Biến chứng khôn lường với mốt tiêm Filler dởm

Trên mạng xã hội, người ta có thể thấy nhan nhản những tiệm thẩm mỹ mới mở, mọc lên như nấm và cũng đang ra sức quảng cáo cho hình thức thẩm mỹ làm đẹp không can thiệp dao kéo này.

Chưa bao giờ, thị trường làm đẹp bằng những mũi tiêm Filler (chất làm đầy) lại trở nên sôi động như bây giờ. Không chỉ đóng vai trò nâng mũi như năm ngoái, hiện việc tiêm chất làm đầy Filler - thực chất là tên gọi chung cho những hoạt chất khác nhau, như Collagen dạng tiêm, Acid hyaluronic (Restylane, Perlane, Teoxane, Prevelle…) còn được sử dụng rất nhiều trong việc độn cằm, làm môi trái tim, hoặc làm đầy má bị hóp. Trong đó sản phẩm chính hãng mang thương hiệu Restylane là cái tên được nhắc đến nhiều nhất hiện nay.

Nếu như năm ngoái, phái đẹp còn cảm thấy e dè khi để một mũi tiêm tác động lên chính gương mặt mình, thì năm nay phải nói là năm bùng phát của dịch vụ tiêm chất làm đầy ở khắp nơi. Tại các spa, các cơ sở làm đẹp tư nhân dù không hề có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh của chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ cũng tự tin nhận khách tiêm cằm, môi, mũi. Trên mạng xã hội, người ta có thể thấy nhan nhản những tiệm thẩm mỹ mới mở, mọc lên như nấm và cũng đang ra sức quảng cáo cho hình thức thẩm mỹ làm đẹp không can thiệp dao kéo này. Thực chất, spa là nơi làm đẹp đơn thuần như tắm trắng, triệt lông, trị mụn, massage mặt..., nhưng lại được chủ biến hóa thành nơi tiêm filler một cách hết sức dễ dàng.

Tại những cơ sở thẩm mỹ đang quảng cáo nhan nhản trên mạng xã hội ấy, chủ tiệm thường khẳng định mình đã thuê, mời các bác sĩ đầu ngành từ những bệnh viện lớn nhất trên cả nước, hoặc mời bác sĩ từ nước ngoài với tay nghề "không thể giỏi hơn". Tuy nhiên, có một thực tế là rất khó kiểm tra họ có phải bác sĩ có chuyên ngành thẩm mỹ hay chỉ là những "tay ngang", chỉ qua đào tạo với kỹ thuật tiêm ở mức sơ đẳng. Tâm lý khách hàng thường cảm thấy yên tâm khi được bác sĩ chăm sóc sắc đẹp, nhưng mấy ai biết vị bác sĩ ấy thực sự đến từ bệnh viện uy tín như họ nói hay chỉ là tay ngang, cũng mấy ai mở miệng ra hỏi bằng cấp, nghiệp vụ của bác sĩ hoặc xuất sứ, nguồn gốc loại thuốc đang tiêm lên mặt mình kia có phải Restylane hay là một thứ tạp chất, hoặc kinh khủng hơn là Silicon pha lỏng cực kỳ nguy hiểm như "cú phốt" mà dư luận đang xôn xao mấy ngày nay?

Untitled-1-a0a4d
Một nạn nhân bị vón cục ở cằm và mũi sau khi tiêm phải chất Filler giả nghi là silicon.

Mới đây, vụ việc spa A ở Hà Nội bị một nhân viên và nhiều khách hàng tố cáo trên Facebook rằng đã tiêm chất làm đầy dởm dẫn đến nhiều khách hàng bị lệch mũi, môi và cằm vón cục không tan nổi với những hình ảnh không kém phim kinh dị là mấy, đã thực sự khiến giới làm đẹp tại miền Bắc phải giật mình lo sợ. Cô nhân viên cũ tại spa này, tố cáo chủ là H.P.L dùng silicon thay vì sản phẩm chính hãng mang thương hiệu Restylane (sản phẩm an toàn, được cấp phép trên toàn thế giới) để tiêm vào mũi, môi, cằm cho khách, gây nên những tác hại không lường trước nổi như silicon vón cục vĩnh viễn trên mặt, trái gió trở trời là đau nhức và nguy hiểm hơn là lượng silicon lỏng bơm vào mặt sẽ không bao giờ có thể "nạo" lấy ra được.

Sau khi cô nhân viên lên tiếng chủ của mình tiêm silicon thay vì Restylane để kiếm lợi bất chính, rất nhiều khách hàng đã từng được chủ spa tiêm cũng đồng loạt đứng lên tố, họ còn quay clip và chụp ảnh gương mặt méo mó ở vị trí mũi, môi, cằm. Hầu như ai cũng tỏ ra hoảng loạn vì thông tin mình sẽ phải mang những cục silicon vĩnh viễn trên mặt.

