'Tôi là nạn nhân của bắt nạt học đường'
Với không ít người, thời học sinh là chuỗi ngày đau thương gắn liền với ký ức bị bắt nạt bởi bạn bè đồng trang lứa.
Năm 10 tuổi, lần đầu tiên Minh Ngọc (22 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhận thức về khái niệm "bắt nạt học đường". Vốn là nữ sinh năng động, cởi mở, cô hoàn toàn sốc khi bị bạn cùng lớp dọa nạt, tẩy chay.
"Mình nhớ rõ hồi lớp 5, Quỳnh Anh - bạn gái nổi bật nhất lớp - đã kêu gọi các bạn khác bắt nạt mình vì 'nhìn không vừa mắt'. Mỗi lần đi học, mình phải đối diện với ánh mắt thiếu thân thiện và lời mỉa mai của mọi người. Thậm chí, có lần mình còn bị các bạn dùng kéo cắt chăn trong giờ ngủ trưa", Ngọc kể.
Ký ức khiến Ngọc ám ảnh nhất là vào một giờ ra chơi, cô bị bạn học gọi vào nhà vệ sinh để "nói chuyện riêng".
"Chỉ vì đi trùng đôi giày với bạn ấy mà mình bị quy chụp là học đòi. Quỳnh Anh dọa sẽ vứt giày của mình nếu còn thấy mình đi chúng một lần nữa", cô nói.
Suốt quãng thời gian ấy, Ngọc luôn cảm thấy bất an mỗi khi đến trường. Cô chọn cách sống thu mình để bảo vệ bản thân và không dám chia sẻ chuyện này với ai, kể cả gia đình hay giáo viên.
"Những trải nghiệm ấy thật sự quá sức với một đứa trẻ. Đến tận bây giờ, mình vẫn tự hỏi vì sao họ lại đối xử như thế với mình", Ngọc trải lòng.
Lớp 5, Minh Ngọc trở thành mục tiêu bắt nạt của bạn học chỉ vì "nhìn không vừa mắt". Ảnh minh họa: Naver.
Ngày nào đi học về cũng khóc
Giống như Minh Ngọc, Anh Tú (21 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng là nạn nhân của bắt nạt học đường. Từ một cô bé được bạn bè yêu mến, Tú bỗng trở thành đối tượng bị cả lớp tẩy chay, chế giễu ngoài đời và trên mạng.
"Hồi lớp 8, đột nhiên mình bị cả lớp cô lập. Không một ai muốn nói chuyện cùng mình, kể cả nhóm bạn thân nhất. Các bạn thậm chí còn chụp lén ảnh mình để cười đùa với nhau. Ngày nào đi học về mình cũng khóc, khiến gia đình lo lắng rất nhiều", Tú chia sẻ.
Vài năm sau, cô mới biết nguyên nhân đằng sau sự xa lánh của bè bạn.
"Hóa ra, mình lỡ 'cảm nắng' chung một bạn nam với cô bạn 'có tiếng nói' trong lớp nên mới bị gạt ra ngoài. Chỉ vì thế mà mình phải chịu sự bắt nạt của bạn bè suốt cả năm học", Tú nhớ lại.
Bị cô lập, đặt điều nói xấu, chụp lén ảnh bởi bạn học, Anh Tú đã trải qua những ngày tháng cấp 2 vô cùng khó khăn. Ảnh minh họa: Getty.
Nạn bắt nạt, bạo lực học đường không chỉ xảy ra với nữ giới như mọi người thường nghĩ. Trên thực tế, theo nghiên cứu về hành vi bắt nạt ở 583 học sinh THCS của Thạc sĩ Lê Thanh Hà (Đại học Sư phạm Hà Nội 2), tỷ lệ nạn nhân là học sinh nam cao hơn nữ.
Ví như trường hợp của Duy Mạnh (24 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Những năm tháng THCS của cậu gắn liền với việc bị bạn bè ức hiếp. Đến giờ, Mạnh vẫn chưa tìm được nguyên nhân khiến mình trở thành mục tiêu trong mắt những kẻ bắt nạt.
"Hồi đó, tính mình khá dè dặt và ngoại hình không ấn tượng. Có thể những đặc điểm đó khiến một số bạn trong lớp không ưa mình, đặc biệt là cô bạn cùng bàn. Bạn ấy luôn tỏ ra khó chịu với mình mỗi khi đi học, tìm lý do để chì chiết mình", Mạnh hồi tưởng.
Tỷ lệ nam sinh là nạn nhân của bắt nạt, bạo lực học đường có xu hướng cao hơn nữ sinh. Ảnh: Getty.
