Cắn rứt lương tâm khi từng vận động học sinh không thi lớp 10
Thừa nhận việc vận động phụ huynh cam kết con không thi lớp 10 vì thành tích, phó hiệu trưởng một trường THCS ở Hà Nội cũng cảm thấy cắn rứt lương tâm.
Sau khi có tin phụ huynh phản ánh việc giáo viên ép họ chuyển trường cho con hoặc cam kết con không thi lớp 10, trường liên quan (THCS Dịch Vọng) cùng Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy phủ nhận sự việc.
Tuy nhiên, phó hiệu trưởng một trường THCS ở Hà Nội bày tỏ từng cắn rứt lương tâm sau mỗi cuộc "vận động" với cha mẹ học sinh.
Nhiều học sinh bị tước quyền thi vào lớp 10 khi trường vận động phụ huynh ký cam kết con không dự thi. Ảnh minh họa: Việt Linh.
Học sinh kém đi thi sẽ kéo thành tích của trường xuống
Phó hiệu trưởng này cho biết sau mỗi đợt thi vào lớp 10, điểm của học sinh từng trường lại cộng lại, chia trung bình cho tổng số học sinh dự thi của trường. Phòng GD&ĐT xếp hạng trường theo từng môn. Thứ hạng thấp ảnh hưởng đến thành tích của trường và ban giám hiệu.
Cô lấy ví dụ lớp có 30 học sinh, trong đó, 5-7 em không học được, nếu thi chỉ được khoảng 1-2 điểm sẽ kéo điểm trung bình toàn trường xuống.
Vì thành tích, trường phải cố vận động học sinh kém, chắc chắn trượt không thi. Điều này dẫn đến tình trạng có năm, một trường có 200 học sinh nhưng gần 100 em không đăng ký thi vào lớp 10 THPT công lập.
Cô nói thêm trong số những học sinh diện “vận động không thi”, một số em không đủ điều kiện tốt nghiệp nếu xét công bằng. Do đó, trường linh động để các em tốt nghiệp với điều kiện cam kết không thi vào lớp 10.
“Một số học sinh chắc chắn trượt nếu thi, kể cả đăng ký vào trường lấy điểm chuẩn rất thấp. Vì thế, trường vận động các con không thi, theo học trường nghề”, phó hiệu trưởng chia sẻ.
Nhưng cũng có một số học sinh “chênh vênh”, đủ điều kiện tốt nghiệp còn nguy cơ trượt lớp 10 đến 70-80%, điểm thi thấp, trường cũng vận động.
Tuy nhiên, cô phủ nhận tình trạng vận động cả học sinh khá không thi vào lớp 10 như một số phụ huynh phản ánh trên mạng xã hội. Cô cho hay với trường hợp này, vận động phụ huynh không cho con thi còn khó hơn việc cố gắng dạy để học sinh trúng tuyển.
Theo lời phó hiệu trưởng, việc vận động không đơn giản. Thậm chí, với một số học sinh học rất kém, giáo viên cảnh báo nếu em này vẫn thi vào lớp 10, trường không xét cho em ấy tốt nghiệp, phụ huynh vẫn sẵn sàng cho con học lại.
“Nói ‘ép' chứ thực tế, việc ép được phụ huynh không đơn giản, trừ khi học sinh có học lực yếu, kém. Con người ta học khá mà trường đòi ép phụ huynh cam kết con không thi rất khó”, cô nói thêm.
Còn việc nếu học sinh vẫn thi, trường sẽ không xét tốt nghiệp, phó hiệu trưởng này cho biết thực ra, đây chỉ là câu trường “dọa” phụ huynh.
Cô giải thích với những trường hợp trượt tốt nghiệp, trường phải giải trình, hồ sơ phức tạp. Do đó, thông thường, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%. Vì thế, nếu phụ huynh “căng” quá, trường vẫn để học sinh thi, thà kéo điểm trung bình xuống còn hơn giải trình.
Lịch thi vào lớp 10 năm 2022 của Hà Nội. Ảnh: N.S.
Thừa nhận làm vậy là phản giáo dục
Phó hiệu trưởng này cho biết khi tư vấn cho phụ huynh việc cho con không thi vào lớp 10 công lập, cô thấy thương các em. Cha mẹ nuôi trẻ chừng đó năm cũng muốn con được tham gia thi nhưng trường lại định hướng cho học sinh học nghề.
