang hạnh phúc thế nào.
-
3 giờ trướcKhông chỉ nam TikToker này mà dân mạng xem xong cũng rất thích thú trước món quà của Lê Tuấn Khang.
-
12 giờ trướcTikTok sẽ bị cấm ở Albania trong ít nhất một năm.
-
13 giờ trướcKhi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi ngoại tình.
-
14 giờ trướcHot girl xinh đẹp và nam streamer nói chuyện thoải mái vui vẻ.
-
18 giờ trướcBáo Hàn Quốc khen Xuân Son, đánh giá tuyển Việt Nam do HLV Kim Sang Sik dẫn dắt, vào bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) ấn tượng, có thể đấu Thái Lan ở chung kết.
-
1 ngày trướcChuẩn bị đón Giáng sinh, MC Diệp Chi trang trí căn hộ bằng một cây thông tươi lung linh ngập sắc đỏ và vàng.
-
1 ngày trướcTừng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ.
-
2 ngày trướcSau 10 năm trúng xổ số 108 triệu Bảng Anh (hơn 3.435 tỷ đồng), người đàn ông cho biết cuộc sống rất nhàm chán, khác xa tưởng tượng.
-
2 ngày trướcChỉ nhớ rằng bản thân từng đóng phim nhưng chưa một lần xem lại, sau hơn 20 năm, cậu bé ngày đó giờ đã có quá nhiều thay đổi.
-
2 ngày trướcNam tiktoker thường xuất hiện với tạo hình giả gái trong các video, nhưng mới đây Long Chun đã khiến cộng đồng mạng "sốc ngã ngửa" khi thông báo có con gái đầu lòng.
-
2 ngày trướcSau cuốc xe đáng nhớ với Sơn Tùng M-TP, nam tài xế xích lô đến từ Nam Định đã nhận về bất ngờ khiến không ít người thích thú.
-
2 ngày trướcTiền đạo Nguyễn Xuân Son cho biết anh tập hát Quốc ca Việt Nam mỗi ngày trước trận đấu giữa Việt Nam và Myanmar.
-
2 ngày trướcBữa cơm mà Mai Ngọc chia sẻ trên trang cá nhân rất đơn giản, thanh đạm nhưng đủ chất.
-
2 ngày trướcHLV Myo Hlaing Wincho biết, Myanmar tập trung nghiên cứu cả đội tuyển Việt Nam chứ không dành sự quan tâm riêng với tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son.
-
2 ngày trướcĐội tuyển Indonesia sẽ không có được sự phục vụ của trung vệ trị giá 350.000 euro (khoảng 9 tỷ đồng).
Tin tức mới nhất
-
8 phút trước
-
20 phút trước
-
25 phút trước
-
25 phút trước
-
40 phút trước
-
45 phút trước