Áp lực thi đại học và những cái chết trẻ ở Hàn Quốc
Một số chuyên gia tâm lý, giáo dục cho rằng áp lực phải đạt điểm cao trong kỳ thi đại học để vào trường danh tiếng là nguyên nhân khiến tỷ lệ người trẻ tự tử cao ở Hàn Quốc.
Sáng 15/11, Ko Eun-suh, 18 tuổi, cùng gần 600.000 thí sinh ở Hàn Quốc bước vào kỳ thi được cho là khốc liệt nhất trong đời. Đây là lần đầu Eun-suh dự Suneung - kỳ thi tuyển sinh đại học ở Hàn Quốc.
“Suneung là cánh cửa hướng tới tương lai rất quan trọng. Ở Hàn Quốc, học đại học rất quan trọng. Đó là lý do chúng em dành 12 năm để chuẩn bị cho hôm nay. Em biết một số người thậm chí thi đại học đến 5 lần”, nữ sinh 18 tuổi cho biết.
Tháng 11 hàng năm, Suneung diễn ra, khiến cả nước như ngừng lại trong một ngày.
Ngày căng thẳng
Bầu không khí yên tĩnh bao trùm Seoul khi các cửa hàng đóng cửa, ngân hàng ngừng hoạt động, thị trường chứng khoán bắt đầu phiên giao dịch muộn hơn một giờ. Công trường tạm nghỉ, máy bay không cất cánh và diễn tập quân sự cũng hoãn lại. Thỉnh thoảng, sự tĩnh lặng bị phá vỡ bởi tiếng còi xe cảnh sát chở thí sinh đến muộn.
Phòng ngủ của Eun-suh biến thành phòng tự học trong hơn 12 năm qua. Ảnh: BBC.
Hàng loạt phụ huynh đến chùa hoặc nhà thờ, mang theo ảnh chụp con mình, quỳ xuống cầu nguyện. Gương mặt họ không giấu nổi vẻ căng thẳng, âu lo. Kỳ thi quá quan trọng với tương lai của học sinh. Vì thế, không ít người nỗ lực cho đến khi vào được trường ưng ý.
Lee Jin-yeong, 20 tuổi, phải thi hai lần mới trúng tuyển đại học. Với cô, Suneung sẽ mãi là kỷ niệm khó phai. “Một tuần trước ngày thi, em tập thức dậy lúc 6h30 để đầu óc tỉnh táo nhất. Em liên tục tự động viên mình đã làm rất tốt, giờ chỉ cần thể hiện hết khả năng”, nữ sinh nhớ lại.
Năm ngoái, 7h30, cô đến trường thi trong không khí sôi động. Đám đông sinh viên năm nhất đứng ở cổng trường, hát hò, cổ vũ, phát bánh gạo nếp cho các thí sinh. Nhưng một khi bước qua cánh cổng, bầu không khí chuyển biến đột ngột, yên tĩnh tuyệt đối.
Bên trong cổng trường, giám thị kiểm tra đảm bảo thí sinh không mang các vật dụng trái quy định vào trường thi. “Mọi người yên lặng quá mức. Thầy cô thậm chí đi giày thể thao để không tạo ra tiếng động, tránh ảnh hưởng thí sinh”, Lee Jin-yeong kể.
Kỳ thi được thực hiện nghiêm túc từ khâu ra đề đến khi công bố kết quả. Vào tháng 9, khoảng 500 giáo viên trên cả nước được chọn. Họ tập trung tại một địa điểm bí mật ở tỉnh miền núi Gangwon. Trong một tháng, họ giao nộp điện thoại, cắt đứt liên lạc với bên ngoài.
Eun-suh vẫn còn nhớ thầy giáo cũ dạy môn tiếng Trung Quốc từng được chọn ra đề thi. Ông nói với mọi người mình đi du lịch. Nhiều giáo viên tưởng ông nghỉ hưu khi không thể liên lạc trong một tháng.
