Đọt mọt - Lá dại bỗng thành đặc sản

Cây đọt mọt phát triển mạnh mẽ mà không cần nhiều sự chăm sóc

Đọt mọt còn có tên gọi khác là đọt lụa bởi lá của cây này mỏng như lụa, mềm và mịn như nhung, phơn phớt vàng như màu tơ tằm. Khi ăn, lá đọt mọt có vị chua, hơi chát.

Cây đọt mọt được tìm thấy nhiều ở khu vực Đông Á. Các nước Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Lào, Việt Nam,... Chúng thường sinh trưởng tốt ở các khu vực ven biển, ven rừng ngập mặn có thủy triều lên xuống.

Trước đây, cây đọt mọt được trồng ở hàng rào, trồng làm cảnh lấy bóng mát, mọi người vẫn hái lá và đọt non để ăn nhưng không ai mang ra chợ bán. Song vài năm trở lại đây chúng bỗng trở thành loại lá đặc sản được dân thành phố "săn lùng".


Sử dụng làm rau ăn kèm trong bữa ăn

"Từ lâu, người dân Tây Ninh, An Giang đã sử dụng thứ lá rừng này trong bữa cơm hằng ngày. Chúng được ăn với cá bống, cá cơm, cá lòng tong và các món cá kho tiêu, kho tộ khác. Mấy năm gần đây, lá đọt mọt được biết tới nhiều hơn, thành đặc sản có hương vị lạ lẫm được các du khách và người dân ở thành phố "săn lùng"", anh Tú Hữu (30 tuổi, Tây Ninh) cho biết.

Hiện một số hộ dân ở Tây Ninh cũng trồng cây đọt mọt để hái lá và đọt non để bán cho thương lái, nhập vào các nhà hàng, quán ăn để kiếm thêm thu nhập.

Trên chợ mạng và một số cửa hàng bán đặc sản vùng miền, lá đọt mọt được bán với giá khoảng 70.000-90.000 đồng/kg.

Đọt mọt dùng trong món ăn gì?


Người ta sẽ chọn những lá lụa còn non để làm rau sống ăn kèm trong bữa cơm

Người miền Tây thường ăn kèm loại rau này như một loại rau sống, thường được dùng với các món cá kho. Cá bống kho, cá lòng tong kho, cá linh kho hay cá cơm kho đều ăn cùng với lá lụa rất ngon. Cuộn một ít lá lụa chấm với nước cá kho thì quả là tuyệt vời. Hương vị thơm mát, chua chua của lá lụa hòa quyện với vị mằn mặn, ngòn ngọt của cá kho khiến cho món ăn thêm phần hấp dẫn.

Ngoài ra, lá lụa cũng thường được ăn kèm với các món mắm kho, bánh xèo. Đặc biệt, nhiều người ăn bánh xèo mà thiếu đi lá lụa thì có cảm giác như thiếu vắng linh hồn của món ăn, khiến món này kém ngon hơn nhiều.

Các tỉnh Vĩnh Long, An Giang thì lại rất chuộng món cá lòng tong đá kho tộ với lá lụa. 

Người ta sẽ chọn những lá lụa còn non để làm rau sống ăn kèm trong bữa cơm. Lá mọt non rất mềm, mỏng và mịn như nhung. Rau này ăn kèm với lẩu mắm, bánh xèo hoặc chấm cá kho đều được. Dù được ăn kèm với nhiều loại rau khác cùng lúc, nhưng lá lụa vẫn nổi bật lên các vị chua chua, chát chát vương lại trong cổ họng.

Tác dụng chữa bệnh của đọt mọt


Dùng trong Y học phương Tây

Lá đọt mọt thường được sử dụng trong Đông Y như một loại thuốc. Người Ấn Độ thường sử dụng lá đọt mọt được đun sôi cùng sữa tươi và mật ong để đắp lên vùng da bị bệnh.

Ngoài ra, tinh dầu từ hạt cây đọt mọt cũng có tác dụng trong việc chữa bệnh ngoài da. Ngoài ra, phần rễ của cây cũng được sử dụng như một loại thuốc diệt giun.

Ngoài ra, cây đọt mọt còn có tính kháng khuẩn. Thành phần của cây bao gồm phytochemical có tác dụng chống viêm nướu, giảm đường và saponin. Do đó, cây đọt mọt có khả năng chống lại các loại vi khuẩn như E. coli, Vibrio cholerae, Enterococci, S.sonnei, S.aureus, S.typhi, S.flexneri. Hơn nữa, cây đọt mọt cũng giúp giảm lượng đường glucose trong máu, ổn định đường huyết và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Theo Sức khỏe đời sống