Trong khi đó, khác với việc trường nghề, năng khiếu ở nước ngoài được đầu tư phát triển, trường nghề ở nước ta còn chưa tốt, nhiều nơi dạy kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, trường năng khiếu chưa liên kết với các bậc học.
Những trường chất lượng tốt, học phí rất cao song phần lớn gia đình có con học kém lại không khá giả. Đương nhiên, một số nhà vẫn chấp nhận cho con học nghề. Nhưng nhìn chung, kể cả con học kém, đa số phụ huynh vẫn muốn cho con vào trường THPT công lập.
Cô đánh giá công tác phân luồng đang quá muộn. Nước ngoài không chỉ phát triển tốt trường nghề mà còn phân luồng ngay giữa bậc THCS, tức khoảng lớp 7, 8. Những em học văn hóa kém nhưng năng khiếu hoặc định hướng nghề nghiệp sẽ chuyển sang học nghề, năng khiếu.
Còn ở nước ta, đến lớp 9, học sinh gần thi vào lớp 10, trường mới làm công tác phân luồng, dẫn đến tình trạng ép buộc, rất khó cho cả học sinh, phụ huynh, lẫn giáo viên.
Cô chia sẻ thêm khi việc trường ép học sinh chuyển trường hoặc không thi lên lớp 10 nổi trên mạng xã hội, cô bắt gặp những bình luận chỉ trích cách làm này phản giáo dục, trường, giáo viên không được tước quyền học tập của học sinh.
Từ góc độ người ngoài ngành, cô hoàn toàn đồng ý. Thậm chí khi đứng ở vị trí người trong cuộc, thành viên ban giám hiệu một trường THCS, cô cũng ủng hộ quan điểm đó đến 70-80%.
Cô cũng từng trực tiếp tư vấn cho phụ huynh, có người khóc, xin cho con thi vì còn hàng xóm nhìn vào. Biết con chắc chắn trượt, họ vẫn xin cho con thi để bằng bạn bằng bè, sợ con buồn, hụt hẫng nếu không được thi.
“Làm giáo dục, tôi hoàn toàn hiểu tâm lý đó của trẻ và phụ huynh. Đọc bình luận đó, tôi thấy đúng. Bản thân thầy cô khi làm việc này cũng cắn rứt lương tâm. Nhiều giáo viên chủ nhiệm bước ra khỏi phòng đã xin trường cho học sinh thi. Vì thế, tỷ lệ phụ huynh ký cam kết con không thi lớp 10 ở trường tôi rất thấp”, phó hiệu trưởng chia sẻ.
Khi học sinh quyết tâm thi, trường dồn lực để em có thể trúng tuyển. Nhưng làm vậy rất tốn công. Trường đông học sinh rất khó thực hiện.
Cô nói thêm thực ra Bộ GD&ĐT, sở biết tình trạng này từ trước. Ở thời điểm làm giám đốc sở GD&ĐT, tại cuộc họp sơ kết năm học, ông Chử Xuân Dũng từng cấm các trường ép học sinh không thi lớp 10.
Khi có kết quả thi, sở thống kê điểm trung bình theo số lượng học sinh dự thi và tổng học sinh toàn trường. Hai kết quả chênh lệch lớn, sở mới phát hiện trường có nhiều em không thi và yêu cầu trường giải trình. Khi đó, các hiệu trưởng sợ. Tuy nhiên, tình trạng này lại tiếp diễn.
Để chấm dứt việc ép học sinh không thi lên lớp 10, phó hiệu trưởng đề xuất làm công tác phân luồng sớm và tốt hơn. Cô cũng ủng hộ việc bỏ xếp hạng thứ bậc kết quả thi vào lớp 10.
“Chúng ta chỉ nên coi đây là một trong các tiêu chí đánh giá, không quá coi nặng vì như vậy, trường sẽ chạy theo thành tích trong khi môi trường giáo dục còn bao nhiêu giá trị khác nữa”, vị phó hiệu trưởng chia sẻ.
Theo Zing
-
3 giờ trướcTheo cơ quan chức năng, nguyên nhân ban đầu vụ tai nạn liên hoàn tại TP Điện Biên Phủ được xác định là do tài xế xe tải lưu thông trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn 0,974mg/l.
-
4 giờ trướcSau khi nhận thông tin, Ban Giám đốc Công an Tiền Giang chỉ đạo xử lý nhóm thanh niên đốt pháo hoa, nhảy múa trên quốc lộ 1.