Không khí căng thẳng vây chặt học sinh lớp 12 suốt một năm và lên đến đỉnh điểm khi kỳ thi cận kề. Jin-yeong chia sẻ đến giờ, cô vẫn chưa quên được cảm giác bồn chồn trong kỳ thi năm ngoái. Đề thi rất khó. Làm xong bài quốc ngữ, cô rất sốc. Câu hỏi cuối, cô thậm chí không kịp đọc, chỉ đoán đáp án.
Điểm thi của sĩ tử được công bố trên trang web chính thức sau đó một tháng. Nhưng ngay sau khi kỳ thi kết thúc, nhiều trang đưa ra bài giải tham khảo. Thí sinh căn cứ đó để đoán điểm số và khả năng trúng tuyển. Đó là cách Jin-yeong biết mình trượt.
“Trái tim em dường như tan vỡ. Em chỉ muốn tan vào đất và biến mất hoàn toàn khỏi cuộc đời”, nữ sinh 20 tuổi nhớ lại. Năm tiếp đó, cô thi lại và đủ điểm vào đại học.
Chuẩn bị 12 năm cho một ngày thi
Không chỉ Lee Jin-yeong, hầu hết người Hàn Quốc đều phải trải qua “cuộc chiến sinh tử” khốc liệt Suneung. Đây là một trong những nước có dân trí cao trên thế giới. 1/3 số người thất nghiệp đã tốt nghiệp đại học.
Suneung là cuộc chiến hầu hết người Hàn Quốc phải vượt qua để thành công. Ảnh: Korea Herald.
Với tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao nhất trong thập kỷ qua, việc vào trường tốt đã không còn quá khó bởi phần lớn đều hướng tới mục tiêu cao hơn - trúng tuyển nhóm trường hàng đầu SKY (ĐH Quốc gia Seoul, ĐH Hàn Quốc, ĐH Yonsei). Vì thế, 70% học sinh tốt nghiệp trung học ở Hàn Quốc vào đại học nhưng chưa đến 2% trong số đó trúng tuyển SKY.
“Nếu muốn được công nhận, có thể thực hiện ước mơ, bạn phải vào một trong 3 trường đó. Mọi người đánh giá bạn bằng việc bạn tốt nghiệp trường nào”, Eun-suh cho biết.
Việc theo học SKY cũng là một trong những cách tốt nhất để đặt chân đến những tập đoàn hàng đầu như LG, Hyundai, SK, Lotte, Samsung. Lee Do-hoon, giáo sư Xã hội học tại ĐH Yonsei, cho biết: “Hàng năm, báo chí thống kê có bao nhiêu luật sư, thẩm phán, tổng giám đốc tốt nghiệp từ SKY. Nó khiến nhiều người nghĩ rằng chỉ cần vào SKY, họ có thể tìm được việc tốt. Đó là lý do nhiều phụ huynh và học sinh tha thiết theo học 3 trường này. Nhưng cơ hội làm việc tại các tập đoàn lớn thường rất ít”.
GS Lee giải thích việc tốt nghiệp từ một trường tốt không phải sự đảm bảo tuyệt đối. Cuộc chiến việc làm rất tàn khốc. Nhưng dù sao, sinh viên SKY vẫn có lợi thế hơn ứng viên từ các trường khác. Khi tương lai ngày càng phụ thuộc kết quả một kỳ thi, cuộc đua vào trường hàng đầu gay cấn hơn.
Từ năm 4 tuổi, Eun-suh bắt đầu chuẩn bị cho Suneung. Trong suốt thời đi học, cô đến trường từ 7h30, tự học trước khi vào lớp lúc 9h. Việc học kéo dài đến 17h. Buổi tối, Eun-suh lại tới trung tâm học thêm đến gần nửa đêm.
Cô học thêm 6 buổi trong tuần cho các môn Toán, Tiếng Anh. Cuối tuần, cô tự học trong phòng tối để tránh bị phân tâm. Đây cũng là lịch trình của rất nhiều học sinh tại Hàn Quốc. Theo BBC, khoảng 80% học sinh nước này theo học tại các trung tâm.