12049155_469614873244273_902923105526960930_n-a0a4d

12074521_469614939910933_8257844902862638988_n-a0a4d
Những hình ảnh đáng sợ mà cô nhân viên cũ tố bà chủ A.H gây ra cho khách
 bằng loạt Filler giả


Hiện tại chủ spa nói trên đã lên tiếng khẳng định việc tố cáo chị dùng filler dởm có xuất xứ không rõ ràng là sai sự thật, cô không hề tiêm chất silicon cho khách mà tiêm filler có xuất xứ rõ ràng. Chủ spa cho biết cũng đã cung cấp toàn bộ giấy tờ về nguồn gốc sản phẩm cho cơ quan điều tra.

Vụ việc chưa đi đến hồi kết, và chắc chắn vẫn còn tốn nhiều giấy mực cũng như sự quan tâm của dư luận. Thế nhưng đây thực sự là cú đánh trời giáng vào việc đặt niềm tin, đặt sắc đẹp của chị em vào tay các cơ sở thẩm mỹ tư nhân, không phải bệnh viện với những trang thiết bị chuyên ngành thẩm mỹ.

Thật lạ là rất nhiều chị em kỹ tính tới mức chọn đi chọn lại, lật lên xuống 1 chiếc áo để tìm ra lỗi trước khi mua, nhưng chỉ nghe truyền miệng hoặc quảng cáo trên Facebook là dễ dàng nằm xuống để người ta tiêm chất gì lên mặt cũng không biết - miễn sao có chiếc mũi thanh tú, môi trái tim gợi cảm hoặc cằm thon gọn, với cái giá đã được chủ spa hứng lên là "giảm 30%, 50% chỉ còn 3 triệu đến 5 triệu" cho một lần tiêm. Sự dễ dãi trong việc làm đẹp đã trở thành cơ hội kiếm tiền cho những chủ spa biết nắm bắt tâm lý khách hàng bây giờ. Có lẽ vì quá nôn nóng có được đường nét của gương mặt theo style nhan nhản hiện nay: cằm nhọn, mũi cao, môi trái tim, mắt nhấn mí..., các cô gái lỡ quên rằng những bà chủ xinh đẹp như hot girl ấy đều đã trải qua phẫu thuật thẩm mỹ, đụng chạm dao kéo với vô vàn đau đớn. Chứ đâu chỉ nằm ra tiêm vài mũi là đã đẹp lên được như vậy?!

Một điều nữa, là ngay cả chủ spa khi nhập thuốc về để tiêm, cũng không lường trước được việc nhập phải thuốc giả từ đầu nậu. Với lượng kiến thức ít ỏi, ngay cả bác sĩ tay ngang cũng không phân biệt được Restylane pha silicon chứ đừng nói các chủ spa chỉ mong kiếm lợi nhuận. Và cuối cùng, người chịu thiệt lại chính là khách hàng dưới những mũi kim không bảo hành kia.

Sau sự việc chủ spa H.P.L - hay còn gọi là Angela H bị tố tiêm silicon vào mặt khách hàng, nhiều chị em từng tiêm Filler tại đây gặp phải tình trạng vón cục tại những điểm tiêm trên mặt, không tan được. Hiện tại, có rất nhiều người lo lắng đặt ra câu hỏi "Nếu bị tiêm silicon lỏng vào mặt thay vì Restylane, sẽ để lại di chứng như thế nào, và làm sao để phân biệt được 2 chất này?" bởi quá hoảng sợ trước những hình ảnh tàn phá gương mặt mà silicon gây nên.

Theo bác sĩ Thúy Phương, bác sĩ đại học Y Hà Nội, chất làm đầy Filler thực chất là tên gọi chung cho những hoạt chất khác nhau, như Collagen dạng tiêm, Acid hyaluronic (Restylane, Perlane, Teoxane, Prevelle…), Radiesse, Sculptra, đều là các nhóm thuộc chất làm đầy Filler. Trong đó, một số chất được cho phép sử dụng trên toàn thế giới, một số khác không an toàn nên đã bị cấm. Hiện tại, Restylane một loại biệt dược, được sử dụng rộng rãi và là nhóm các chất an toàn, có tính tương thích rất cao đối với các mô của cơ thể. Restylane xịn có khả năng gắn kết với các mô, cố định tại chỗ tiêm và tự tiêu khoảng từ 6 tháng đến 1 năm.

Đối lập với Restylane là chất làm đầy trái phép như sillicon lỏng (một loại chất bị cấm) thì rất nguy hiểm cho khách hàng, gây nên hậu quả lớn. Theo các bác sĩ chuyên ngành thẩm mỹ, khi tiêm silicon sẽ dễ dẫn đến nguy cơ viêm tiềm tàng mãn tính, vì các chất silicon không cố định, có thể di chuyển lung tung sau khi tiêm, tạo thành các hạt, cục, gồ nổi cộm, đây là nguyên nhân việc nổi hạt chạy trên vị trí mũi, miệng, cằm của người bị tiêm silicon. Silicon lỏng có giá thành rẻ hơn Restylane nhiều, nhưng sẽ để lại hậu quả khôn lường như da bị kích ứng, nổi cục, nổi u, lở loét biến dạng dẫn tới hoại tử, việc nạo ra khỏi mặt dường như là không thể. Rất ít nơi tại Việt Nam thực hiện được việc nạo, lấy silicon ra khỏi bộ phận cơ thể.
 
Theo Trí Thức Trẻ

Tin tức mới nhất