Vụ việc để lại trong chàng trai ký ức tồi tệ nhất là vào một tiết học, người bạn cùng bàn liên tục buông lời chế nhạo "Mạnh bốc mùi" trước tập thể. Ở tuổi dậy thì, ngoại hình là một trong những vấn đề nhạy cảm của bất kỳ nam, nữ sinh nào. Bởi vậy, hành động của bạn học khiến Mạnh cảm thấy rất tự ti.
"Mặc dù mình đã giải thích rằng đó là do lăn khử mùi - vật dụng thông dụng của học sinh tuổi mới lớn, bạn ấy vẫn liên tục la lối, thậm chí còn giơ tay xin giáo viên chủ nhiệm chuyển chỗ vì 'không chịu được mùi hôi'. Khi cô giáo yêu cầu mình đứng dậy để hỏi chuyện, mình đã bật khóc vì quá xấu hổ", Mạnh nói.
Những vết sẹo đi theo năm tháng
Việc bị bạn bè bắt nạt đã biến quãng đời học sinh của Minh Ngọc và Anh Tú thành chuỗi ngày sống trong bất an. Cả hai từng có tâm lý chán nản khi đến trường và sợ phải đối mặt với bạn cùng lớp.
"Khoảng thời gian ấy khó khăn đến mức mình chỉ muốn biến mất khỏi tầm mắt của mọi người để không bị soi mói, dọa nạt. Mình còn xin mẹ cho nghỉ học, chuyển lớp nhưng không dám kể ngọn nguồn câu chuyện", Ngọc nói.
Sợ bị ức hiếp ở trường, nhiều nạn nhân nảy sinh cảm giác chán nản, sợ sệt mỗi lần tới lớp. Ảnh: Getty.
Còn với Duy Mạnh, từ sau lần bị chế giễu trước lớp, cậu ngày càng trở nên khép kín, tách mình khỏi tập thể nhằm tránh thu hút sự chú ý. Tuy nhiên, trò đùa dai không vì thế mà dừng lại.
Không ít lần, Mạnh đã phản kháng lại những hành vi ác ý nhắm vào mình.
"Có lần, mình bị bạn cùng lớp giật lấy túi đựng bút, lục lọi đồ bên trong rồi làm rách. Lần đó, mình đã lớn tiếng trách cứ khiến bạn nam này khó chịu và đấm vào mặt mình. Sau đó, bạn ấy phải viết tường trình và xin lỗi mình", anh chàng kể.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có can đảm đứng lên chống trả khi bị ức hiếp như Duy Mạnh. Theo điều tra của Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, 60% học sinh bị bắt nạt ở trường chọn cách chịu đựng, không chia sẻ với gia đình, thầy cô hay bạn bè.
Phần đông nạn nhân cho rằng lên tiếng về vấn nạn bắt nạt chỉ khiến những trò chọc phá trở nên kinh khủng hơn; số khác lại nghĩ không ai có thể giúp đỡ họ, kể cả người lớn.
"Người lớn chỉ xem đó là chuyện trẻ con 'trêu đùa' nhau chứ không có gì to tát. Đã có lần mình bị giáo viên lờ đi khi giơ tay báo cáo chuyện bị chọc phá trong giờ học", Mạnh tâm sự.
Nhiều trẻ em lo sợ rằng việc chia sẻ với người lớn sẽ khiến những trò bắt nạt thêm kinh khủng và không ai có thể giúp được mình. Ảnh: Getty.
Xuất phát từ tâm lý khao khát thể hiện cái tôi ở tuổi dậy thì, những kẻ bắt nạt đã biến những ngày đến trường, vốn phải để lại kỷ niệm đẹp cho lớp trẻ, thành khoảng thời gian muốn quên mà chẳng thể xóa mờ đối với các nạn nhân.
Mặc dù đã vượt qua giai đoạn khó khăn ấy, nhiều người chia sẻ rằng những cảm xúc buồn bã, xót xa khi bị bắt nạt vẫn hiển hiện trong ký ức của họ.
"Thực ra với mình, câu chuyện bắt nạt đã khép lại khi ra trường. Mình không còn trách móc các bạn ấy nữa. Thế nhưng, cảm giác bất lực vào lúc ấy khiến mình không thể nào quên được", Anh Tú bộc bạch.
Tuy nhiên, đối với không ít người, quá khứ bị ức hiếp ở trường đã trở thành vết sẹo đeo bám họ suốt cả cuộc đời. Đã có nhiều trường hợp trẻ em suy sụp tinh thần, nảy sinh chướng ngại tâm lý, thậm chí chấm dứt cuộc đời khi còn quá trẻ vì bắt nạt học đường.