Sinh ít, tự tử nhiều
Suneung từng được coi là nguồn lực cho dịch chuyển xã hội, cách để học sinh nghèo tiếp cận giáo dục đại học. Tuy nhiên, việc phải chi trả hàng nghìn won mỗi tháng cho các trung tâm học thêm khiến gia đình nghèo ngày càng tụt lại phía sau.
Các chuyên gia cho rằng áp lực từ Suneung là một trong những lý do chính khiến Hàn Quốc có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, khi các gia đình sinh ít con để tập trung đầu tư tốt hơn.
Người Hàn Quốc phải học tập căng thẳng từ nhỏ và luôn trong tình trạng cạnh tranh với bạn. Ảnh: Getty.
Chính phủ nỗ lực nhiều nhằm giảm áp lực cho học sinh với quy định các trung tâm không được hoạt động sau 22h hay dạy trước chương trình. Tuy nhiên, GS Lee nhận định những nỗ lực này không đủ. Việc cho con học thêm đã thành thói quen và phụ huynh đinh ninh càng đầu tư nhiều, con họ càng có cơ hội trúng tuyển trường danh giá.
Ngoài ra, Suneung cũng bị chỉ trích ảnh hưởng sức khỏe tinh thần của học sinh. TS Kim Tae-hyung, nhà tâm lý học ở Seoul, cho biết trẻ em Hàn Quốc bị ép học quá nhiều và luôn trong tình trạng phải cạnh tranh với bạn.
“Các em trưởng thành trong cô độc, vùi đầu vào học. Lối sống biệt lập này gây ra chứng trầm cảm và là nguyên nhân chính dẫn đến tự tử”, ông nói.
Tự tử được cho là nguyên nhân chính gây ra cái chết của người trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 30 ở Hàn Quốc. Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nước này cũng có tỷ lệ thiếu niên từ 11 đến 15 tuổi mắc chứng trầm cảm cao trong các quốc gia phát triển trên thế giới.
TS Kim cho biết áp lực thành đạt khiến trẻ em cảm thấy âu lo từ nhỏ. Thậm chí, những học sinh lớp 1 đã nói về công việc nào mang lại thu nhập cao nhất.
Cùng quan điểm, GS Lee cho rằng sự ám ảnh đối với thành tích học tập cùng tình trạng thất nghiệp gia tăng khiến giới trẻ nước này phải nỗ lực không ngừng.
Khoảng cách nghiệt ngã giữa kỳ vọng cao về tương lai và thực tế cơ hội việc làm dẫn đến tỷ lệ tự tử cao. Người trẻ cũng thiếu kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
Những năm qua, chính phủ Hàn Quốc nỗ lực giảm áp lực thi cử thông qua việc cho phép học sinh kiếm điểm vào đại học bằng cách khác như làm hướng dẫn viên hay tình nguyện viên. Dù vậy, Eun-suh cảm thấy phương pháp này chỉ khiến học sinh thêm áp lực.
Nữ sinh giải thích có nhiều cách kiếm điểm khiến học sinh bối rối, phải lo lắng thêm nhiều chuyện. Họ lại ép bản thân vừa đạt điểm tốt trong các kỳ thi vừa dành thời gian để tham gia hoạt động ngoại khóa.
Suneung chỉ diễn ra trong một ngày. Khoảng 2-3 ngày sau, cô sẽ biết mình có thể trúng tuyển trường SKY không. Trong những ngày căng thẳng này, cô cần học cách kiềm chế cảm xúc.
Nữ sinh không giấu bản thân khá “mong manh”, luôn suy sụp khi không thi tốt ở trường. Nỗi sợ hãi tăng gấp bội khi lần này, cô phải cạnh tranh điểm số với thí sinh cả nước. Nhưng Jin-yeong, hiện là sinh viên, lại có cái nhìn khác hơn về Suneung.
“Trên YouTube, người nước ngoài cố giải các câu hỏi trong kỳ thi, họ cảm thấy đề quá khó. Tôi biết với người ngoài cuộc, chúng thực sự khó. Thực tế, chúng không đáng sợ đến thế. Tôi ước họ sẽ khâm phục chúng tôi thay vì thương hại”, nữ sinh 20 tuổi chia sẻ.