-
8 giờ trướcTrong lúc đưa vào nhà, ô tô bất ngờ mất lái lao thẳng vào một phòng giao dịch ngân hàng ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Vụ việc khiến nhân viên bảo vệ hốt hoảng tưởng là cướp.
-
8 giờ trướcCác tỉnh, thành miền Bắc đang rét đậm, rét hại. Dự báo thời gian tới, nhiều đợt không khí lạnh mạnh tiếp tục tăng cường. Khu vực nào ở Việt Nam nguy cơ xảy ra tuyết và băng giá?
-
10 giờ trướcTrước thời điểm giết vợ chồng em gái thứ 3 vì mâu thuẫn đất đai, nghi phạm Lê Văn Hùng từng chém em út nhiều lần nhưng không thành.
-
12 giờ trướcMột thầy giáo trường chuyên ở Nghệ An đã bày tỏ trăn trở liên quan đến những quy định về dạy thêm, học thêm; đặc biệt là việc dạy thêm trong trường hợp nhu cầu có thực và chính đáng.
-
13 giờ trướcAeon Xuân Thủy hướng đến sinh viên, nhân viên văn phòng, gia đình trẻ và các gia đình đa thế hệ tại khu vực quận Cầu Giấy.
-
16 giờ trướcÔng Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ vào ngày 20/1 tới tại Washington DC. Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực trong hòa bình.
-
16 giờ trướcNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.
-
1 ngày trướcDự báo thời tiết 11/1/2025, do không khí lạnh tiếp tục tăng cường, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa - Nghệ An trời rét đậm, riêng vùng núi và trung du Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại. Trong đợt rét này, vùng núi cao có nơi nhiệt độ thấp nhất dưới 3 độ.
-
1 ngày trướcCác nhân viên kỹ thuật sửa chữa tín hiệu đang triển khai lắp đặt mũi tên cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ ở 50 giao lộ tại TPHCM.
-
1 ngày trướcVì mâu thuẫn trong việc đón, trả khách trước cổng bệnh viện, 3 tài xế xe ôm truyền thống và 1 tài xế xe công nghệ đã hỗn chiến bằng dao, gậy. Kết quả 4 người cùng bị bắt giữ.
-
1 ngày trướcChỉ vì mâu thuẫn nhỏ trên đường phố, tài xế ô tô đã nhiều lần xuống xe đánh người, dùng gạch đá tấn công người khác.
-
1 ngày trướcTòa án tối cao Mỹ ngày 9/1 (giờ Mỹ, tức sáng 10/1 giờ Việt Nam) đã bác bỏ yêu cầu khẩn cấp của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc hoãn phiên tòa liên quan đến việc dùng tiền bịt miệng diễn viên Stormy Daniel, mở đường cho việc ông sẽ bị tuyên án vào ngày 10/1, chỉ 10 ngày trước khi...
-
1 ngày trướcCông an phường Phạm Ngũ Lão đồng loạt kiểm tra quán bar có biểu hiện nghi vấn và bắt quả tang nhiều người sử dụng bóng cười.
-
1 ngày trướcDo đèn tín hiệu giao thông ở cửa ngõ TPHCM bị hư, nhiều tài xế sợ bị phạt lỗi vượt đèn đỏ nên dừng ô tô chờ, còn người đi xe máy dẫn bộ phương tiện vượt giao lộ.
-
1 ngày trướcDù đã đạt được những kết quả nổi bật hơn so năm 2023, lãnh đạo Sở ATTP TPHCM vẫn cho rằng cơ quan này chưa đủ lực lượng, khả năng, nhiệm vụ để xử lý các vi phạm.
-
1 ngày trướcTrong lúc ăn cơm trưa, nhóm người uống rượu ngâm rễ cây khiến 5 trường hợp nhập viện trong đó 1 người tử vong.
-
1 ngày trướcĐiều khiển ô tô khách loại 29 chỗ đi lên cầu vượt Tây Sơn - Thái Hà (Hà Nội), dẫn đến mắc kẹt tại thanh giới hạn chiều cao, tài xế bị CSGT lập biên bản xử phạt.
-
1 ngày trướcĐể đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không đã thuê ướt nhiều máy bay với hàng trăm nghìn ghế.
Tin tức mới nhất
-
5 giờ trước
-
5 giờ trước