"Mình tin rằng với không ít người, ký ức đó là vết sẹo không thể nào xóa nhòa. Kể từ lần đầu nếm mùi bắt nạt học đường, mình đã thay đổi hoàn toàn - kín tiếng hơn, tâm lý yếu hơn, cũng không cởi mở kết bạn vì sợ bị đối xử tệ bạc", Minh Ngọc nói.
Bắt nạt học đường, đáng buồn thay, lại là hiện tượng phổ biến trong các trường học trên toàn thế giới. Theo nhiều chuyên gia, dù với bất kỳ lý do hay hình thức nào, đây cũng là hành vi đáng lên án và cần phải chấm dứt để môi trường học đường trở thành nơi an toàn cho mọi trẻ em.
* Tên nhân vật trong bài viết đã được thay đổi.
Theo Zing
-
5 giờ trướcNữ streamer đình đám chia sẻ khoảnh khắc một mình hậu kết hôn.
-
6 giờ trướcCư dân mạng đang nhiệt tình "đẩy thuyền" cho DJ Wukong và Quyên Qui.
-
8 giờ trướcTan chảy con tim vì khoảnh khắc này…
-
9 giờ trướcHằng Du Mục không khỏi ấm ức khi nhắc lại câu chuyện đầy cảm lạnh giữa cô và Dịch Dương.
-
10 giờ trướcBTV Thu Hà khiến khán giả yêu mến bởi tài năng lẫn nhan sắc xinh đẹp. Để có được sắc vóc như vậy, nữ BTV cũng phải chú ý trong việc siết cân, giữ dáng.
-
11 giờ trướcMàn về đích ấn tượng giúp Lê Tiến Trọng Nghĩa giành vòng nguyệt quế trận tuần 3 và tấm vé chơi trận tháng 1 quý I Đường lên đỉnh Olympia 25.
-
14 giờ trướcGần một năm trở lại đây, người phụ nữ chỉ ngủ 1-2 tiếng/ngày, trằn trọc không sâu giấc, phải nhập viện tâm thần.
-
14 giờ trướcBố mẹ tóc đen nhưng chị Tú có mái tóc đỏ đều, đẹp, phần lông mi cũng có màu hơi đỏ.
-
14 giờ trướcĐã 2 năm trôi qua, khoảnh khắc này bỗng nhiên viral trở lại trên MXH.
-
15 giờ trướcNhiều người quan tâm đến cú đụng độ duyên nợ này.
-
16 giờ trướcMột trò chơi vô cùng nguy hiểm đang trở thành xu hướng trong các trường học Trung Quốc, khiến cơ quan quản lý phải ra cảnh báo.
-
19 giờ trướcBà Kamala Harris gây bất ngờ khi xuất hiện trong chương trình hài kịch “Saturday Night Live”. Chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump sau đó lên tiếng chỉ trích Phó Tổng thống Mỹ.
-
1 ngày trướcMột trong những "thuật ngữ" đang được gen Z sử dụng thường xuyên thời gian gần đây chính là "tẻn tẻn", vậy "tẻn tẻn" nghĩa là gì?
-
1 ngày trướcĐể giúp người bán bánh mỳ dẹt có tiền trả viện phí và chăm sóc người vợ mắc ung thư, cả hàng dài sinh viên và người dân đứng chờ mua bánh của ông.
-
1 ngày trướcPhát hiện cô gái "ăn chùa" ở đám cưới người lạ, nhiều cư dân mạng đã vào trang cá nhân của cô để chỉ trích.
-
1 ngày trướcĐiều trùng hợp đem đến cho cặp đôi mối duyên lành. Họ đã vượt qua thử thách về thời gian, khoảng cách địa lý để có cái kết viên mãn.
-
2 ngày trướcSự bùng nổ công nghệ đã mở ra một thế giới trực tuyến rộng lớn, nơi các bạn trẻ có thể dễ dàng hòa mình vào mạng xã hội ngay từ sớm. Tuy nhiên, khi chưa đủ khả năng phân biệt rõ ràng giữa giá trị thật và giả, rất dễ bị cuốn hút bởi hình ảnh hào nhoáng, lối sống xa hoa của người nổi tiếng...
-
2 ngày trướcMặc dù cực hiếm khi Minh Hà khoe hàng hiệu hay tiền bạc lên mạng xã hội, song thông qua những hình ảnh đời thường của cô nhiều người cũng biết được nữ MC có cuộc sống vô cùng giàu có.
Tin tức mới nhất
-
5 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
8 ngày trước