Theo Zing
-
1 giờ trướcRumeysa Gelgi cao 2,15 mét, mới đây đã gặp và kết bạn với người phụ nữ chỉ cao bằng 1/3 mình; hai người đều giữ kỷ lục thế giới về chiều cao cơ thể.
-
2 giờ trướcKhông kinh doanh khởi nghiệp, cũng chẳng đầu tư, làm thế nào mà những bạn trẻ này kiếm được tiền trăm triệu mỗi tháng?
-
3 giờ trướcMC Huyền Châu đã rời VTV từ năm 2021, sau 16 năm gắn bó để tìm kiếm những cơ hội và trải nghiệm mới ngoài lĩnh vực truyền. Nữ MC dành nhiều thời gian cho việc trau dồi và chia sẻ kiến thức.
-
4 giờ trướcBabyboo - bạn gái HIEUTHUHAI đang là cô gái được cộng đồng mạng nhắc đến nhiều.
-
6 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
6 giờ trướcNhững ngày vừa qua, hình ảnh chiếc ô tô nằm trên mái cổng một gia đình ở Biên Hoà (Đồng Nai) đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
-
7 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
7 giờ trướcKhông hiểu người sử dụng "đối phó" với chiếc giường này như thế nào.
-
8 giờ trướcKhá nhiều trụ cột ở đội 1 của tuyển Indonesia có thể xuất hiện ở đội hình xuất phát khi chạm trán tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024.
-
12 giờ trướcTác phẩm nghệ thuật ý niệm mang tên "Comedian" (Diễn viên hài) với một quả chuối được dán băng dính lên tường vừa được bán cho một đại gia Trung Quốc với giá 156 tỷ đồng.
-
23 giờ trướcKhông hổ danh chồng quốc dân mỗi lần xuất hiện đều khiến dân mạng xuýt xoa.
-
1 ngày trướcNgười đàn ông Mỹ trúng giải độc đắc 650 nghìn USD (hơn 16 tỷ đồng) nhờ chọn vé số liên quan đến các ngày kỷ niệm với vợ quá cố, nhân ngày giỗ của bà.
-
1 ngày trướcMột khu phố ở Nepal trở nên náo loạn khi một con tê giác rất to xuất hiện và hùng hục đuổi theo người đang đi xe máy trên đường, khiến người này phải quăng cả xe mà bỏ chạy. Đoạn video tê giác đuổi người đã được xem gần 183 triệu lượt, nhiều cư dân mạng nói họ cũng “thót tim” khi nhìn cảnh này.
-
1 ngày trướcBị nhận xét "xinh đẹp, tài năng nhưng bạc phận", MC Mai Ngọc lên tiếng nói rõ về quan điểm sống hậu ly hôn gây chú ý.
-
1 ngày trướcHồng Thanh và bạn gái mới đang bị bàn tán xôn xao sau khi công bố chuyện tình cảm.
-
1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
1 ngày trướcPhía nhãn hàng phản hồi Tun Phạm đọc sai tên thương hiệu trong clip booking quảng cáo sản phẩm nên mong muốn nam TikToker thực hiện lại clip. Thế nhưng, thay vì đáp ứng yêu cầu của nhãn hàng, trợ lý của Tun Phạm lại khiến nhiều người bất ngờ vì thẳng thừng từ chối.
-
1 ngày trướcMột người phụ nữ không khai báo một số món đồ trong hành lý của mình tại sân bay ở Singapore, bao gồm mấy con búp bê Labubu, đã bị Hải quan Singapore phạt mức cao nhất, đến gần 100 triệu đồng.
-
1 ngày trướcKhông ai tin rằng có một ngày Hoàng tử William của Hoàng gia Anh lại xuất hiện trên TikTok. Video có William đã được xem hơn 4 triệu lượt chỉ trong một ngày. Vì lý do gì mà William lại thực hiện video bất ngờ này?
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
10 ngày trước